Tuần 31: Thực hành (tiếp theo). Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên (trang 47)

Câu 1 : Chiều rộng của cổng làng là 2m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều rộng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu): Trong số 56 120 945, chữ số 4 ở hàng chục, lớp đơn vị.

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Chiều rộng của cổng làng là 2m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều rộng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50.

Phương pháp giải:

Đổi 2m = 200cm.

Để tìm chiều rộng của cổng làng trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50, ta lấy 200 chia cho 50.

Lời giải chi tiết:

Đổi 2m = 200cm.

Chiều rộng của cổng làng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 là:

                200 : 50 = 4 (cm)

Vậy ta vẽ đoạn thẳng dài 4cm để biểu thị chiều rộng của cổng làng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50. 

Bài 2

Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):

Mẫu: \(23597 = 20000 + 3000 + 500 + 9 + 7\)

\(579\,108 =  \ldots \)

\(234\,678 =  \ldots \)

\(300\,053 =  \ldots \)

Phương pháp giải:

- Các chữ số từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn ...

- Xác định hàng của từng chữ số, từ đó xác định được giá trị của từng chữ số, sau đó viết dưới dạng tổng theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

579 108 = 500 000 + 70 000 + 9000 + 100 + 8

234 678 = 200 000 + 30 000 + 4000 + 600 + 70 + 8

300 053 = 300 000 + 50 + 3

Bài 3

Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu): 

Trong số 56 120 945, chữ số 4 ở hàng chục, lớp đơn vị.

Chữ số 6 ở hàng ……., lớp …….

Chữ số 9 ở hàng ……., lớp …….

Chữ số 0 ở hàng ……., lớp …….

Phương pháp giải:

- Các chữ số từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn ...

- Áp dụng lý thuyết về lớp:

+ Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

+ Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

+ Lớp triệu gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng chục triệu.

Lời giải chi tiết:

Trong số 56 120 945, chữ số 4 ở hàng chục, lớp đơn vị.

Chữ số 6 ở hàng triệu, lớp triệu.

Chữ số 9 ở hàng trăm, lớp đơn vị.

Chữ số 0 ở hàng nghìn, lớp nghìn.

Bài 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:

a) Ba số tự nhiên liên tiếp

                    27; …….; 29

                    798; 799; …….

                    …….; 1000; 1001

b) Ba số chẵn liên tiếp:

                    4; 6; …….

                    1998; …….; 2002

                    …….; 100; 102

c) Ba số lẻ liên tiếp:

                    51; 53; …….

                    699; …….; 703

                    …….; 1001; 1003

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất :

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.

- Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ liên tiếp) hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

 a) Ba số tự nhiên liên tiếp:

                    27; 28; 29

                    798; 799; 800

                    999 ; 1000; 1001

b) Ba số chẵn liên tiếp:

                    4; 6; 8

                    1998; 2000; 2002

                    98; 100; 102

c) Ba số lẻ liên tiếp:

                    51; 53; 55

                    699; 701; 703

                    999; 1001; 1003

Bài 5

Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm:

7009 ......  7080                                           56 249 ...... 70 238

551 042 ...... 69 398                                    5 710 070 ...... 260 052

Phương pháp giải:

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.  Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

7009 < 7080                                                 56 249 < 70 238

551 042 > 69 398                                        5 710 070 > 260 052

Bài 6

a) Viết các số 3450; 3448; 4348; 4350 theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các số 57 890; 57 980; 75 980; 75 089 theo thứ tự từ lớn đến bé.

c) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

    Số lớn nhất có một chữ số là: …….

    Số bé nhất có bốn chữ số là: …….

    Số lẻ bé nhất có sáu chữ số là: …….

Phương pháp giải:

a, b) So sánh các số đã cho theo quy tắc bên dưới, sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn.  Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

c) Dựa vào lý thuyết về số tự nhiên để trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:  3448 < 3450 < 4348 < 4350. 

Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3448 ; 3450 ; 4348 ; 4350.

b) Ta có: 75 980 > 75 089 > 57 980 > 57 890.

Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 75 980 ; 75 089 ; 57 980 ; 57 890.

c) Số lớn nhất có một chữ số là: 9.

Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000.

Số lẻ bé nhất có sáu chữ số là: 100 001.

Bài 7

Trong các số 219; 45 731; 35 305; 5732; 1350; 64 449:

a) Số chia hết cho 2 là: …….

b) Số chia hết cho 5 là: …….

c) Số chia hết cho 3 là: …….

d) Số chia hết cho 9 là: …….

e) Số chia hết cho cả 2; 5; 9 là: …….

Phương pháp giải:

Áp dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

Lời giải chi tiết:

a) Số chia hết cho 2 là: 5732; 1350.

b) Số chia hết cho 5 là: 35 305; 1350.

c) Số chia hết cho 3 là: 219; 1350; 64 449.

d) Số chia hết cho 9 là: 1350; 64 449.

e) Số chia hết cho cả 2; 5; 9 là: 1350.

Bài 8

a) Đặt tính rồi tính:

\(7374+2324\)                                            \(75095-4876\)

b) Tìm \(x\):

\(x + 327 = 4109\)                                   \(x - 3428 = 853\)

Phương pháp giải:

a) Đặt tính rồi tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

b) Xác định vị trí của \(x\) rồi tìm \(x\) theo quy tắc:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết:

a)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{7374}\\{2324}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,9698}\end{array}\)                          \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{75095}\\{\,\,\,4876}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\;70219}\end{array}\)

b)

\(\begin{array}{l}x + 327 = 4109\\x = 4109 - 327\\x = 3782\end{array}\)

\(\begin{array}{l}x - 3428 = 853\\x = 853 + 3428\\x = 4281\end{array}\)

Vui học

Giải bài toán

Chú Huy bán hàng ngoài chợ. Buổi sáng chú thu được 1 250 000 đồng, buổi chiều chú thu được nhiều hơn buổi sáng 350 000 đồng. Hỏi cả ngày hôm đó chú thu được bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải:

- Tính số tiền buổi chiều chú Huy thu được ta lấy số tiền buổi sáng chú Huy thu được cộng với 350 000 đồng.

- Tính số tiền cả ngày hôm đó chú Huy thu được ta lấy số tiền buổi sáng chú Huy thu được cộng với số tiền buổi chiều chú Huy thu được.

Lời giải chi tiết:

Buổi chiều chú Huy thu được số tiền là:

1 250 000 + 350 000 = 1 600 000 (đồng)

Cả ngày hôm đó chú Huy thu được số tiền là:

 1 250 000 + 1 600 000 = 2 850 000 (đồng)

                  Đáp số: 2 850 000 đồng.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close