Bài 40 trang 162 SBT toán 8 tập 1Giải bài 40 trang 162 sách bài tập toán 8. Hai cạnh của một hình bình hành có độ dài là 6cm và 8cm. Một trong các đường cao có độ dài là 5cm. Tính độ dài đường cao thứ hai. Hỏi bài toán có mấy đáp số ? Quảng cáo
Đề bài Hai cạnh của một hình bình hành có độ dài là \(6\,cm\) và \(8\,cm.\) Một trong các đường cao có độ dài là \(5\,cm.\) Tính độ dài đường cao thứ hai. Hỏi bài toán có mấy đáp số ? Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy với chiều cao tương ứng: \(S=ah\) Lời giải chi tiết Giả sử hình bình hành \(ABCD\) có \(AB = 8cm,\, AD = 6cm.\) Kẻ \(AH ⊥ CD,\, AK ⊥ BC\) Ta có \(5 cm< 6 cm;\, 5cm < 8cm\) Đường cao là cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền thỏa mãn có hai trường hợp: +) Nếu \(AK = 5cm,\) khi đó \(\begin{array}{l}{S_{ABCD}} = AK.BC = 5.6 = 30(c{m^2})\\{S_{ABCD}} = AH.AD = 8.AH\\ \Rightarrow 8.AH = 30 \\\Rightarrow AH =\dfrac{{30}}{8} = \dfrac{{15}}{4}(cm)\end{array}\) +) Nếu \(AH = 5cm\) \(\begin{array}{l}{S_{ABCD}} = AH.CD = 5.8 = 40(c{m^2})\\{S_{ABCD}} = AK.BC = 6.AK\\ \Rightarrow 6.AK = 40 \\\Rightarrow AK = \dfrac{{40}}{6} = \dfrac{{20}}{3}(cm)\end{array}\) Vậy đường cao thứ hai có độ dài là \(\dfrac{{15}}{4}(cm)\) cm hoặc \(\dfrac{{20}}{3}\) \((cm)\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|