Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 5Đề bài
Câu 1 :
Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của
Câu 2 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Câu 3 :
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Bài thơ trên không mang ý nghĩa nào sau đây?
Câu 4 :
Theo anh (chị), bản chất của sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh là gì?
Câu 5 :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?
Câu 6 :
Giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đóng vai trò gì quan trọng?
Câu 7 :
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ Latinh?
Câu 8 :
Từ tháng 5-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?
Câu 9 :
Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Câu 10 :
Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
Câu 11 :
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?
Câu 12 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là
Câu 13 :
Nguyên nhân sâu xa nào làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng?
Câu 14 :
Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
Câu 15 :
Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
Câu 16 :
Đâu không phải là lý do nông nghiệp Pháp trước cách mạng kém phát triển?
Câu 17 :
Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
Câu 18 :
Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ
Câu 19 :
Trong những năm 20 -30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? .
Câu 20 :
Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
Câu 21 :
Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?
Câu 22 :
Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?
Câu 23 :
Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?
Câu 24 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?
Câu 25 :
Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?
Câu 26 :
Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta đang như thế nào?
Câu 27 :
Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
Câu 28 :
Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
Câu 29 :
Vì sao sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử?
Câu 30 :
Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á?
Câu 31 :
Tại sao Phật giáo thời Lê sơ lại không phát triển như thời Lý – Trần?
Câu 32 :
Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?
Câu 33 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa trận Bạch Đằng năm 938 với năm 1288 là
Câu 34 :
Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?
Câu 35 :
Bản chất của cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861-1865 là
Câu 36 :
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?
Câu 37 :
Một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
Câu 38 :
Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX?
Câu 39 :
“Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng số phiếu bầu của đa số, mà bằng sắt và máu” Câu nói trên là của nhân vật lịch sử nào?
Câu 40 :
“Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung về sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Công xã thị tộc được hình thành cũng có nghĩa con người từ bỏ cách tổ chức theo bầy đàn, chuyển sang tổ chức theo thị tộc. Ở nhiều địa phương của Việt Nam đã tìm thấy những răng hóa thạch và nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người tinh khôn tại các khu di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai – Thái Nguyên), Sơn Vi (Lâm Thao – Phú Thọ). => Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của Người tinh khôn.
Câu 2 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào bộ máy nhà nước của Xiêm sau cải cách của vua Rama V để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng
Câu 3 :
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Bài thơ trên không mang ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” mang những ý nghĩa sau: - Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ. - Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta. - Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Bài thơ sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Tống vẫn đang diễn ra nên không thể nói bài thơ có ý nghĩa thể hiện sự tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt.
Câu 4 :
Theo anh (chị), bản chất của sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh là gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Điều này đã cho thấy tính chất phản động của triều đình phong kiến Mãn Thanh, tạo ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng và châm ngòi cho một cuộc cách mạng bùng nổ
Câu 5 :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm
Câu 6 :
Giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đóng vai trò gì quan trọng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ thế kỉ XI đến XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước, nâng cao dân trí.
Câu 7 :
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ Latinh?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách ngoại giao “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”. “Cái gậy lớn” là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “'Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt. Kiểu chính sách này phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Còn bản chất của “Ngoại giao bằng đồng đô la” là thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Câu 8 :
Từ tháng 5-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong thời gian tồn tại từ tháng 9-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành 5 kì đại hội.
Câu 9 :
Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. => Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
Câu 10 :
Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính những hành động này càng khơi sâu nên mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 11 :
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm.
Câu 12 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Do đó ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc
Câu 13 :
Nguyên nhân sâu xa nào làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng là do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó. - Bóc lột tàn nhẫn người lao động của tư sản: cuộc sống người lao động được tình bắng đồng lương chết đói, điều kiện làm việc tồi tệ, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội phổ biến. - Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu bóc lột.
Câu 14 :
Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.
Câu 15 :
Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm: - Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc Thực dân Anh không thực hiện chính sách đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 16 :
Đâu không phải là lý do nông nghiệp Pháp trước cách mạng kém phát triển?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển do công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, một phần ba diện tích đất đai bị bỏ hoang, năng suất cây trồng thấp. Trong nhiều vùng, đặc biệt ở các tỉnh Đông Bắc, một số địa chủ chuyển sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa nhưng không thành công. Nhìn chung, trong nông nghiệp Pháp, quan hệ phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ
Câu 17 :
Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào phong trào đấu tranh chống quân Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để trả lời. Lời giải chi tiết :
Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính những hành động này càng khơi sâu nên mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 18 :
Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển: - Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời. - Giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động ở Pa-ri (1871).
Câu 19 :
Trong những năm 20 -30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? .
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong những năm 20 -30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 20 :
Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.
Câu 21 :
Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ rất sớm các nước thực dân đã có mặt ở In-đô-nê-xi-a. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Anh để hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị trên đất nước này
Câu 22 :
Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh, do đó chia làm hai phái là ôn hòa và cực đoan.
Câu 23 :
Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sau ngày chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
Câu 24 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là thống nhất thị trường quốc gia dân tộc, đáp ứng được yêu cầu lịch sử, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức
Câu 25 :
Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Phong trào Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền => Đáp án D không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào Tây Sơn.
Câu 26 :
Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta đang như thế nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân để trả lời. Lời giải chi tiết :
Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 27 :
Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cùng với nghề nông, cư dân văn hóa Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm => Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Câu 28 :
Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình chính trị- xã hội Pháp trước cách mạng để trả lời Lời giải chi tiết :
Tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế mạnh nhưng không có quyền lực chính trịm bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh
Câu 29 :
Vì sao sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ tình hình các nước tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Do đó nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ngày càng lớn. Trong khi đó các nước châu Á là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nên sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử
Câu 30 :
Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào chính sách thống trị của thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á để so sánh, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á: + Châu Phi: Cách thức mà Anh, Pháp dùng trong việc chiếm châu Phi chính là, dùng hàng hóa dư thừa và lỗi thời, ế ẩm để đổi lấy khoáng sản và nhân công, mà không có vai trò của các công ty Đông Ấn như đã làm ở châu Á. Đồng thời, đặc biệt là người Pháp còn đẩy mạnh quá trình truyền giáo, đến mức mà người phương Tây còn lấy cả Kinh Thánh để đổi lấy ruộng: “Khi trước chúng tôi có đất tròng trọt, người châu Âu có kinh thánh, ít lâu sau, người ta đổi cho chúng tôi lấy Kinh thánh, còn họ thì lấy ruộng đất”. Chính tình trạng quá lạc hậu mọi mặt của châu Phi đã làm cho việc chinh phục vùng đất này của các nước đế quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. + Châu Á: Khu vực này thể hiện chính sách cai trị về kinh tế của Anh và Pháp khác nhau về cách thức. Cụ thể: Anh thì luôn chú trọng phát triển lợi thế, kinh tế hoàn chỉnh của thuộc địa hơn so với Pháp. Cụ thể là, Anh luôn chú trọng phát triển cơ sở kinh tế cho thuộc địa, đặc biệt là công nghiệp, việc khai thác, chế biến và hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ngay trên đất thuộc địa. Đặc biệt, Anh còn cho phép thuộc địa mình mua nguyên liệu từ các thuộc địa không thuộc mình, mà kẻ bán chủ yếu là Pháp. Người Pháp thì chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu thô, sau đó bán lại, Anh vì vậy mà thu mua và hoàn chỉnh sản phẩm tại thuộc địa, tăng giá sản phẩm. Ngoài ra Anh còn chú trọng phát triển vị thế những vùng thuộc địa chiến lược như Hồng Kông hay Xingapo, trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng. Mục đích của Anh là khai thác lâu dài và tiềm lực của Anh cho phép Anh tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn so với Pháp. Do đó mà cũng dễ hiểu khi bộ mặt kinh tế thuộc địa Pháp tỏ ra không mấy nổi bật so với những vùng kinh tế thuộc địa lớn Hồng Kông, Macao, Xingapo của Anh. Một minh chứng dễ thấy có lẽ là số km đường sắt tại thuộc địa của Anh và Pháp. Đến năm 1914 thuộc địa Pháp có 5800 km đường sắt, riêng Ấn Độ thuộc Anh là 27.000 km. => So với châu Phi thì châu Á được thực dân phương Tây đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hơn so với phương Tây.
Câu 31 :
Tại sao Phật giáo thời Lê sơ lại không phát triển như thời Lý – Trần?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình tư tưởng, tôn giáo Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV và tình hình chính trị qua các triều đại để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì: - Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt. - Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước. * Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì: - Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. - Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.
Câu 32 :
Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh (1789) bao gồm: - Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. - So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn). - Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay. - Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ. - Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đáp án A: là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785).
Câu 33 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa trận Bạch Đằng năm 938 với năm 1288 là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288 để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Điểm khác nhau cơ bản giữa trận Bạch Đằng năm 938 với năm 1288 là thời điểm tổ chức tấn công. Trận Bạch Đằng năm 938, quân dân ta chủ động tấn công địch ngay khi quân Nam Hán vừa mới bắt đầu đặt chân vào nước ta. Còn trận Bạch Đằng năm 1288, quân dân nhà Trần lại tổ chức tấn công khi quân Mông- Nguyên đã tiến vào lãnh thổ Đại Việt nhưng không đạt được mục tiêu nên phải rút về nước.
Câu 34 :
Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình kinh tế Anh thế kỉ XVII để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Sự thâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp là nguyên nhân sâu xa quy định tính chất của cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì khi quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông thôn Anh đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh. Một số lãnh chúa tiến hành rào đất cướp ruộng để trồng cỏ nuôi cừu, lấy lông để bán. Họ dần trở thành bộ phận quá tộc mới. Bộ phận này được hưởng lợi từ cả chế độ phong kiến và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải biến chế độ phong kiến cho phù hợp hơn mà thôi.
Câu 35 :
Bản chất của cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861-1865 là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861-1865 thực chất là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai của Mĩ vì nó đã xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển mạnh trong giai đoạn sau
Câu 36 :
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung về hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là do những điều kiện lịch sử khách quan quy định. Họ không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản.
Câu 37 :
Một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ quá trình tồn tại của vương triều Tây Sơn để trả lời. Lời giải chi tiết :
Quang Trung mất, Quang Toản đối vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn người càng gay gắt. Vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, triều Tây Sơn chấm dứt.
Câu 38 :
Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để trả lời Lời giải chi tiết :
Châu Á thức tỉnh là khái niệm để chỉ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu thế kỉ XX. Nó đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc của các nước châu Á, sự xuất hiện vai trò mới của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị đấu tranh chống chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc. Cao trào 1905-1908 ở Ấn Độ cũng không năm ngoài sự phát triển này
Câu 39 :
“Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng số phiếu bầu của đa số, mà bằng sắt và máu” Câu nói trên là của nhân vật lịch sử nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết :
Năm 1862, tại Quốc hội Phổ, Bi-xmác đã tuyên bố “Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng số phiếu bầu của đa số, mà bằng sắt và máu”. Bi-xmác là người trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức và trở thành Thủ tướng của nước Đức thống nhất sau này. Quan điểm lãnh đạo đất nước của Bi-xmác có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng quân phiệt, hiếu chiến của nước Đức ở giai đoạn sau.
Câu 40 :
“Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết :
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến Nguyên - Mông lần thứ nhất, trước thế giặc rất mạnh, vua Trần Thái Tông đã hỏi ý kiến Trần Thủ Độ về việc đánh hay hàng. Trần Thủ Độ dõng dạc đáp lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng. |