Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 5Đề bài
Câu 1 :
Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
Câu 2 :
Đâu không phải là lý do khiến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941?
Câu 3 :
Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?
Câu 4 :
Chiến thắng nào của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle được thông qua vào năm 1940?
Câu 5 :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?
Câu 6 :
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
Câu 7 :
Vì sao các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít?
Câu 8 :
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc?
Câu 9 :
Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
Câu 10 :
Phong trào nào đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
Câu 11 :
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Câu 12 :
Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 13 :
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
Câu 14 :
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
Câu 15 :
Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?
Câu 16 :
Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
Câu 17 :
Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
Câu 18 :
Sự kiện nào đánh dấu liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu?
Câu 19 :
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?
Câu 20 :
Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
Câu 21 :
Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 22 :
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
Câu 23 :
Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 24 :
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?
Câu 25 :
Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là
Câu 26 :
Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 27 :
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?
Câu 28 :
Sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 29 :
Từ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?
Câu 30 :
Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 bao gồm: biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa của Anh, không nộp thuế, …. => Biểu tình có vũ trang tự vệ không phải biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ.
Câu 2 :
Đâu không phải là lý do khiến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đến tháng 6-1941 để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân Đức mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941 là: - Bản thân Đức và Liên Xô đã có sự đối lập về hệ tư tưởng phát xít và chủ nghĩa Mác- Lênin - Đến giữa năm 1941, phát xít Đức đã thôn tính phần lớn khu vực châu Âu chỉ còn lại Liên Xô. Hơn nữa tham vọng của Hít-le là trở thành bá chủ châu Âu nên việc tấn công Liên Xô chỉ là vấn đề thời gian - Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra cho Đức nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề năng lượng. Do đó Đức đã nhìn sang phía Đông và nhắm đến cả mỏ dầu ở Bacu. Tin rằng Anh và Mỹ không có khả năng đánh nước Đức và đồng minh => Ngày 22-6-1941, Đức đã xé bỏ Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược nhau, tấn công Liên Xô. Đáp án A: Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực không phải là nguyên nhân dẫn đến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941.
Câu 3 :
Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) bao gồm: 1. Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. 2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. 3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai. 4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. 5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
Câu 4 :
Chiến thắng nào của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle được thông qua vào năm 1940?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Câu 5 :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi là Trục Beclin – Rô-ma – Tôkyô hay phe Trục
Câu 6 :
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Từ tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cải tổ thành Đảng Cộng sản Đông Dương để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương. Sự kiện này đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương.
Câu 7 :
Vì sao các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào chính sách đối ngoại của Liên Xô và các nước tư bản dân chủ để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít do không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước những hành động của Liên minh phát xít. - Liên Xô: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với Anh và Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - Anh, Pháp: thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. - Mĩ: thực hiện chính sách trung lập, không can thiệp vào các sự việc xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Câu 8 :
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí Hiệp ước Vécxai – Oasinhton, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật => Ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
Câu 9 :
Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, ở Ấn Độ đã xuất hiện những nhóm cộng sản đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, tháng 12-1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập. => Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.
Câu 10 :
Phong trào nào đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Với sự xuất hiện vai trò của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập, phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Câu 11 :
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân ở Ấn Độ tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hại chiến tranh và ban hành những đạo luật phản động để củng cố bộ máy thống trị
Câu 12 :
Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số chính đảng của giai cấp tư sản đã được thành lập ở khu vực Động Nam Á là Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…
Câu 13 :
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Xuất phát từ đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực. Phong trào này được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.
Câu 14 :
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 7-1921 đã chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, có chính đảng của riêng mình để từng bước nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng - Đáp án B: nhân tố thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc - Đáp án C, D: ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ.
Câu 15 :
Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa các sự kiện để trả lời. Lời giải chi tiết :
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại, vì nó đã giải phóng nhân dân lao động và dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, đưa họ lên nắm chính quyền làm chủ vận mệnh của mình; Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, là cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới; cổ vũ và chỉ ra cho giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa con đường đấu tranh đi đến thắng lợi.
Câu 16 :
Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào cục diện chiến tranh năm 1940 để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Tháng 7 – 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh. Tuy nhiên, do ưu thế về không quân và hải quân của Anh. Đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh bắt đầu từ tháng 9-1940, cho nên kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức thất bại. => Lí do khách quan nào làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là do Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
Câu 17 :
Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Cam-pu-chia bao gồm: - Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam, Khởi nghĩa Châu Pa-chay ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. - Campuchia: Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng. Đáp án C: Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa thuộc phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929.
Câu 18 :
Sự kiện nào đánh dấu liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Mùa hè năm 1944, Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào bờ biển Noóc- măng-đi (miền bắc nước Pháp). Từ đây phát xít Đức lâm vào tình thế nguy ngập, buộc phải chiến đấu cùng một lúc trên cả hai mặt trận phía Đông và Tây.
Câu 19 :
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu một bước phát triển mới của giai cấp vô sản Trung Quốc khi lần đầu tiên học xuất hiện trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng độc lập. Sự trưởng thành này cùng với sự giúp đỡ của quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở đó, tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập
Câu 20 :
Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 21 :
Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên thế giới. Chủ nghĩa Mác- Lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực. Một con đường mới đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - con đường cách mạng vô sản. Đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 22 :
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.
Câu 23 :
Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc của giai cấp tư sản có bước tiến rõ rệt. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị cùng với sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản. Còn phong trào công nhân quốc tế là chỉ chung cho phong trào công nhân thế giới, không phải đặc điểm riêng của khu vực Đông Nam Á.
Câu 24 :
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương. Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt => Chính sách thống trị tàn bạo và sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp đã làm bùng lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
Câu 25 :
Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là
Đáp án : C Phương pháp giải :
So sánh đặc điểm của phong trào Ngũ tứ với các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước để trả lời. Lời giải chi tiết :
Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là không có sự kết hợp giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến tay sai. Đến phong trào Ngũ tứ hạn chế này đã được khắc phục khi kết hợp đồng thời cả 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong, giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “giết hết bọn giặc bán nước”, ….
Câu 26 :
Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á để so sánh. Lời giải chi tiết :
Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Đây thực chất cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản
Câu 27 :
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm cơ bản của hai cuộc chiến tranh thế giới để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ tháng 9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 cũng là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Tuy nhiên kể từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của các lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu chống lại các thế lực phát xít xâm lược, hiếu chiến => Tính chất chiến tranh là điểm khác nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu 28 :
Sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời. Lời giải chi tiết :
Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp nông dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội. => Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc. Đến năm 1930 - 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công - nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.
Câu 29 :
Từ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào con đường dẫn đến chiến tranh để rút ra bài học. Lời giải chi tiết :
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này có thể được ngăn chặn nếu như Liên Xô và các nước tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) có sự thống nhất trong đường lối đấu tranh. Do đó bài học quan trọng nhất để lại cho nhân loại trong công cuộc bảo vệ hòa bình an ninh thế giới là phải có sự thống nhất về đường lối đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến
Câu 30 :
Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai để liên hệ trả lời. Lời giải chi tiết :
Vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 trong việc ngăn cản sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là sự thiếu thống nhất trong đường lối đấu tranh của các quốc gia: trong khi Liên Xô chủ trương đấu tranh chống phát xít đến cùng thì Anh, Pháp lại thi hành chính sách nhượng bộ, thỏa hiệp, Mĩ thi hành đường lối ngoại giao trung lập. Tuy nhiên, từ năm 1942, các nước đã tập hợp lại trong khối đồng minh chống phát xít do Mĩ, Anh, Liên Xô làm trụ cột. Kết quả, chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại hoàn toàn. => Bài học cơ bản về trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới là cần có sự đoàn kết của toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất. |