Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?

 

  • A

    Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết

     

  • B

    Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế

     

  • C

    Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ

     

  • D

    Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Câu 2 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A

    Học sinh, sinh viên.

  • B

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Câu 3 :

Đâu không phải lý do đến năm 1867 thực dân Pháp mới tiến hành chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

  • A

    Quân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm Campuchia

     

  • B

    Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô

     

  • C

    Phong trào kháng chiến ở Nam Kì phát triển buộc Pháp phải chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục

     

  • D

    Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Trung Quốc

Câu 4 :

Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

 

  • A

    Đấu tranh chính trị

     

  • B

    Đấu tranh kinh tế

     

  • C

    Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

     

  • D

    Bạo động vũ trang

Câu 5 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 6 :

Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?

  • A

    Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán

     

  • B

    Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh

     

  • C

    Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại

     

  • D

    Mở rộng buôn bán trong nước

Câu 7 :

Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

  • A

    Tằm thực

     

  • B

    Đánh vào tâm lí giặc

     

  • C

    Đánh thần tốc

     

  • D

    Vườn không nhà trống

Câu 8 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B

    Nông dân và công nhân.

     

  • C

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu 9 :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

 

  • A

    Cải cách kinh tế, xã hội

     

  • B

    Duy tân để phát triển đất nước

     

  • C

    Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc

     

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Câu 10 :

Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

  • A

    Hiệp ước Nhâm Tuất      

     

  • B

    Hiệp ước Giáp Tuất

     

  • C

    Hiệp ước Hác măng      

     

  • D

    Hiệp ước Patơnốt

Câu 11 :

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

     

  • B

    Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

     

  • C

    So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

     

  • D

    Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 12 :

Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?

  • A

    Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng

     

  • B

    Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp

     

  • C

    Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh

     

  • D

    Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam

Câu 13 :

Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

  • A

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Câu 14 :

Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

 

  • A

    Gácniê     

     

  • B

    Rivie

     

  • C

    Cuốcbê     

     

  • D

    Đuypuy

Câu 15 :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

  • A

    Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

     

  • B

    Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

     

  • C

    Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

     

  • D

    Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu 16 :

Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?

  • A

    Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh

  • B

    Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

  • C

    Bổ sung lực lượng quân sự

  • D

    Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 17 :

Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

 

  • A

    Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc

     

  • B

    Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

     

  • C

    Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

     

  • D

    Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Câu 18 :

Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

  • A

    Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản

  • B

    Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.

  • C

    Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh

  • D

    Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam

Câu 19 :

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

     

  • B

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

     

  • C

    Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

     

  • D

    Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Câu 20 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  • A

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

     

  • B

    Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

     

  • C

    Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

     

  • D

    Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 21 :

 Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 22 :

Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang

 

  • A

    Đánh chắc tiến chắc

     

  • B

    Chinh phục từng gói nhỏ

     

  • C

    Đánh phủ đầu

     

  • D

    Chinh phục từng địa phương

Câu 23 :

Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?

  • A

    Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C

    Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo

  • D

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Câu 24 :

Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

 

  • A

    Rivie       

     

  • B

    Gácniê

     

  • C

    Pôn Đume       

     

  • D

    Bôlaéc

Câu 25 :

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là

 

  • A

    tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp

     

  • B

    vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh

     

  • C

    tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính

     

  • D

    kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến

Câu 26 :

 Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?

  • A

    Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp

     

  • B

    Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

     

  • C

    Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược

     

  • D

    Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán

Câu 27 :

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A

    Khởi nghĩa Hương Khê

     

  • B

    Khởi nghĩa Yên Thế

     

  • C

    Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

     

  • D

    Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 28 :

Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?

  • A

    sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

     

  • B

    các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

     

  • C

    triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

     

  • D

    sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 29 :

Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?

  • A

    Không tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ

     

  • B

    Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa để làm chỗ dựa phản công

     

  • C

    Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp

     

  • D

    Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”

Câu 30 :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

  • A

    Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

     

  • B

    Diễn ra trên quy mô rộng lớn

     

  • C

    Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • D

    Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Câu 31 :

Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

  • A

    Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp

  • B

    Độc chiếm con đường sông Hồng

  • C

    Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì

  • D

    Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Câu 32 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 33 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 34 :

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa

     

  • B

    Kinh tế phong kiến

     

  • C

    Kinh tế nông nghiệp thuần túy

     

  • D

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 35 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

  • A

    Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

     

  • B

    Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

     

  • C

    Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

     

  • D

    Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Câu 36 :

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là

  • A

    Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

  • B

    Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.

  • C

    Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.

  • D

    Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Câu 37 :

Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

 

  • A

    Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

     

  • B

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

     

  • C

    Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

     

  • D

    Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Câu 38 :

Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Tôn Trung Sơn.

     

  • B

    Lương Khải Siêu.

     

  • C

    Mao Trạch Đông.

     

  • D

    Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Câu 39 :

Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là

  • A

    Tiến hành cải cách hay thủ cựu

     

  • B

    Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

     

  • C

    Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong

     

  • D

    Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Câu 40 :

Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

 

  • A

    Bạch Thái Bưởi

     

  • B

    Nguyễn Hữu Hào

     

  • C

    Lê Phát Đạt

     

  • D

    Trần Hữu Định

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?

 

  • A

    Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết

     

  • B

    Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế

     

  • C

    Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ

     

  • D

    Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi mới ra đời mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc). Họ chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.

 => Phong trào công nhân vẫn mang tính tự phát.

Câu 2 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A

    Học sinh, sinh viên.

  • B

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.

Câu 3 :

Đâu không phải lý do đến năm 1867 thực dân Pháp mới tiến hành chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

  • A

    Quân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm Campuchia

     

  • B

    Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô

     

  • C

    Phong trào kháng chiến ở Nam Kì phát triển buộc Pháp phải chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục

     

  • D

    Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ đến năm 1867, thực dân Pháp mới tiến hành xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì do:

- Thực dân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm và thiết lập nền bảo hộ ở Campuchia

- Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô (1867)

- Các trung tâm kháng chiến lớn ở Nam Kì phát triển buộc quân Pháp phải tiến hành chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục

=> Đến năm 1867, sau khi cơ bản ổn định được tình hình, thực dân Pháp mới có điều kiện xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì

Câu 4 :

Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

 

  • A

    Đấu tranh chính trị

     

  • B

    Đấu tranh kinh tế

     

  • C

    Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

     

  • D

    Bạo động vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất công nhân Việt Nam đã kết hợp đấu tranh đồi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.

Câu 5 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 6 :

Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?

  • A

    Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán

     

  • B

    Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh

     

  • C

    Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại

     

  • D

    Mở rộng buôn bán trong nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động cổ động chấn hung thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

Câu 7 :

Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

  • A

    Tằm thực

     

  • B

    Đánh vào tâm lí giặc

     

  • C

    Đánh thần tốc

     

  • D

    Vườn không nhà trống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại mặt trận Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân ta đã tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn

Câu 8 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B

    Nông dân và công nhân.

     

  • C

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là nông dân và dân nghèo thành thị, phát triển rầm rộ ở các tỉnh Nam Kì.

Câu 9 :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

 

  • A

    Cải cách kinh tế, xã hội

     

  • B

    Duy tân để phát triển đất nước

     

  • C

    Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc

     

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang

Câu 10 :

Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

  • A

    Hiệp ước Nhâm Tuất      

     

  • B

    Hiệp ước Giáp Tuất

     

  • C

    Hiệp ước Hác măng      

     

  • D

    Hiệp ước Patơnốt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Việt Nam của chúng…

Câu 11 :

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

     

  • B

    Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

     

  • C

    So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

     

  • D

    Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 12 :

Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?

  • A

    Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng

     

  • B

    Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp

     

  • C

    Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh

     

  • D

    Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, thực dân Pháp đã kí với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 13 :

Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

  • A

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh thực dân Pháp xâm chiếm Bắc Kì lần thứ hai để suy luận

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Câu 14 :

Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

 

  • A

    Gácniê     

     

  • B

    Rivie

     

  • C

    Cuốcbê     

     

  • D

    Đuypuy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai là Rivie.

Câu 15 :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

  • A

    Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

     

  • B

    Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

     

  • C

    Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

     

  • D

    Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để có địa vị chính trị nhất định, tư sản Việt Nam đã lập cơ quan ngôn luận riêng như báo Diễn đàn bản xứ, Đại Việt,…nhằm bênh vực quyền lợi kinh tế và và chính trị cho người trong nước.

Câu 16 :

Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?

  • A

    Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh

  • B

    Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

  • C

    Bổ sung lực lượng quân sự

  • D

    Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Câu 17 :

Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

 

  • A

    Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc

     

  • B

    Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

     

  • C

    Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

     

  • D

    Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, bù đắp những thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Chính vì thế, nhiều mỏ đang khai thác đã được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện

Câu 18 :

Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

  • A

    Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản

  • B

    Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.

  • C

    Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh

  • D

    Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu để suy luận trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đã khảo nghiệm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản; cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn, các công ty thương mại; phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, tạo điều kiện để tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam. Từ đó đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh. 

Những hoạt động của Phan Bội Châu không tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam.

Câu 19 :

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

     

  • B

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

     

  • C

    Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

     

  • D

    Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng đối với Campuchia và ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Câu 20 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  • A

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

     

  • B

    Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

     

  • C

    Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

     

  • D

    Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Câu 21 :

 Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 22 :

Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang

 

  • A

    Đánh chắc tiến chắc

     

  • B

    Chinh phục từng gói nhỏ

     

  • C

    Đánh phủ đầu

     

  • D

    Chinh phục từng địa phương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, “chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 23 :

Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?

  • A

    Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C

    Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo

  • D

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do

- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

Câu 24 :

Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

 

  • A

    Rivie       

     

  • B

    Gácniê

     

  • C

    Pôn Đume       

     

  • D

    Bôlaéc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đume sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Câu 25 :

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là

 

  • A

    tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp

     

  • B

    vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh

     

  • C

    tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính

     

  • D

    kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là tiến hành một số cuộc bạo động như: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính.

Câu 26 :

 Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?

  • A

    Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp

     

  • B

    Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

     

  • C

    Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược

     

  • D

    Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 27 :

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A

    Khởi nghĩa Hương Khê

     

  • B

    Khởi nghĩa Yên Thế

     

  • C

    Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

     

  • D

    Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.

Câu 28 :

Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?

  • A

    sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

     

  • B

    các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

     

  • C

    triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

     

  • D

    sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chủ trương cứu nước của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời.  

Lời giải chi tiết :

Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến:

- Sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng “trung quân ái quốc”, cống hiến vì vua đã không còn phù hợp. Trong quá trình đấu tranh còn đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến bên cạnh nhiệm vụ đánh đổ thực dân Pháp.

- Sự phản bội của triều đình phong kiến thể hiện ở quá trình từng bước đầu hàng thực dân Pháp và cấu kết với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, làm tay sai cho Pháp.

Câu 29 :

Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?

  • A

    Không tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ

     

  • B

    Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa để làm chỗ dựa phản công

     

  • C

    Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp

     

  • D

    Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cục diện chiến trường Gia Định năm 1860 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy ở chiến trường Italia và Trung Quốc nên không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Số quân Pháp ở Đà Nẵng và một phần lực lượng ở Gia Định cũng bị đưa sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Định, Pháp chỉ còn khoảng 1000 quân rải trên một chiến tuyến dài 10 km. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình Nguyễn tổ chức phản công nhưng đã bị bỏ lỡ. Nguyễn Tri Phương vẫn cho án binh bất động và tập trung mọi nỗ lực để xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng ngự

Câu 30 :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

  • A

    Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

     

  • B

    Diễn ra trên quy mô rộng lớn

     

  • C

    Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • D

    Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Nguyễn ngày càng xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc, dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng. Do đó phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam xuất hiện thêm một nhiệm vụ mới bên cạnh việc chống Pháp là chống phong kiến đầu hàng

Câu 31 :

Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

  • A

    Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp

  • B

    Độc chiếm con đường sông Hồng

  • C

    Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì

  • D

    Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử và nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 32 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm xã hội Việt Nam sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội ở Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.

Câu 33 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

Câu 34 :

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa

     

  • B

    Kinh tế phong kiến

     

  • C

    Kinh tế nông nghiệp thuần túy

     

  • D

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm kinh tế Việt Nam sau cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

Câu 35 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

  • A

    Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

     

  • B

    Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

     

  • C

    Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

     

  • D

    Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản lại xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách là do sự nhận thức khác nhau về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa và về vấn đề dân tộc- dân chủ.

- Phan Bội Châu- đại diện của xu hướng bạo động mới chỉ nhận ra mâu thuẫn dân tộc và nhấn mạnh dân tộc là cái cần có trước -> cần phải dùng bạo động vũ trang để giành lại

- Phan Châu Trinh- đại diện của xu hướng cải cách cũng mới chỉ nhận ra mâu thuẫn giai cấp, cho rằng dân chủ là cái có trước -> tập trung chống phong kiến thông qua các cuộc cải cách xã hội

Câu 36 :

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là

  • A

    Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

  • B

    Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.

  • C

    Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.

  • D

    Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, so sánh với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Lời giải chi tiết :

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là: Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.

Câu 37 :

Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

 

  • A

    Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

     

  • B

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

     

  • C

    Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

     

  • D

    Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên là khẩu hiệu đấu tranh chống thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh sau hiệp ước 1874

Câu 38 :

Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Tôn Trung Sơn.

     

  • B

    Lương Khải Siêu.

     

  • C

    Mao Trạch Đông.

     

  • D

    Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX với khuynh hướng dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng các sĩ phu. Họ nhận thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, … để từng bước giành lại chủ quyền đất nước.

Ngoài ra ảnh hưởng của cách mạng Pháp với những nhà tư tưởng như Rút-xô, Mông-te-kiơ; cuộc Duy tân Minh Trị (1868) và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) cũng du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam

=> Đây cũng chính là điều kiện khách quan để bùng nổ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 39 :

Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là

  • A

    Tiến hành cải cách hay thủ cựu

     

  • B

    Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

     

  • C

    Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong

     

  • D

    Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hoàn cảnh lịch sử khu vực và trong nước giữa thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XIX, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Châu Á là một khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố “hấp dẫn” cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt. Chính vì thế, khu vực này là một trong những đối tượng hàng đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.

=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Câu 40 :

Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

 

  • A

    Bạch Thái Bưởi

     

  • B

    Nguyễn Hữu Hào

     

  • C

    Lê Phát Đạt

     

  • D

    Trần Hữu Định

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…

close