Hoạt động 1. Tìm hiểu tư duy phản biện trang 27 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Cánh DiềuTrao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện. Gợi ý: - Có chính kiến - Biết rõ những điểm mạnh của bản thân - Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin - Ứng phó được với trạng thái căng thẳng của bản thân - Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau - Không phàn nàn khi gặp khó khăn, thử thách - Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận - Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn - Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề - Luôn tìm kiếm cách giải quyết khó khăn - Không đổ lỗi cho người khác về chuyện đã xảy ra - Học hỏi, kết nối với những người luôn suy nghĩ lạc quan - Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm - Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề. Phương pháp giải: + Trước hết cần hiểu :Tư duy phản biện đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu. + Từ đó xác định được những ý là biểu hiện của tư duy phản biện, Lời giải chi tiết: + Những ý là biểu hiện của tư duy phản biện: - Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin - Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau - Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận - Đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề - Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm - Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề Câu 2 Thảo luận về các bước hình thành tư duy phản biện và nêu ví dụ minh hóa. Gợi ý:
Phương pháp giải: + Các bước hình thành tư duy phản biện: Có mấy bước hình thành? Hình thành tư duy phản biện như nào? Mỗi bước có nội dung ra sao? + Đưa ra ví dụ minh họa: hoàn cảnh như nào? Nhân vật thể hiện tư duy phản biện ra sao? Lời giải chi tiết: + Các bước hình thành tư duy phản biện: - Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện: đánh giá đúng nội dung, cách thức mà vấn đề đang đề cập để từ đó đưa ra tư duy phản biện phù hợp, logic, tránh lạc đề, lan man… - Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan: sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin dữ liệu; có thông tin, dữ liệu bạn mới có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về vấn đề để hình thành nên tư duy về vấn đề đó. - Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá: sau khi đã thu thập thông tin, bạn cần phân tích và tổng hợp thông tin đó để đánh giá xem thông tin mình tìm đã phù hợp với vấn đề đang bàn luận hay chưa; thông tin đã giúp mình hình thành như nào tư duy phản biện và đánh giá, so sánh vấn đề ấy với vấn đề khác. - Bước 4: Thể hiện quan điểm cá nhân: sau những bước trên, em nhận thấy vấn đề đó đã được mình giải quyết thấu đáo hay chưa hay còn cần chỉnh sửa và vấn đề đó có ý nghĩa như nào với cuộc sống của chúng ta. Từ đó, đưa ra kết luận về vấn đề cần bàn luận. + Ví dụ minh họa: - Nhà văn sắp xếp ý tưởng cho các tình tiết của câu chuyện một cách hợp lý bằng cách xem xét động cơ và tính cách của các nhân vật. - Chủ doanh nghiệp tính toán trước những ảnh hưởng do dịch Covid - 19 gây ra để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. - Huấn luyện viên bóng đá bàn luận giữa giờ để vạch ra chiến thuật mới để ghi bàn thắng vào lưới đối phương,...
Quảng cáo
|