Trắc nghiệm Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

  • A

    Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

  • B

    Cung cấp năng lượng cho động cơ điện

  • C
    Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng,…
  • D
    Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, tàu thủy,…
Câu 2 :

Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt gas tỏa nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?

  • A
    Tiếp xúc với oxygen.
  • B
    Có chất xúc tác.
  • C
    Có tia lửa khơi mào
  • D
    Tiếp xúc với không khí.
Câu 3 :

Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?

  • A
    Khí gas.
  • B
    Khí hydrogen.
  • C
    Than đá.
  • D
    Dầu hoả.
Câu 4 :

Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

  • A
    Số phân tử.
  • B
    Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
  • C
    Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm).
  • D
    Tổng thể tích hỗn hợp phản ứng.
Câu 5 :

Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là

  • A
    không khí.
  • B
    calcium oxide.
  • C
    carbon dioxide.
  • D
    calcium carbonate.
Câu 6 :

Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?

  • A
    Đốt cháy cồn trong đĩa.
  • B
    Hơ nóng chiếc thìa inox.
  • C
    Hoà tan muối ăn vào nước.
  • D
    Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 7 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        
Câu 8 :

Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:

  • A

    Axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit

  • B

    Axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước

  • C

    Khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat

  • D

    Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước

Câu 9 :

Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối canxi hiđrocacbonat. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra canxi cacbonat (là chất kết tủa trắng), khí cacbon đioxit và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.

  • A

    Do tạo thành nước.

  • B

    Do tạo thành chất kết tủa trắng canxi cacbonat.

  • C

    Do để nguội nước.

  • D

    Do đun sôi nước

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

  • A

    Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

  • B

    Cung cấp năng lượng cho động cơ điện

  • C
    Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng,…
  • D
    Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, tàu thủy,…

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 2 :

Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt gas tỏa nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?

  • A
    Tiếp xúc với oxygen.
  • B
    Có chất xúc tác.
  • C
    Có tia lửa khơi mào
  • D
    Tiếp xúc với không khí.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thông tin đề bài cung cấp

Lời giải chi tiết :

Chất xúc tác không cần đến trong quá trình đốt cháy gas.

Câu 3 :

Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?

  • A
    Khí gas.
  • B
    Khí hydrogen.
  • C
    Than đá.
  • D
    Dầu hoả.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết :

Khí hydrogen không phải là nhiên liệu dùng trong nhà bếp để đun nấu.

Đáp án: B

Câu 4 :

Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

  • A
    Số phân tử.
  • B
    Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
  • C
    Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm).
  • D
    Tổng thể tích hỗn hợp phản ứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết :

Trong một phản ứng bất kì số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.

Đáp án: B

Câu 5 :

Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là

  • A
    không khí.
  • B
    calcium oxide.
  • C
    carbon dioxide.
  • D
    calcium carbonate.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết :

Chất đầu của phản ứng là calcium carbonate.

Đáp án: D

Câu 6 :

Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?

  • A
    Đốt cháy cồn trong đĩa.
  • B
    Hơ nóng chiếc thìa inox.
  • C
    Hoà tan muối ăn vào nước.
  • D
    Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm biến đổi hóa học.

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi hoá học: Đốt cháy cồn trong đĩa.

Do quá trình này có sự tạo thành chất mới.

Đáp án: A

Câu 7 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố của các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn

Câu 8 :

Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:

  • A

    Axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit

  • B

    Axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước

  • C

    Khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat

  • D

    Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat” => axit clohiđric và canxi cabonat là 2 chất tham gia

“tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra” => canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit là 3 chất sản phẩm

=> Phương trình chữ của phản ứng là:

Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước

Câu 9 :

Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối canxi hiđrocacbonat. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra canxi cacbonat (là chất kết tủa trắng), khí cacbon đioxit và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.

  • A

    Do tạo thành nước.

  • B

    Do tạo thành chất kết tủa trắng canxi cacbonat.

  • C

    Do để nguội nước.

  • D

    Do đun sôi nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu có phản ứng xảy ra: trong ấm có những cặn trắng

Phương trình chữ: canxi hiđrocacbonat → canxi cacbonat + cacbon đioxit + nước

close