Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ (chi tiết)

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ - Ngữ văn 11. Câu 2. Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH BÁC BỎ

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi:

Trong ba đoạn trích trên:

- Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?

- Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ ra sao?

- Cách lập luận nào bị bác bỏ? Hãy phân tích.

Trả lời:

- Đoạn trích a:

  + Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.

  + Cách bác bỏ: đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.

- Đoạn trích b:

  + Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.

  + Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.

- Đoạn trích c:

  + Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.

  + Cách bác bỏ: đưa ra lý lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hãy cho biết cách thức bác bỏ.

Trả lời:

* Các cách thức bác bỏ:

- Nêu tác hại của vấn đề sai trái.

- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề sai trái đó.

- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của vấn đề.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tâp 2)

Đọc hai đoạn trích (trang 26, 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2) và trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi:

- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời: 

* Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến "cứng quá thì gãy"

 - Trong đoạn văn trích từ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã bác bỏ một luận cứ sai lệch (cứng quá thì gãy). Để bác bỏ điều này, tác giả đã đưa ra lý lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?) và dẫn chứng (là hành động đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma của Tử Văn) để khẳng định chân lý rằng "kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi".

- Giọng văn của Nguyễn Dữ trong đoạn trích dứt khoát, chắc nịch và thuyết phục.

* Nguyễn Đình Thi bác bỏ quan điểm: "Thơ là những lời đẹp", "Thơ là những đề tài đẹp"

 - Trong đoạn văn trích từ bài Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ luận điểm sai lầm cho "thơ là những lời đẹp", "thơ là những đề tài đẹp". Để bác bỏ luận điểm này, tác giả đã dẫn ra những dẫn chứng giàu sức thuyết phục: Thơ Hồ Xuân Hương được viết nên từ những ngôn từ hết sức tầm thường, thơ Bô-đơ-le có những đề tài về "xác chó chết đầy dòi bọ",...

- Khác với Nguyễn Dữ, giọng văn của Nguyễn Đình Thi trong đoạn trích nhẹ nhàng, tế nhị mà vẫn sâu sắc và cũng đầy thuyết phục.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Trả lời:

Để bác bỏ quan niệm sai lầm: "Không kết bạn với những người học yếu"

- Có thể dùng các thao tác: Truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai,... Để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng,...

- Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, tránh đao to, búa lớn,.. Để thuyết phục người bạn có quan niệm sai lầm đó.

Loigiaihay.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close