Trắc nghiệm Bài 11: Oxide Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Cho 4 gam MgO tác dụng với 200ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là:

  • A
    9,5g
  • B
    19g
  • C
    38g
  • D
    ,75g
Câu 2 :

Sau khi thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, SO2 trong giờ thực hành, cần phải khử khí độc này ằng chất nào sau đây để không làm ô nhiễm môi trường?

  • A
    Nước
  • B
    Dung dịch muối ăn
  • C
    Dung dịch chlohydric acid
  • D
    Nước vôi trong
Câu 3 :

Oxide lưỡng tính là:

  • A
    Na2O
  • B
    CO2
  • C
    Al2O3
  • D
    CuO
Câu 4 :

Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết 8g CuO là:

  • A
    100ml
  • B
    200ml
  • C
    500ml
  • D
    400ml
Câu 5 :

Cho 8g SO3 tác dụng với nước tạo 500ml dung dịch. Nồng độ mol dung dịch thu được là

  • A
    0,1M
  • B
    0,15M
  • C
    2M
  • D
    0,2M
Câu 6 :

Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng được với

  • A
    H2O
  • B
    H2SO4
  • C
    NaOH
  • D
    NaCl
Câu 7 :

Các cặp chất tác dụng được với nhau là?

  • A
    PbO và H2O, BaO và SO2
  • B
    Na2O và SO3, CaO và H2CO3
  • C
    MgO và H2O, NaOH và CO2
  • D
    CuO và N2O5, P2O5 và K2O
Câu 8 :

BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

  • A
    H2O, NO, KOH
  • B
    NaOH, SO3, HCl
  • C
    P2O5, CuO, CO
  • D

    H2O, H2CO3, CO2

Câu 9 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm oxide acid?

  • A
    Na2O, Fe2O3, NO2
  • B
    CO2, P2O5, NO2
  • C
    CO2, SO2, MgO
  • D
    SiO2, Al2O3, P2O5
Câu 10 :

Cho 0,1 mol một oxide tác dụng vừa đủ với 0,6 mol HCl. Công thức của oxide đó là:

  • A
    Fe2O3
  • B
    CaO
  • C
    SO3
  • D
    K2O
Câu 11 :

Đốt cháy 1,8g kim loại M, thu được 3,4g một oxide. Công thức của oxide đó là

  • A
    Fe2O3
  • B
    CaO
  • C
    Na2O
  • D
    Al2O3
Câu 12 :

Một nguyên tố R có hóa trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là

  • A
    CuO
  • B
    SO2
  • C
    MgO
  • D
    Al2O3
Câu 13 :

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH

  • A
    Na2O
  • B
    CaO
  • C
    SO3
  • D
    Fe2O3
Câu 14 :

Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?

  • A
    CO2
  • B
    CO
  • C
    C2O
  • D
    H2CO3
Câu 15 :

Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?

  • A
    Muối
  • B
    Acid
  • C
    Base
  • D
    Oxide
Câu 16 :

CaO được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Phương pháp phổ biển để sản xuất CaO là nung vôi (CaCO3), phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 🡪 CaO + CO2

Để tạo ra được 7 tấn CaO cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng đá vôi ( chứa 80% CaCO3) và sinh ra bao nhiêu kg khí CO2?

  • A
    16 tấn
  • B
    12,5 tấn
  • C
    15, 625 tấn
  • D
    15 tấn
Câu 17 :

Dẫn khí  CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong ( Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3 Tính thể tích khí CO2 (dkc) đã tham gia phản ứng.

  • A
    2,479 lít
  • B
    4,96 lít
  • C
    4,5 lít
  • D
    2,974 lít
Câu 18 :

Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước mạnh, có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH rắn để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây? Giải thích.

  • A
    Khí N2 bị lẫn hơi nước.
  • B
    Khí CO bị lẫn hơi nước.
  • C
    Khí SO2 bị lẫn hơi nước
  • D
    Khí H2 bị lẫn hơi nước
Câu 19 :

Trong các oxide: CaO, SO2, FeO, CO, CO2, MgO, Na2O, số lượng oxide base là

  • A
    3.
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 20 :

Trong các chất: NaCl, CaO, H2SO4,CO2, MgO, CuO, số lượng oxide là

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho 4 gam MgO tác dụng với 200ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là:

  • A
    9,5g
  • B
    19g
  • C
    38g
  • D
    ,75g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol MgO, HCl. Xét chất hết, chất dư

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{MgO}} = \frac{4}{{40}} = 0,1mol\\{n_{HCl}} = 0,2.2 = 0,4mol\\\frac{{{n_{MgO}}}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2}\end{array}\)=> MgO hết

MgO + 2HCl 🡪 MgCl2 + H2O

\({n_{MgC{l_2}}} = 0,1mol \to {m_{MgC{l_2}}} = 0,1.95 = 9,5g\)

Câu 2 :

Sau khi thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, SO2 trong giờ thực hành, cần phải khử khí độc này ằng chất nào sau đây để không làm ô nhiễm môi trường?

  • A
    Nước
  • B
    Dung dịch muối ăn
  • C
    Dung dịch chlohydric acid
  • D
    Nước vôi trong

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SO2 là oxide acid, để loại bỏ khí độc này cần dùng đến dung dịch có tính base

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Oxide lưỡng tính là:

  • A
    Na2O
  • B
    CO2
  • C
    Al2O3
  • D
    CuO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phân loại oxide

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 4 :

Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết 8g CuO là:

  • A
    100ml
  • B
    200ml
  • C
    500ml
  • D
    400ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình phản ứng: CuO + 2HCl 🡪 CuCl2 + H2O

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}{n_{CuO}} = \frac{8}{{80}} = 0,1mol \to {n_{HCl}} = 2{n_{CuO}} = 2.0,1 = 0,2mol\\{V_{{\rm{ddHCl}}}} = \frac{{{n_{HCl}}}}{{{C_M}}} = \frac{{0,2}}{2} = 0,1(L) = 100ml\end{array}\]

Câu 5 :

Cho 8g SO3 tác dụng với nước tạo 500ml dung dịch. Nồng độ mol dung dịch thu được là

  • A
    0,1M
  • B
    0,15M
  • C
    2M
  • D
    0,2M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình hòa tan SO3 trong nước: SO3 + H2O 🡪 H2SO4

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{S{O_3}}} = \frac{8}{{80}} = 0,1mol \to {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,1mol\\{C_M} = \frac{{{n_{H2SO4}}}}{{{V_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{0,1}}{{0,5}} = 0,2M\end{array}\)

Câu 6 :

Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng được với

  • A
    H2O
  • B
    H2SO4
  • C
    NaOH
  • D
    NaCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Na2O và Fe2O3 đều là oxide base nhưng Na2O tan được trong nước, Fe2O3 không tan trong nước

Lời giải chi tiết :

Đáp án B. Vì oxide base tác dụng được với acid

Câu 7 :

Các cặp chất tác dụng được với nhau là?

  • A
    PbO và H2O, BaO và SO2
  • B
    Na2O và SO3, CaO và H2CO3
  • C
    MgO và H2O, NaOH và CO2
  • D
    CuO và N2O5, P2O5 và K2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của các oxide

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì PbO là oxide không tan trong nước

B. Đúng

C. Sai vì MgO không tan trong nước

D. Sai vì CuO không tác dụng được với N2O5

Câu 8 :

BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

  • A
    H2O, NO, KOH
  • B
    NaOH, SO3, HCl
  • C
    P2O5, CuO, CO
  • D

    H2O, H2CO3, CO2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

BaO tác dụng được với H2O, oxide acid và acid

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 9 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm oxide acid?

  • A
    Na2O, Fe2O3, NO2
  • B
    CO2, P2O5, NO2
  • C
    CO2, SO2, MgO
  • D
    SiO2, Al2O3, P2O5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách phân loại oxide

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 10 :

Cho 0,1 mol một oxide tác dụng vừa đủ với 0,6 mol HCl. Công thức của oxide đó là:

  • A
    Fe2O3
  • B
    CaO
  • C
    SO3
  • D
    K2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình phản ứng hóa học của oxide với HCl

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức oxide: R2On

Theo PTHH: R2On + 2nHCl 🡪 2RCln + nH2O

Số mol:         0,1          0,1.2n

Vì phản ứng vừa đủ nên: n HCl theo pt = n HCl ban đầu 🡪 0,2n = 0,6 🡪 n = 3

Vậy công thức: Fe2O3

Câu 11 :

Đốt cháy 1,8g kim loại M, thu được 3,4g một oxide. Công thức của oxide đó là

  • A
    Fe2O3
  • B
    CaO
  • C
    Na2O
  • D
    Al2O3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính khối lượng của oxygen, sau đó tính số mol của oxgen và tìm công thức của oxide

Lời giải chi tiết :

m O2 = moxide – mM 🡪 mO2 = 3,4 – 1,8 = 1,6 g 🡪 nO2 = 1,6 : 32 = 0,05 mol

Gọi hóa trị của kim loại M là n

Theo PTHH:  4M + nO2 🡪 2M2On

Số mol:                     0,05  🡪 \(\frac{{0,1}}{n}\)

MM2On = 3,4 : \(\frac{{0,1}}{n}\) = 34n

Thay n = 1, 2, hoặc 3 ta được: n = 3 🡪 M = 102 (Al2O3)

Câu 12 :

Một nguyên tố R có hóa trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là

  • A
    CuO
  • B
    SO2
  • C
    MgO
  • D
    Al2O3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào % khối lượng của oxygen trong oxide

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức oxide: RO

\(\begin{array}{l}\% {m_O} = \frac{{{M_O}}}{{{M_{RO}}}}.100 = 40\% \\{M_{RO}} = 16:40\%  = 40\\{M_R} = 40 - 16 = 24(Mg)\end{array}\)

Câu 13 :

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH

  • A
    Na2O
  • B
    CaO
  • C
    SO3
  • D
    Fe2O3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch NaOH

Lời giải chi tiết :

Chất tác dụng được với dung dịch NaOH: oxide base

Câu 14 :

Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?

  • A
    CO2
  • B
    CO
  • C
    C2O
  • D
    H2CO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi

Lời giải chi tiết :

Carbon dioxide: CO2

Câu 15 :

Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?

  • A
    Muối
  • B
    Acid
  • C
    Base
  • D
    Oxide

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của oxide

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 16 :

CaO được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Phương pháp phổ biển để sản xuất CaO là nung vôi (CaCO3), phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 🡪 CaO + CO2

Để tạo ra được 7 tấn CaO cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng đá vôi ( chứa 80% CaCO3) và sinh ra bao nhiêu kg khí CO2?

  • A
    16 tấn
  • B
    12,5 tấn
  • C
    15, 625 tấn
  • D
    15 tấn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

 Dựa vào phương trình hoá học tạo ra CaO từ CaCO3 tính được khối lượng CaCO3 cần dùng là 12,5 tấn, khối lượng CO3 tạo ra là 5,5 tấn (5 500 kg).

– Gọi lượng quặng chứa 80% CaCO3 cần dùng là a

 ta có: a x 80% = 12,5 (tấn) 🡪 a = 15,625 tấn.

Câu 17 :

Dẫn khí  CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong ( Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3 Tính thể tích khí CO2 (dkc) đã tham gia phản ứng.

  • A
    2,479 lít
  • B
    4,96 lít
  • C
    4,5 lít
  • D
    2,974 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

Số mol CaCO3 là: nCaCO3  = 0,2 (mol).

Phương trình hóa học: CO+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Từ phương trình hoá học tính được số mol CO2 bằng số mol CaCO3.

Từ đó, thể tích khí CO2 đã phản ứng là:

V = n x 24,79 =  4,96 lít.

Câu 18 :

Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước mạnh, có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH rắn để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây? Giải thích.

  • A
    Khí N2 bị lẫn hơi nước.
  • B
    Khí CO bị lẫn hơi nước.
  • C
    Khí SO2 bị lẫn hơi nước
  • D
    Khí H2 bị lẫn hơi nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về oxide

Lời giải chi tiết :

Vì NaOH có phản ứng hoá học với SO2.

Đáp án : C

Câu 19 :

Trong các oxide: CaO, SO2, FeO, CO, CO2, MgO, Na2O, số lượng oxide base là

  • A
    3.
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về oxide

Lời giải chi tiết :

Các oxide base: CaO, FeO, MgO, Na2O.

Đáp án : B

Câu 20 :

Trong các chất: NaCl, CaO, H2SO4,CO2, MgO, CuO, số lượng oxide là

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về oxide

Lời giải chi tiết :

Các oxide là: CaO, CO2, MgO, CuO.

Đáp án : D

close