Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4Đề bài
Câu 1 :
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?
Câu 2 :
Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Câu 3 :
Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?
Câu 4 :
Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Câu 5 :
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Câu 6 :
Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
Câu 7 :
Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã đi sâu khai thác đề tài gì trong đời sống xã hội?
Câu 8 :
Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?
Câu 9 :
Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?
Câu 10 :
Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
Câu 11 :
Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?
Câu 12 :
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là
Câu 13 :
Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 14 :
Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?
Câu 15 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Câu 16 :
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
Câu 17 :
Hai quốc gia nào ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Câu 18 :
Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Câu 19 :
Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là
Câu 20 :
Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 21 :
Các tác phẩm của Mô-li-e tập trung đi sâu phản ánh chủ đề gì?
Câu 22 :
Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?
Câu 23 :
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?
Câu 24 :
Tham vọng của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?
Câu 25 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
Câu 26 :
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với văn học ở các nước phương Tây?
Câu 27 :
Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
Câu 28 :
Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
Câu 29 :
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 30 :
Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình này đã được hoàn thành. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập
Câu 2 :
Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908
Câu 3 :
Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sang giai đoạn thứ hai (1917-1918), thế chủ động trên chiến trường đã chuyển từ phe Liên minh sang phe Hiệp ước.
Câu 4 :
Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Câu 5 :
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Khi tiến hành xâm lược Campuchia, thực dân Pháp có chỗ dựa là một nền sản xuất phồn vinh, quân đội hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi đó, Campuchia lại thua kém Pháp hẳn một phương thức sản xuất, vũ khí thô sơ, lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân khách quan khiến cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia thất bại
Câu 6 :
Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm: - Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc Thực dân Anh không thực hiện chính sách đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 7 :
Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã đi sâu khai thác đề tài gì trong đời sống xã hội?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nôi dung chính của tác phẩm “Những người khốn khổ” của tác giả Vích-to Huy-gô là thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Câu 8 :
Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp, đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước.
Câu 9 :
Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới
Câu 10 :
Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Mĩ Latinh với thực dân phương Tây phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải phóng ở đây diễn ra quyết liệt
Câu 11 :
Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động
Câu 12 :
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào sự phát triển của phong trào công nhân để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc
Câu 13 :
Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các đáp án A, B, D: là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại cho các nước tư bản, các nước đều phải thực hiện công cuộc khôi phục đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Đáp án C: trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918), cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế độ xã hội chủ nghĩa. => Sự thành công của cách mang tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô viết là hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 14 :
Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại sự thành lập hai phe đối lập, suy luận Lời giải chi tiết :
Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là đế quốc Anh với đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. => Hai khối này được thành lập không phải để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới bởi cuộc khủng hoảng này diễn ra từ năm 1929 đến năm 1933 và chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918.
Câu 15 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào bộ máy nhà nước của Xiêm sau cải cách của vua Rama V để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng
Câu 16 :
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Vào buổi đầu thời cận đại, những thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, … có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.
Câu 17 :
Hai quốc gia nào ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX để trả lời Lời giải chi tiết :
Êtiôpia và Libêria là hai quốc gia ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Câu 18 :
Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp địa chủ phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên người Anh vẫn nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ chứ không thông qua vai trò của đội ngũ tay sai bản xứ
Câu 19 :
Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Ngày 20 tháng 6 năm 1900, các thành viên phong trào, lúc này lên tới hơn 100.000 người và được dẫn đầu bởi người của Từ Hi Thái Hậu, đã bao vây người nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn Bắc Kinh, đốt các nhà thờ Thiên chúa giáo của thành phố, và phá hủy tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thiên Tân. Khi các cường quốc phương Tây và Nhật Bản tổ chức một lực lượng đa quốc gia để đè bẹp cuộc nổi loạn, cuộc bao vây các công sứ quán Bắc Kinh đã kéo dài hàng tuần, và các nhà ngoại giao cùng gia đình họ cùng các lính gác đã phải chịu đói và các điều kiện xuống cấp khi họ chiến đấu để ngăn cản bước tiến của cuộc khởi nghĩa. Vào ngày 14/8, một lực lượng quốc tế, gồm binh lính Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, và Đức, đã phá vòng vây ở Bắc Kinh sau khi chiến đấu để tiến quân xuyên qua phần lớn miền bắc Trung Quốc. Do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các cường quốc, họ đã đồng ý không phân chia Trung Quốc thêm nữa, và vào tháng 9/1901, Nghị định thư Bắc Kinh đã được ký, chính thức chấm dứt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Theo các điều khoản của thỏa thuận, các cường quốc nước ngoài sẽ được hưởng các điều ước thương mại cực kỳ có lợi trong quan hệ với Trung Quốc, quân đội nước ngoài được đồn trú lâu dài tại Bắc Kinh, và Trung Quốc bị buộc phải trả một khoản 333 triệu đô la tiền phạt vì cuộc nổi loạn. Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một quốc gia phụ thuộc.
Câu 20 :
Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô- mây qua đời. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua, lấy hiệu là Minh Trị. Dưới áp lực của phong trào “Đảo Mạc”, ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa. Ngay sau khi nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 21 :
Các tác phẩm của Mô-li-e tập trung đi sâu phản ánh chủ đề gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại để trả lời Lời giải chi tiết :
Mô-li-e (1622 – 1673) là tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người
Câu 22 :
Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản giữa thế kỉ XIX và nội dung cải cách duy tân Minh Trị để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:
Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.
Câu 23 :
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của các nước tư bản từ giữa thế kỉ XIX để phân tích, lí giải. Lời giải chi tiết :
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc
Câu 24 :
Tham vọng của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi của Đông Dương để đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, thôn tính được nhiều vùng đất ở Đông Nam Á thì thực dân Pháp phải nhanh chóng tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương để biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp; làm căn cứ để tiến vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh hưởng của Anh ở khu vực
Câu 25 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh
Câu 26 :
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với văn học ở các nước phương Tây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học phương Đông và phương Tây để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Từ đầu thế kỉ XIX dến đầu thế kỉ XX, văn học ở các phương Đông và phương Tây có đặc điểm khác nhau sau: - Phương Đông: văn học có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do - Phương Tây: trong hoàn cảnh giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm lược, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Các nhà thơ, nhà văn đã phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình
Câu 27 :
Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản => Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
Câu 28 :
Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Liên hệ chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu Mĩ và tình hình các nước Á, Phi, Mĩ Latinh để trả lời. Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ
Câu 29 :
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ lịch sử Việt Nam phần phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX để trả lời. Lời giải chi tiết :
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
Câu 30 :
Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời Lời giải chi tiết :
Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của của La phông- ten- một nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp. Bài thơ kể về một con cáo đang khát nước và nó nhìn thấy một chùm nho chín mọng nằm vắt trên cao. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng con cáo vẫn không thể lấy đc chùm nho. Nó phải tự đánh lừa bản thân rằng “nho còn xanh lắm”. Bài thơ đã minh hoạ khái niệm bất hoà hợp về nhận thức xảy ra khi một người cố gắng đồng thời giữ các ý nghĩ không tương hợp. Sự bất hoà hợp này có thể được làm giảm đi bằng cách thay đổi niềm tin hoặc trạng thái ước muốn, cho dù nó dẫn đến hành vi không hợp lí. Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không được. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh |