Trắc nghiệm Bài 10: Thang pH Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của dung dịch, chất lỏng này là:

  • A
    H2SO4 < NaOH < H2O
  • B
    H2SO4 < H2O < NaOH
  • C
    NaOH < H2SO4 < H2O
  • D
    H2O < NaOH < H2SO4
Câu 2 :

Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

  • A
    Vôi tôi Ca(OH)2
  • B
    Hydrochloric acid
  • C
    Muối ăn
  • D
    Cát
Câu 3 :

Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng:

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ

  • A
    có màu trắng sữa.
  • B
    có màu hồng.
  • C
    có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng.
  • D
    có màu lam.
Câu 4 :

Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D
    4
Câu 5 :

Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

  • A
    Nước đường saccarozo.
  • B
    Nước đun sôi để nguội.
  • C
    Một ít giấm ăn.
  • D
    Dung dịch NaHCO3.
Câu 6 :

Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

  • A
    Na2CO3
  • B
    Na2SO4
  • C
    HCl. 
  • D
    NH4Cl.
Câu 7 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Câu 8 :

Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:

  • A

    pH = 8                    

  • B

    pH = 12               

  • C

    pH = 10                   

  • D

    pH = 14

Câu 9 :

Thang pH thường dùng có giá trị

  • A
    từ 7 đến 14.
  • B
    từ 1 đến 14.
  • C
    từ 3 đến 14.
  • D
    từ 1 đến 7.
Câu 10 :

Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A
    Cả X và Y đều là dung dịch acid.
  • B
    Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • C
    X là dung dịch acis, Y là dung dịch base.
  • D
    X là dung dịch base, Y là dung dịch acid
Câu 11 :

Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:

  • A
    Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.
  • B
    Dung dịch X và Y không chuyển màu.
  • C
    Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.
  • D
    Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.
Câu 12 :

Trong các dung dịch giấm ăn, NaCl, nước ép quả chanh, nước vôi trong, số lượng dung dịch có pH >7 là

  • A
    1
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4
Câu 13 :

Có ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 2ml dung dịch 0,1M. Thêm 2ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), (2) ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đố lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH  bằng nhau.
  • B
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (1) lớn nhất.
  • C
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (2) lớn nhất.
  • D
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (3) lớn nhất.
Câu 14 :

Để tìm hiểu acid, base của ba dung dịch, Lan và Hồng đã thực hiện theo hai cách khác nhau.

Lan đánh số các dung dịch là (1), (2) và (3); sau đó nhỏ các dung dịch lên giấy quỳ tím. Kết quả như sau:

Dung dịch (1) làm quỳ tím hóa đỏ.

Dung dịch (2) làm quỳ tím hóa xanh.

Dung dịch (3) không làm đổi màu quỳ tím.

Hồng kí hiệu các dung dịch là A, B và C; sau đó đo pH của các dung dịch. Kết quả như sau:

Dung dịch A có pH= 3,5

Dung dịch B có pH =6,8.

Dung dịch C có pH =9,4.

Dung dịch A, B, C của bạn Hồng là dung dịch nào tương ứng trong thí nghiệm của bạn Lan?

  • A
    Dung dịch A ứng với dung dịch (1), dung dịch B ứng với dung dịch (2), dung dịch C ứng với dung dịch (3)
  • B
    Dung dịch A ứng với dung dịch (2), dung dịch B ứng với dung dịch (3), dung dịch C ứng với dung dịch (1)
  • C

    Dung dịch A ứng với dung dịch (1), dung dịch B ứng với dung dịch (3), dung dịch C ứng với dung dịch (2)

  • D
    Dung dịch A ứng với dung dịch (3), dung dịch B ứng với dung dịch (2), dung dịch C ứng với dung dịch (1)
Câu 15 :

Acid nào sau đây có trong dịch vị dạ dày?

  • A
    HNO3
  • B
    CH3COOH
  • C
    H2SO4
  • D
    HCl
Câu 16 :

Trong môi trường acid diệp lục trong lá cây có màu từ vàng đến đỏ, trong môi trường base có màu xanh. Nước canh rau muống sẽ chuyển từ màu xanh sang nhạt màu dần khi thêm vào chất gì?

  • A
    Muối ăn
  • B
    Chanh
  • C
    Nước mắm
  • D
    Hạt nêm
Câu 17 :

Một người khỏe mạnh có giá trị pH của máu nằm trong khoảng:

  • A
    Từ 7,25 đến 7,35
  • B
     Từ 7,35 đến 7,45
  • C
     Từ 7,45 đến 7,55
  • D
     Từ 7,55 đến 7,65
Câu 18 :

Thông thường các loại nước, bao gồm cả nước uống duy trì độ pH trong khoảng 6,5 – 8,5. Khi môi trường bị ô nhiễm bởi các chất khí SO2, NO2…sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đốt cháy nhiên liệu tạo thành nước mưa có độ pH < 5,6. Nước mưa này tích tụ ở sông hồ có thể giết chết cá và nhiều sinh vật khác; cũng là nguyên nhân phá hủy nhiều công trình xây dựng bằng kim loại. Hiện tượng trên được gọi tên là gì?

  • A
     Mưa acid  
  • B
    Đất kiềm
  • C
     Mưa base 
  • D
     Đất nhiễm mặn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của dung dịch, chất lỏng này là:

  • A
    H2SO4 < NaOH < H2O
  • B
    H2SO4 < H2O < NaOH
  • C
    NaOH < H2SO4 < H2O
  • D
    H2O < NaOH < H2SO4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào giá trị pH của các dung dịch

Lời giải chi tiết :

Acid H2SO4 có pH thấp nhất vì là môi trường acid pH < 7.

H2O là chất trung tính nên pH = 7

NaOH là môi trường base nên pH > 7

Câu 2 :

Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

  • A
    Vôi tôi Ca(OH)2
  • B
    Hydrochloric acid
  • C
    Muối ăn
  • D
    Cát

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để khử độ chua của đất ta dùng các dung dịch có tính base

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 3 :

Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng:

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ

  • A
    có màu trắng sữa.
  • B
    có màu hồng.
  • C
    có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng.
  • D
    có màu lam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định phản ứng xảy ra khi bón CaO vào đất

- Từ chất được tạo thành suy ra pH của đất

- Đối chiếu với bảng màu sắc của hoa theo pH của đất để xác đinh màu hoa

Lời giải chi tiết :

Bón thêm vôi CaO và tưới nước thì trong đất sẽ có phản ứng xảy ra:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Dung dịch Ca(OH)2 có môi trường kiềm → pH đất trồng > 7

→ Hoa cẩm tú cầu trồng trên đất này sẽ có màu hồng.

Câu 4 :

Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định pH của dung dịch axit, bazo, muối: 

- Dung dịch axit có MT axit (pH < 7)

- Dung dịch bazo có MT kiềm (pH > 7)

- Dung dịch muối: 

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit mạnh ⟹ MT trung tính (pH = 7)

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu ⟹ MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi bazo yếu và axit mạnh ⟹ MT axit (pH < 7)

Lời giải chi tiết :

+ NaHSO4 có khả năng phân li H+ ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ AlCl3 là muối của bazơ yếu Al(OH)3 và axit mạnh HCl ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ K2SO4 là muối của bazơ mạnh KOH và axit mạnh H2SO4 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

+ K2S là muối của bazo mạnh KOH và axit yếu H2S ⟹ MT kiềm ⟹ pH > 7.

+ Ba(NO3)2 là muối của bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HNO3 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

Câu 5 :

Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

  • A
    Nước đường saccarozo.
  • B
    Nước đun sôi để nguội.
  • C
    Một ít giấm ăn.
  • D
    Dung dịch NaHCO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất của cacbon.

Lời giải chi tiết :

Để chữa đau dạ dày, người bệnh thường uống trước bữa ăn dung dịch NaHCO3.

Câu 6 :

Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

  • A
    Na2CO3
  • B
    Na2SO4
  • C
    HCl. 
  • D
    NH4Cl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất trung tính khi cho vào nước không làm thay đổi pH của dung dịch

Lời giải chi tiết :

A. Na2CO3 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit yếu H2CO3 => môi trường bazơ => làm pH tăng

B. Na2SO4 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4 => môi trường trung tính => không làm thay đổi pH

C. HCl có môi trường axit => làm pH giảm

D. NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu NH3 và axit mạnh HCl => môi trường axit => làm pH giảm

Câu 7 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit

Lời giải chi tiết :

Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định

Câu 8 :

Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:

  • A

    pH = 8                    

  • B

    pH = 12               

  • C

    pH = 10                   

  • D

    pH = 14

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

pH > 7: dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn

=> pH = 14 có độ bazơ mạnh nhất

Câu 9 :

Thang pH thường dùng có giá trị

  • A
    từ 7 đến 14.
  • B
    từ 1 đến 14.
  • C
    từ 3 đến 14.
  • D
    từ 1 đến 7.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 10 :

Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A
    Cả X và Y đều là dung dịch acid.
  • B
    Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • C
    X là dung dịch acis, Y là dung dịch base.
  • D
    X là dung dịch base, Y là dung dịch acid

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 11 :

Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:

  • A
    Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.
  • B
    Dung dịch X và Y không chuyển màu.
  • C
    Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.
  • D
    Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

pH =10 là base

pH=4 là acid

phenolpthalein làm dung dịch base chuyển sang màu hồng và không làm đổi màu dung dịch acid

Đáp án: C

Câu 12 :

Trong các dung dịch giấm ăn, NaCl, nước ép quả chanh, nước vôi trong, số lượng dung dịch có pH >7 là

  • A
    1
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

Giấm ăn và nước ép chanh có pH < 7

NaCl có pH=7

Nước vôi pH > 7

Đáp án: A

Câu 13 :

Có ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 2ml dung dịch 0,1M. Thêm 2ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), (2) ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đố lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH  bằng nhau.
  • B
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (1) lớn nhất.
  • C
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (2) lớn nhất.
  • D
    pH của dung dịch trong ống nghiệm (3) lớn nhất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 14 :

Để tìm hiểu acid, base của ba dung dịch, Lan và Hồng đã thực hiện theo hai cách khác nhau.

Lan đánh số các dung dịch là (1), (2) và (3); sau đó nhỏ các dung dịch lên giấy quỳ tím. Kết quả như sau:

Dung dịch (1) làm quỳ tím hóa đỏ.

Dung dịch (2) làm quỳ tím hóa xanh.

Dung dịch (3) không làm đổi màu quỳ tím.

Hồng kí hiệu các dung dịch là A, B và C; sau đó đo pH của các dung dịch. Kết quả như sau:

Dung dịch A có pH= 3,5

Dung dịch B có pH =6,8.

Dung dịch C có pH =9,4.

Dung dịch A, B, C của bạn Hồng là dung dịch nào tương ứng trong thí nghiệm của bạn Lan?

  • A
    Dung dịch A ứng với dung dịch (1), dung dịch B ứng với dung dịch (2), dung dịch C ứng với dung dịch (3)
  • B
    Dung dịch A ứng với dung dịch (2), dung dịch B ứng với dung dịch (3), dung dịch C ứng với dung dịch (1)
  • C

    Dung dịch A ứng với dung dịch (1), dung dịch B ứng với dung dịch (3), dung dịch C ứng với dung dịch (2)

  • D
    Dung dịch A ứng với dung dịch (3), dung dịch B ứng với dung dịch (2), dung dịch C ứng với dung dịch (1)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch A là dung dịch số (1)

Dung dịch B là dung dịch số (3).

Dung dịch C là dung dịch số (2).

Đáp án C

Câu 15 :

Acid nào sau đây có trong dịch vị dạ dày?

  • A
    HNO3
  • B
    CH3COOH
  • C
    H2SO4
  • D
    HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ứng dụng của acid

Lời giải chi tiết :

Dung dịch HCl có trong dịch vị dạ dày

Câu 16 :

Trong môi trường acid diệp lục trong lá cây có màu từ vàng đến đỏ, trong môi trường base có màu xanh. Nước canh rau muống sẽ chuyển từ màu xanh sang nhạt màu dần khi thêm vào chất gì?

  • A
    Muối ăn
  • B
    Chanh
  • C
    Nước mắm
  • D
    Hạt nêm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nước canh rau muống ban đầu màu xanh vì chứa diệp lục của lá rau, khi cho thêm vào nước canh môi trường acid sẽ chuyển sang nhạt dần màu xanh

Lời giải chi tiết :

Vắt chanh vào sẽ thấy nước canh rau muống nhạt dần do chanh có môi trường acid

Câu 17 :

Một người khỏe mạnh có giá trị pH của máu nằm trong khoảng:

  • A
    Từ 7,25 đến 7,35
  • B
     Từ 7,35 đến 7,45
  • C
     Từ 7,45 đến 7,55
  • D
     Từ 7,55 đến 7,65

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức thực tế về ảnh hưởng của PH đến con người và đời sống

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 18 :

Thông thường các loại nước, bao gồm cả nước uống duy trì độ pH trong khoảng 6,5 – 8,5. Khi môi trường bị ô nhiễm bởi các chất khí SO2, NO2…sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đốt cháy nhiên liệu tạo thành nước mưa có độ pH < 5,6. Nước mưa này tích tụ ở sông hồ có thể giết chết cá và nhiều sinh vật khác; cũng là nguyên nhân phá hủy nhiều công trình xây dựng bằng kim loại. Hiện tượng trên được gọi tên là gì?

  • A
     Mưa acid  
  • B
    Đất kiềm
  • C
     Mưa base 
  • D
     Đất nhiễm mặn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào độ Ph của khí SO2, NO2 khi tạo thành mưa.

Lời giải chi tiết :

pH có trong nước < 5,6 nên thuộc môi trường acid.

close