Trắc nghiệm Bài 7. Tốc độ của chuyển động - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Bạn B đi từ nhà đến trường hết 25 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?

  • A

    7500 m

  • B

    750 m

  • C

    125 m

  • D

    1250 m

Câu 2 :

Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ đến siêu thị là 0,6 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?

  • A

    10 phút

  • B

    20 phút

  • C

    30 phút

  • D

    40 phút

Câu 3 :

Một bạn đạp xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, xuất phát từ nhà lúc 6h30 phút và đến trường lúc 7h5 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường 6 km. Tốc độ của bạn đó là bao nhiêu?

  • A

    2 m/s

  • B

    2,5 m/s

  • C

    2,86 m/s

  • D

    3 m/s.

Câu 4 :

Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống

a) 10 m/s

=

km/h


b) 60 m/phút =

m/s


c) 54 km/h =

m/s


d) 10 km/s =

km/h

Câu 5 :

Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là gì?

  • A

    m/s

  • B

    km/phút

  • C

    m/h

  • D

    m/phút.

Câu 6 :

Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?

  • A

    Quãng đường

  • B

    Tốc độ

  • C

    Thời gian

  • D

    Đồng hồ

Câu 7 :

Biểu thức tính tốc độ chuyển động của vật là:

  • A

    \(v = \frac{s}{t}\)

  • B

    \(v = \frac{t}{s}\)

  • C

    \(v = \frac{t}{{{s^2}}}\)

  • D

    \(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)

Câu 8 :

Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?

  • A

    So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.

  • B

    So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường.

  • C

    So sánh quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Câu 9 :

Tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h. Một ô tô chuyển động qua cung đường với tốc độ là 16 m/s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ giới hạn không và nếu có vượt quá thì vượt quá bao nhiêu m/s?

  • A

    Vượt quá 0,68 m/s

  • B

    Vượt quá 1 m/s

  • C

    Vượt quá 2 m/s

  • D

    Không vượt quá tốc độ quy định

Câu 10 :

Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi lại và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 4 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là bao nhiêu?

  • A

    14 m/s

  • B

    15 m/s

  • C

    16 m/s

  • D

    17 m/s

Câu 11 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số phải chọn ở chế độ nào?

 

  • A

    Chế độ A

  • B

    Chế độ B

  • C

    Chế độ A + B

  • D

    Chế độ A \( \leftrightarrow \) B

Câu 12 :

Cho hình vẽ về đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Các bước thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian và cổng quang điện:

  1. Tính quãng đường từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)
  2. Quan sát thời gian hiện số trên đồng hồ, từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi
  3. Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s
  4. Bấm nút ở nam châm điện để viên bi bắt đầu chuyển động

Cách sắp xếp các bước đúng là?

  • A

    1 – 2 – 3 – 4.

  • B

    3 – 1 – 4 – 2.

  • C

    1 – 3 – 4 – 2.

  • D

    3 – 4 – 1 – 2.

Câu 13 :

Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành, cần thực hiện các bước sau:

  1. Dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
  2. Đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.
  3. Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
  4. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.

Trình tự đúng các bước đo tốc độ là?

  • A

    1 – 2 – 3 – 4

  • B

    1 – 4 – 3 – 2

  • C

    1 – 4 – 2 – 3

  • D

    1 – 3 – 2 – 4

Câu 14 :

Khi thực hiện phép đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây, cần thực hiện đo ít nhất mấy lần?

  • A

    2 lần

  • B

    3 lần

  • C

    4 lần

  • D

    5 lần

Câu 15 :

Tốc kế trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy dùng để làm gì?

  • A

    Đo tốc độ của phương tiện

  • B

    Đo quãng đường đi được của phương tiện

  • C

    Đo thời gian đi được của phương tiện

  • D

    Đo vận tốc trung bình của phương tiện.

Câu 16 :

Khi đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây, có mấy cách đo tốc độ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 17 :

Dụng cụ nào sau đây dùng để đo tốc độ?

  • A

    Đồng hồ bấm giây

  • B

    Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

  • C

    Máy bắn tốc độ

  • D

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 18 :

Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

  • A
    Trần Ổi      
  • B
    Nguyễn Đào
  • C
    Ngô Khế
  • D
    Lê Mít
Câu 19 :

Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?


  • A
    v = 40 km/h
  • B
    v = 666,7 m /ph.
  • C
    v = 4km/ph
  • D
    v = 11,1 m/s.
Câu 20 :

Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:

  • A
    3 km.
  • B
     4 km.
  • C
    6 km/h. 
  • D
    9 km.
Câu 21 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A

    \(t = 0,15\) giờ.

  • B

    \(t = 15\) giây.

  • C

    \(t = 2,5\) phút.

  • D

    \(t = 14,4\) phút.

Câu 22 :

Một người đi xe máy trong \(6\) phút được quãng đường \(4km\). Vận tốc chuyển động của người đó là:

  • A

    \(v = 40km/s\).

  • B

    \(v = 400m/ph\).

  • C

    \(v = 4km/ph\).

  • D

    \(v = 11,1m/s\).

Câu 23 :

Một xe đạp đi với vận tốc \(12km/h\). Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  • A

    Thời gian đi của xe đạp.

  • B

    Quãng đường đi của xe đạp.

  • C

    Xe đạp đi \(1\) giờ được \(12km\).

  • D

    Mỗi \(km\) xe đạp đi trong \(12\) giờ.

Câu 24 :

Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)

  • A

    \(5100m\)

  • B

    \(5000m\)

  • C

    \(5200m\)

  • D

    \(5300m\)

Câu 25 :

Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)

(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)

(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)

(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)

  • A

    (1), (2), (3), (4)

  • B

    (3), (2), (1), (4)

  • C

    (3), (1), (2), (4)

  • D

    (3), (1), (4), (2)

Câu 26 :

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

  • A

    Nguyễn Chang

  • B

    Nguyễn Đào

  • C

    Nguyễn Mai

  • D

    Nguyễn Lịch

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bạn B đi từ nhà đến trường hết 25 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?

  • A

    7500 m

  • B

    750 m

  • C

    125 m

  • D

    1250 m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mối liên hệ giữa tốc độ, quãng đường và thời gian: s = v.t

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt

v = 5 m/s

t = 25 phút = 25.60 s = 1500 s

s = ?

Lời giải:

Quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là:

s = v.t = 5.1500 = 7500 (m)

Câu 2 :

Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ đến siêu thị là 0,6 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?

  • A

    10 phút

  • B

    20 phút

  • C

    30 phút

  • D

    40 phút

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mối liên hệ giữa tốc độ, quãng đường và thời gian là: \(t = \frac{s}{v}\)

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt

s = 0,6 km = 600 m

v = 0,5 m/s

t = ?

Lời giải:

Thời gian bạn A đến thư viện là:

\(t = \frac{s}{v} = \frac{{600}}{{0,5}} = 1200(s) = \frac{{1200}}{{60}}phút = 20 phút\)

Câu 3 :

Một bạn đạp xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, xuất phát từ nhà lúc 6h30 phút và đến trường lúc 7h5 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường 6 km. Tốc độ của bạn đó là bao nhiêu?

  • A

    2 m/s

  • B

    2,5 m/s

  • C

    2,86 m/s

  • D

    3 m/s.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính tốc độ:

\(v = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

+ v: Tốc độ chuyển động (m/s).

+ s: Quãng đường vật đi được (m)

+ t: Thời gian vật chuyển động (s).

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt:

s = 6 km = 6000 m

t = 7h 5 phút – 6h 30 phút = 35 phút = 2100 s

v = ?

Lời giải:

Tốc độ đạp xe của bạn đó là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{6000}}{{2100}} \approx 2,86(m/s)\)

Câu 4 :

Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống

a) 10 m/s

=

km/h


b) 60 m/phút =

m/s


c) 54 km/h =

m/s


d) 10 km/s =

km/h

Đáp án

a) 10 m/s

=

km/h


b) 60 m/phút =

m/s


c) 54 km/h =

m/s


d) 10 km/s =

km/h

Phương pháp giải :

\(\begin{array}{l}1km/h = \frac{{1000m}}{{3600s}} = \frac{1}{{3,6}}m/s\\1m/s = 3,6km/h\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

a) 10 m/s = 10.3,6 km/h = 36 km/h

b) \(60m/phút = \frac{{60m}}{{60s}} = 1m/s\)

c) \(54km/h = \frac{{54}}{{3,6}}m/s = 15m/s\)

d) \(10km/s = \frac{{10km}}{{\frac{1}{{3600}}h}} = 36000km/h\)

Câu 5 :

Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là gì?

  • A

    m/s

  • B

    km/phút

  • C

    m/h

  • D

    m/phút.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h.

Câu 6 :

Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?

  • A

    Quãng đường

  • B

    Tốc độ

  • C

    Thời gian

  • D

    Đồng hồ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học.

Lời giải chi tiết :

Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.

Câu 7 :

Biểu thức tính tốc độ chuyển động của vật là:

  • A

    \(v = \frac{s}{t}\)

  • B

    \(v = \frac{t}{s}\)

  • C

    \(v = \frac{t}{{{s^2}}}\)

  • D

    \(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biểu thức tính tốc độ trong chuyển động thẳng đều: \(v = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

+ v: Tốc độ chuyển động (m/s).

+ s: Quãng đường vật đi được (m)

+ t: Thời gian vật chuyển động (s).

Lời giải chi tiết :

Biểu thức của tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)

Câu 8 :

Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?

  • A

    So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.

  • B

    So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường.

  • C

    So sánh quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:

+ Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

+ Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Câu 9 :

Tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h. Một ô tô chuyển động qua cung đường với tốc độ là 16 m/s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ giới hạn không và nếu có vượt quá thì vượt quá bao nhiêu m/s?

  • A

    Vượt quá 0,68 m/s

  • B

    Vượt quá 1 m/s

  • C

    Vượt quá 2 m/s

  • D

    Không vượt quá tốc độ quy định

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 m/s = 3,6 km/h

\(1km/h = \frac{1}{{3,6}}m/s\)

Lời giải chi tiết :

Đổi \(60km/h = \frac{{60}}{{3,6}}m/s \approx 16,67m/s\)

Ô tô đi với tốc độ 16 m/s => Ô tô không vượt quá tốc độ quy định

Câu 10 :

Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi lại và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 4 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là bao nhiêu?

  • A

    14 m/s

  • B

    15 m/s

  • C

    16 m/s

  • D

    17 m/s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

+ v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)

+ s: quãng đường vật đi được (m)

+ t: thời gian vật chuyển động (s)

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt

s = 4 m

t = 0,25 s

v = ?

Lời giải:

Tốc độ chuyển động của ô tô là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{4}{{0,25}} = 16(m/s)\)

Câu 11 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số phải chọn ở chế độ nào?

 

  • A

    Chế độ A

  • B

    Chế độ B

  • C

    Chế độ A + B

  • D

    Chế độ A \( \leftrightarrow \) B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Đồng hồ đo thời gian hiện số được chọn ở chế độ A \( \leftrightarrow \) B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

Câu 12 :

Cho hình vẽ về đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Các bước thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian và cổng quang điện:

  1. Tính quãng đường từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)
  2. Quan sát thời gian hiện số trên đồng hồ, từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi
  3. Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s
  4. Bấm nút ở nam châm điện để viên bi bắt đầu chuyển động

Cách sắp xếp các bước đúng là?

  • A

    1 – 2 – 3 – 4.

  • B

    3 – 1 – 4 – 2.

  • C

    1 – 3 – 4 – 2.

  • D

    3 – 4 – 1 – 2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Các bước thực hiện đúng khi đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

+ Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s

+ Bước 2: Tính quãng đường từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)

+ Bước 3: Bấm nút ở nam châm điện để viên bi bắt đầu chuyển động

+ Bước 4: Quan sát thời gian hiện số trên đồng hồ, từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi.

=> Cách sắp xếp đúng là: 3 – 1 – 4 – 2.

Câu 13 :

Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành, cần thực hiện các bước sau:

  1. Dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
  2. Đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.
  3. Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
  4. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.

Trình tự đúng các bước đo tốc độ là?

  • A

    1 – 2 – 3 – 4

  • B

    1 – 4 – 3 – 2

  • C

    1 – 4 – 2 – 3

  • D

    1 – 3 – 2 – 4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Các bước đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành:

+ Bước 1: Dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

+ Bước 2: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.

+ Bước 3: Đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

+ Bước 4: Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

=> Các bước thực hiện đúng là: 1 – 4 – 2 – 3.

Câu 14 :

Khi thực hiện phép đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây, cần thực hiện đo ít nhất mấy lần?

  • A

    2 lần

  • B

    3 lần

  • C

    4 lần

  • D

    5 lần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Khi thực hiện phép đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây, cần thực hiện ít nhất 3 lần đo

Câu 15 :

Tốc kế trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy dùng để làm gì?

  • A

    Đo tốc độ của phương tiện

  • B

    Đo quãng đường đi được của phương tiện

  • C

    Đo thời gian đi được của phương tiện

  • D

    Đo vận tốc trung bình của phương tiện.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,... gọi là tốc kế.

Câu 16 :

Khi đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây, có mấy cách đo tốc độ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ, có 2 cách đo:

+ Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.

+ Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.

Câu 17 :

Dụng cụ nào sau đây dùng để đo tốc độ?

  • A

    Đồng hồ bấm giây

  • B

    Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

  • C

    Máy bắn tốc độ

  • D

    Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Các dụng cụ dùng để đo tốc độ là:

+ Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

+ Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

+ Đo tốc độ nhờ thiết bị bắn tốc độ.

Câu 18 :

Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

  • A
    Trần Ổi      
  • B
    Nguyễn Đào
  • C
    Ngô Khế
  • D
    Lê Mít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Với cùng một quãng đường đi, bạn nào chạy mất ít thời gian nhất thì chạy nhanh nhất

Lời giải chi tiết :

Từ bảng trên ta thấy thời gian chạy của bạn Ngô Khế là nhỏ nhất do đó bạn Khế chạy nhanh nhất

Câu 19 :

Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?


  • A
    v = 40 km/h
  • B
    v = 666,7 m /ph.
  • C
    v = 4km/ph
  • D
    v = 11,1 m/s.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Công thức tính vận tốc: v = S/t

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Thời gian: t = 6 phút = 0,1h = 360s

Quãng đường: S = 4km = 4000m

Ta có:

\(\begin{array}{l}v = \frac{S}{t} = \frac{{4km}}{{6phut}} = 0,67(km/phut)\\v = \frac{{4km}}{{0,1h}} = 40(km/h)\\v = \frac{{4000m}}{{6phut}} = 666,7(m/phut)\\v = \frac{{4000m}}{{360s}} = 11,1(m/s)\end{array}\)

Câu 20 :

Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:

  • A
    3 km.
  • B
     4 km.
  • C
    6 km/h. 
  • D
    9 km.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: \(S = v.t\)

Lời giải chi tiết :

Đổi 45 phút = 0,75 h

Quãng đường người đó đi được: \(S = v.t = 12.0,75 = 9{\rm{ }}km\)

Câu 21 :

Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

  • A

    \(t = 0,15\) giờ.

  • B

    \(t = 15\) giây.

  • C

    \(t = 2,5\) phút.

  • D

    \(t = 14,4\) phút.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(v = 10m/s = 10.3,6km/h = 36km/h\)

\(v = \dfrac{s}{t} \\\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{36}} = \dfrac{1}{{24}}(h) \\= 2,5(phut) = 150(s)\)

Câu 22 :

Một người đi xe máy trong \(6\) phút được quãng đường \(4km\). Vận tốc chuyển động của người đó là:

  • A

    \(v = 40km/s\).

  • B

    \(v = 400m/ph\).

  • C

    \(v = 4km/ph\).

  • D

    \(v = 11,1m/s\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(s = 4km = 4000m\)

\(t = 6phut = 6.60s = 360s\)

Vận tốc người đi xe máy: \(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{4000}}{{360}} = 11,1m/s\)

Câu 23 :

Một xe đạp đi với vận tốc \(12km/h\). Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  • A

    Thời gian đi của xe đạp.

  • B

    Quãng đường đi của xe đạp.

  • C

    Xe đạp đi \(1\) giờ được \(12km\).

  • D

    Mỗi \(km\) xe đạp đi trong \(12\) giờ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Do vậy con số \(12km/h\) cho biết mỗi giờ xe đạp đi được \(12km\).

Câu 24 :

Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)

  • A

    \(5100m\)

  • B

    \(5000m\)

  • C

    \(5200m\)

  • D

    \(5300m\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(v = \dfrac{s}{t}\)

Ta suy ra, Bom nổ cách người quan sát khoảng là:

\(s = vt = 340.15 = 5100m\)

Câu 25 :

Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)

(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)

(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)

(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)

  • A

    (1), (2), (3), (4)

  • B

    (3), (2), (1), (4)

  • C

    (3), (1), (2), (4)

  • D

    (3), (1), (4), (2)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử  dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\)  hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)

+ So sánh các vận tốc với nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vận tốc của tàu hỏa: \({v_1} = 54km/h = \dfrac{{54}}{{3,6}} = 15m/s\)

+ Vận tốc của chim đại bàng: \({v_2} = 24m/s\)

+ Vận tốc bơi của con cá: \({v_3} = 6000cm/phút = \dfrac{{6000}}{{1000.60}} = 1m/s\)

(đổi cm sang m và phút sang giây)

+ Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: \({v_4} = 108000km/h = \dfrac{{108000}}{{3,6}} = 30000m/s\)

=> Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \({v_3},{v_1},{v_2},{v_4}\) hay (3), (1), (2), (4)

Câu 26 :

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

  • A

    Nguyễn Chang

  • B

    Nguyễn Đào

  • C

    Nguyễn Mai

  • D

    Nguyễn Lịch

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, vận tốc được xác định bởi biểu thức: \(v = \frac{s}{t}\)

Từ bảng số liệu cho thấy 4 người cùng chạy trên quãng đường bằng nhau

=> ai có thời gian ngắn nhất sẽ có vận tốc lớn nhất hay chạy nhanh nhất

=> Nguyễn Mai chạy nhanh nhất

close