Bài 5.3 phần bài tập bổ sung trang 163 SBT toán 8 tập 1Giải bài 5.3 phần bài tập bổ sung trang 163 sách bài tập toán 8.Cho tam giác vuông ABC, có hai cạnh góc vuông là AC = 6cm và AB = 8cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = 5cm. Tính diện tích của tứ giác MNPQ. Quảng cáo
Đề bài Cho tam giác vuông \(ABC,\) có hai cạnh góc vuông là \(AC = 6\,cm\) và \(AB = 8\,cm.\) Trên cạnh \(AC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(CD = 5\,cm.\) Trên cạnh \(AB\) lấy điểm \(E\) sao cho \(EB = 5\,cm.\) Gọi \(M,\, N,\, P,\, Q\) tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \(DE,\, DB,\, BC\) và \(CE.\) Tính diện tích của tứ giác \(MNPQ.\) Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy. Lời giải chi tiết +) Trong \(∆ EDC\) ta có: \(M\) là trung điểm của \(ED\) \(Q\) là trung điểm của \(EC\) nên \(MQ\) là đường trung bình của \(∆ EDC\) \(⇒ MQ = \dfrac{1}{2}CD = 2,5\, (cm)\) và \(MQ // CD\) +) Trong \(∆ BDC\) ta có: \(N\) là trung điểm của \(BD\) \(P\) là trung điểm của \(BC\) nên \(NP\) là đường trung bình của \(∆ BDC\) \(⇒ NP = \dfrac{1}{2}CD = 2,5\, (cm)\) +) Trong \(∆ DEB\) ta có: \(M\) là trung điểm của \(DE\) \(N\) là trung điểm của \(DB\) nên \(MN\) là đường trung bình của \(∆ DEB\) \(⇒ MN = \dfrac{1}{2}BE = 2,5\, (cm)\) và \(MN // BE\) +) Trong \(∆ CEB\) ta có: \(Q\) là trung điểm của \(CE\) \(P\) là trung điểm của \(CB\) nên \(QP\) là đường trung bình của \(∆ CEB\) \(⇒ QP = \dfrac{1}{2}BE = 2,5\, (cm)\) Suy ra: \(MN = NP = PQ = QM \) (1) \(MQ // CD\) hay \(MQ // AC\) \(AC ⊥ AB\) (do tam giác ABC vuông tại A) \(⇒ MQ ⊥ AB\) Lại có: \(MN // BE\) hay \(MN // AB\) Suy ra: \(MQ ⊥ MN\) hay \(\widehat {QMN} = 90^\circ \) (2) Từ (1) và (2) suy ra tứ giác \(MNPQ\) là hình vuông \({S_{MNPQ}} = M{N^2} = {\left( {2,5} \right)^2} = 6,25\) \((c{m^2})\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|