Bài 28.3 Trang 34 SBT Hóa học 9

Giải bài 28.3 Trang 34 sách bài tập Hóa học 9. Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí C02 vào ống nghiệm.

Quảng cáo

Đề bài

Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO2 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao ? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem tính chất hóa học của CO2. Tại đây 

Lời giải chi tiết

Khí CO2 tan một phần vào nước tạo thành dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khi đun nóng nhẹ, độ tan của CO2 trong nước giảm, CO2 bay ra khỏi dung dịch, giấy quỳ trở lại màu tím ban đầu.

Loigiaihay.com

  • Bài 28.4 Trang 35 SBT Hóa học 9

    Giải bài 28.4 Trang 35 sách bài tập Hóa học 9. Có những khí sau :

  • Bài 28.5 Trang 35 SBT Hóa học 9

    Giải bài 28.5 Trang 35 sách bài tập Hóa học 9. Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết.

  • Bài 28.6 Trang 35 SBT Hóa học 9

    Giải bài 28.6 Trang 35 sách bài tập Hóa học 9. Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

  • Bài 28.7 Trang 35 SBT Hóa học 9

    Giải bài 28.7 Trang 35 sách bài tập Hóa học 9. Quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic ?

  • Bài 28.8 Trang 35 SBT Hóa học 9

    Giải bài 28.8 Trang 35 sách bài tập Hóa học 9. Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như là không đổi là vì

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close