Trắc nghiệm Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?

  • A
    Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • B
    Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.
  • C
    Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
  • D
     Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
Câu 2 :

Có hai mẫu đá vôi:

Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.

Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.

Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

  • A

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ tiến hành phản ứng.

  • B

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

  • C

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào thời gian xảy ra phản ứng.

  • D

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.

Câu 3 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:

 \({\text{2KCl}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{(r)}}\,\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,\,{\text{2KCl(r)}}\,\,{\text{ + }}\,\,{\text{3}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\)

  • A

    Nhiệt độ 

                                                                                         

  • B

     Chất xúc tác

  • C
     Áp suất                                                                                          
  • D
     Kích thước của các tinh thể KClO3
Câu 4 :

Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  • A
    Chất lỏng
  • B
    Chất rắn 
  • C
    Chất khí 
  • D
    Cả 3 đều đúng
Câu 5 :

Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A
    Nhiệt độ.         
  • B
    Áp suất.
  • C
    Chất xúc tác.
  • D
    Nồng độ.
Câu 6 :

Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng bột mịn, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng khối vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

  • A
    t1 = t2 = t3
  • B
    t1 < t2 < t3
  • C
    t3 < t2 < t1
  • D
    t2 < t1 < t3
Câu 7 :

Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:

  • A
    Phản ứng hết vừa đủ
  • B
    Phản ứng nhưng vẫn còn dư
  • C
    Phản ứng hết nhưng vẫn còn thiếu so với chất phản ứng
  • D
    Không thay đổi
Câu 8 :

Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

  • A
    Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10cm.
  • B
    Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 9000 C.
  • C
    Tăng nồng độ khí cacbonic.
  • D
    Thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Câu 9 :

Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:

(1)   Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

(2)   Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

(3)   Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.

(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 10 :

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A
    đốt trong lò kín.
  • B
    xếp củi chặt khít.
  • C
    thổi hơi nước.
  • D
    thổi không khí khô
Câu 11 :

Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

  • A
    Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột
  • B
    Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
  • C
    Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 500 C
  • D
    Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu
Câu 12 :

Cho hai miếng kẽm giống nhau vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4. Ống nghiệm 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là x(M), ống nghiệm 2 nồng độ dung dịch H2SO4 là y(M). Người ta thực hiện phản ứng ở 2 ống nghiệm cùng thời gian và nhiệt độ, bấm giờ cho thấy

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 1: 5 giây

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 2: 8 giây.

Kết luận nào sau đây đúng

  • A
    x > y
  • B
    không thể xác định
  • C
    x = y
  • D
    x < y
Câu 13 :

Chất xúc tác là chất

  • A
    làm tăng tốc độ của phản ứng
  • B
    làm tăng tốc độ của phản ứng nhưng không bị thay đổi sau phản ứng.
  • C
    làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.
  • D
    làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.
Câu 14 :

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A
    Đốt trong lò kín.
  • B
    Xếp củi chặt khít.
  • C
    Thổi không khí khô.
  • D
    Thổi hơi nước.
Câu 15 :

Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A
    Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • B
    Than cháy trong oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
  • C
    Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker ( trong sản xuất xi măng) sẽ khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn.
  • D
    Phản ứng điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 khi có mặt MnO2
Câu 16 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A
    Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • B
    Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.
  • C
    Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • D
    Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.
Câu 17 :

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học?

(1) diện tích bề mặt tiếp xúc

(2) nhiệt độ

(3) nồng độ

(4) chất xúc tác

 

  • A

    (1),(2) và (3). 

  • B
    (1), (3) và (4)
  • C
    (2), (3) và (4)
  • D
    (1), (2), (3) và (4).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?

  • A
    Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • B
    Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.
  • C
    Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
  • D
     Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A đúng, vì khi đó nhiệt độ giảm nên tốc độ phản ứng phân hủy thực phẩm giảm, thực phẩm giữ được lâu hơn.

B đúng, vì tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.

C đúng, vì tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

D sai, vì ở tầng khí quyển trên cao khí oxi loãng hơn so với mặt đất nên nhiên liệu cháy chậm hơn.

Câu 2 :

Có hai mẫu đá vôi:

Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.

Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.

Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

  • A

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ tiến hành phản ứng.

  • B

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

  • C

    Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào thời gian xảy ra phản ứng.

  • D

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Ta có:

Mẫu 1: đá vôi có dạng khối, mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.

Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ, thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2.

- Vậy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là diện tích tiếp xúc.

Lời giải chi tiết :

Mẫu 2 chứa đá vôi có dạng hạt nhỏ, mẫu 1 chứa đá vôi dạng khối

⟹ Diện tích tiếp xúc của mẫu 2 với dung dịch HCl lớn hơn mẫu 1.

⟹ Mẫu 2 tan nhanh hơn trong dung dịch HCl so với mẫu 1.

Vậy thí nghiệm này chứng minh tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

Câu 3 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:

 \({\text{2KCl}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{(r)}}\,\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,\,{\text{2KCl(r)}}\,\,{\text{ + }}\,\,{\text{3}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\)

  • A

    Nhiệt độ 

                                                                                         

  • B

     Chất xúc tác

  • C
     Áp suất                                                                                          
  • D
     Kích thước của các tinh thể KClO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Yếu tố áp suất chỉ ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng chứ không làm tăng tốc độ phản ứng

Câu 4 :

Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  • A
    Chất lỏng
  • B
    Chất rắn 
  • C
    Chất khí 
  • D
    Cả 3 đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Diện tích tiếp xúc tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Câu 5 :

Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A
    Nhiệt độ.         
  • B
    Áp suất.
  • C
    Chất xúc tác.
  • D
    Nồng độ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Men là chất xúc tác để làm tăng tốc độ phản ứng lên men tinh bột thành rượu.

Câu 6 :

Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng bột mịn, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng khối vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

  • A
    t1 = t2 = t3
  • B
    t1 < t2 < t3
  • C
    t3 < t2 < t1
  • D
    t2 < t1 < t3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Khi tăng tốc độ phản ứng thì thời gian phản ứng sẽ giảm.

Lời giải chi tiết :

Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

Mà diện tích tiếp xúc của dạng bột mịn > dạng viên nhỏ > dạng khối.

Do đó tốc độ phản ứng của đá vôi dạng bột mịn > dạng viên nhỏ > dạng khối.

Khi tăng tốc độ phản ứng thì thời gian phản ứng sẽ giảm.

Do đó t1 < t2 < t3

Câu 7 :

Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:

  • A
    Phản ứng hết vừa đủ
  • B
    Phản ứng nhưng vẫn còn dư
  • C
    Phản ứng hết nhưng vẫn còn thiếu so với chất phản ứng
  • D
    Không thay đổi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ

Lời giải chi tiết :

Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng chất xúc tác còn nguyên, khối lượng không thay đổi

Câu 8 :

Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

  • A
    Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10cm.
  • B
    Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 9000 C.
  • C
    Tăng nồng độ khí cacbonic.
  • D
    Thổi không khí nén vào lò nung vôi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH nung vôi, sau đó dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để kết luận.

Lời giải chi tiết :

PTHH: CaCO3 (rắn) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)CaO (rắn) + CO2 (khí)

A. Đập nhỏ đá vôi giúp đá vôi có diện tích tiếp xúc lớn hơn, dễ nhiệt phân hơn → tăng tốc độ pư

B. Tăng nhiệt độ giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn → tăng tốc độ pư

C. CO2 là sản phẩm tạo thành, do vậy tăng nồng độ CO2 dẫn đến không làm tăng được tốc độ pư

D. Thổi không khí nén vào bình giúp tăng áp suất và nhiệt độ → tăng tốc độ pư

Câu 9 :

Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:

(1)   Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

(2)   Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

(3)   Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.

(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và xét các đáp án.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng vì dùng khí nén, nóng để tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy tốt hơn

(2) đúng vì tăng nhiệt độ phản ứng giúp đá vôi phân hủy nhanh hơn.

(3) đúng vì nghiền nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu giúp tăng tốc độ phản ứng

(4) đúng vì chất xúc tác bột Fe giúp tăng tốc độ phản ứng

→ 4 phát biểu đều đúng

Câu 10 :

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A
    đốt trong lò kín.
  • B
    xếp củi chặt khít.
  • C
    thổi hơi nước.
  • D
    thổi không khí khô

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét các đáp án và dựa vào các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng để suy luận.

Lời giải chi tiết :

A. Loại, đốt trong lò kín giúp hạn chế sự tiếp xúc với O2 → củi khó cháy hơn

B. Loại, xếp củi chặt làm diện tích tiếp xúc của củi với không khí giảm → giảm khả năng cháy của củi

C. Loại, thổi hơi nước giúp giảm nhiệt độ cháy → giảm khả năng cháy của củi

D. Chọn, thổi không khí khô giúp tăng nồng độ O2, củi cháy dễ dàng hơn

Câu 11 :

Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

  • A
    Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột
  • B
    Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
  • C
    Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 500 C
  • D
    Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào yếu tố nồng độ, nhiệt độ, bề mặt tiếp xúc ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để suy luận.

Lời giải chi tiết :

A. Thay bằng kẽm bột giúp tăng diện tích tiếp xúc bề mặt nên tăng tốc độ

B. Thay nồng độ H2SO4 bằng 2M làm giảm nồng độ → giảm tăng tốc độ phản ứng

C.  Tăng nhiệt độ đến 50oC → tăng tốc độ phản ứng

D. Không thay đổi vì chỉ nồng độ mol H2SO4 mới ảnh hưởng, còn thể tích không ảnh hưởng

Câu 12 :

Cho hai miếng kẽm giống nhau vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4. Ống nghiệm 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là x(M), ống nghiệm 2 nồng độ dung dịch H2SO4 là y(M). Người ta thực hiện phản ứng ở 2 ống nghiệm cùng thời gian và nhiệt độ, bấm giờ cho thấy

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 1: 5 giây

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 2: 8 giây.

Kết luận nào sau đây đúng

  • A
    x > y
  • B
    không thể xác định
  • C
    x = y
  • D
    x < y

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thời gian phản ứng

Lời giải chi tiết :

Vì thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí của ống nghiệm 2 lớn hơn ống nghiệm 1. Nên tốc độ ống nghiệm 2 lớn hơn, mà phản ứng thực hiện ở cùng điều kiện nhiệt độ 🡪 nồng độ ống nghiệm 2 lớn hơn ống nghiệm 1

Câu 13 :

Chất xúc tác là chất

  • A
    làm tăng tốc độ của phản ứng
  • B
    làm tăng tốc độ của phản ứng nhưng không bị thay đổi sau phản ứng.
  • C
    làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.
  • D
    làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của chất xúc tác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 14 :

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A
    Đốt trong lò kín.
  • B
    Xếp củi chặt khít.
  • C
    Thổi không khí khô.
  • D
    Thổi hơi nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

Lời giải chi tiết :

A. Sai. Vi đốt trong lò kín sẽ không có oxygen

B. Sai. Vì làm cho oxygen có thể len vào.

C. Đúng. Vì làm tăng lượng oxygen cho phản ứng cháy

D. Sai. Vì thổi hơi nước vào sẽ làm dập phản ứng đốt củi

Đáp án: C

Câu 15 :

Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A
    Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
  • B
    Than cháy trong oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
  • C
    Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker ( trong sản xuất xi măng) sẽ khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn.
  • D
    Phản ứng điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 khi có mặt MnO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 16 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A
    Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • B
    Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.
  • C
    Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
  • D
    Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 17 :

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học?

(1) diện tích bề mặt tiếp xúc

(2) nhiệt độ

(3) nồng độ

(4) chất xúc tác

 

  • A

    (1),(2) và (3). 

  • B
    (1), (3) và (4)
  • C
    (2), (3) và (4)
  • D
    (1), (2), (3) và (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

close