Bài 3.15 trang 11 SBT Vật Lí 12

Giải 3.15 trang 11 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn dài 2m. Phía dưới điểm treo O trên phương thẳng đứng có một chiếc đinh đóng chắc vào điểm O' cách O một đoạn OO' = 0,5 m, sao cho con lắc vấp vào đinh khi dao động (H.3.1).

Quảng cáo

Đề bài

Một con lắc đơn dài \(2m\). Phía dưới điểm treo \(O\), trên phương thẳng đứng có một chiếc đinh đóng chắc vào điểm \(O'\) cách \(O\) một đoạn \({\rm{OO}}' = 0,5m\) , sao cho con lắc vấp vào đinh khi dao động (H.3.1). Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc \({\alpha _1} = {7^0}\) rồi thả không vận tốc đầu. Bỏ qua ma sát. Hãy tính:

a) Biên độ của con lắc ở hai bên vị trí cân bằng.

b) Chu kì dao động của con lắc. Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng định luật bảo toàn cơ năng.

b) Sử dụng biểu thức xác định chu kì dao động: \(T = \dfrac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)

Lời giải chi tiết

a) Theo định luật bảo toàn cơ năng, ta suy ra hai vị trí biên \(A\) và \(B\) phải ở cùng một độ cao (Hình \(3.1G).\)

\({h_A} = {h_B}\)

\(l(1 - {\rm{cos}}{\alpha _1}) = \dfrac{{3l}}{4}(1 - {\rm{cos}})\)

\( \Rightarrow {\rm{cos}}{\alpha _2} = \dfrac{1}{3}(4{\rm{cos}}{\alpha _1} - 1)\)

\(=\dfrac{1}{3}(4{\rm{cos}}{{\rm{7}}^0} - 1) \approx 0,99\)

\( \Rightarrow {\alpha _2} = 8,{1^0}.\)

b) \(T = \dfrac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)

\({T_1} = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} ;{T_2} = 2\pi \sqrt {\dfrac{{3l}}{{4g}}}\)

\(=2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} .\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.\)

\(T = \pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} (1 + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2})\)

\(=3,14\sqrt {\dfrac{{2,00}}{{9,8}}} (1 + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}) = 2,65{\rm{s}}.\)

Loigiaihay.com

  • Bài 3.14 trang 11 SBT Vật Lí 12

    Giải 3.14 trang 11 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ, khối lượng m = 50 g treo vào đầu tự do của một sợi dây mảnh dài l = 1,0 m ở một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát.

  • Bài 3.13 trang 11 SBT Vật Lí 12

    Giải 3.13 trang 11 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn dài 1,0 m dao động điều hoà tại một nơi có gia tốc trọng trường do là g = 9,8 m/s2. Trong khi dao động, quả cầu con lắc vạch một cung tròn có độ dài 12 cm. Bỏ qua mọi ma sát.

  • Bài 3.12 trang 10 SBT Vật Lí 12

    Giải 3.12 trang 10 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng 50 g được treo vào đầu một sợi dây dài 2 m. Lấy g = 9,8 m/s2.

  • Bài 3.11 trang 10 SBT Vật Lí 12

    Giải 3.11 trang 10 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn dài 1,2 m dao động tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.

  • Bài 3.9, 3.10 trang 10 SBT Vật Lí 12

    Giải 3.9, 3.10 trang 10 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu từ vị trí biên có biên độ góc anpha0 . Khi con lắc đi qua vị trí có li độ góc anpha thì tốc độ của con lắc được tính bằng cồng thức nào? Bỏ qua mọi ma sát

Quảng cáo
close