Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 1Đề bài
Câu 1 :
Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
Câu 2 :
Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là
Câu 3 :
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
Câu 4 :
Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là
Câu 5 :
Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?
Câu 6 :
Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Câu 7 :
Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân giặc Mông – Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?
Câu 8 :
Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có ý nghĩa gì đối với xã hội?
Câu 9 :
Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
Câu 10 :
Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX?
Câu 11 :
Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
Câu 12 :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?
Câu 13 :
Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì?
Câu 14 :
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Câu 15 :
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?
Câu 16 :
Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?
Câu 17 :
Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?
Câu 18 :
Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới trong hoàn cảnh nào?
Câu 19 :
Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
Câu 20 :
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là
Câu 21 :
Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV được chia thành những bộ phận nào?
Câu 22 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh là gì?
Câu 23 :
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
Câu 24 :
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
Câu 25 :
Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là
Câu 26 :
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là
Câu 27 :
Hai quốc gia nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi?
Câu 28 :
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
Câu 29 :
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Câu 30 :
Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm)?
Câu 31 :
Các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta đi liền với các nền văn hóa theo trình tự là
Câu 32 :
So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
Câu 33 :
Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
Câu 34 :
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tính hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại?
Câu 35 :
Hiện tượng đặc biệt về tư tưởng- tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII là
Câu 36 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là
Câu 37 :
Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?
Câu 38 :
Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785?
Câu 39 :
Cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế được lịch sử Nhật Bản gọi là gì?
Câu 40 :
Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để trả lời. Lời giải chi tiết :
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XIX, mặc dù chưa trải qua một cuộc cách mạng tư sản nhưng Nga đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đây là đặc điểm nổi trội của nước Nga về kinh tế trong giai đoạn này.
Câu 2 :
Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, Cham-pa phát triển đến đỉnh cao. Sau đó, quốc gia này suy thoái và hội nhập, trở thành một bộ phận lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Câu 3 :
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải đương đầu với hai lần xâm lược của nhà Tống: - Cuộc xâm lược của quân Tống thời Lý. - Cuộc xâm lược của quân Tống thời Tiền Lê.
Câu 4 :
Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là: Lịch triều hiến chương loại chí.
Câu 5 :
Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sau ngày chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
Câu 6 :
Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Câu 7 :
Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân giặc Mông – Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Nhà Trần mới xây dựng đã phải liên tiếp 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới => Không thể nói quân Mông – Nguyên thất bại do lực lượng hạn chế.
Câu 8 :
Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có ý nghĩa gì đối với xã hội?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình nông nghiệp dưới thời Lê sơ để trả lời Lời giải chi tiết :
Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có tác dụng ổn định đời sống nhân dân. Từ đó đảm bảo sự ổn định của tình hình xã hội
Câu 9 :
Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vì quyền lợi của nhân dân. Cụ thể: - Tổ chức bộ máy nhà nước: Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập các ủy ban thi hành luật pháp; giải tán quân đội và bộ máy chế độ cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh của nhân dân. - Các chính sách phục vụ quyền lợi của nhân dân: + Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân. + Nhà thờ tách khỏi trường học. + Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: / Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn. / Kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân. / Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân. / Cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Câu 10 :
Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào phần phong trào dân tộc trong những năm 1885 - 1908 để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào công nhân Bom-bay năm 1908. Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án này đã thổi bùng lên một ngọn lửa đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. => Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan.
Câu 11 :
Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành hai quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc được chia thành 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, nước ta bị chia thành nhiều châu. Như vậy, việc chia nhỏ và sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc là mục đích của các triều đại phong kiến phương Bắc để dễ bề cai trị và bóc lột nhân dân ta.
Câu 12 :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm
Câu 13 :
Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Chính sách đối ngoại của các nhà nước phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV chủ yếu là với nước kề cạnh – Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân dân Đại Việt luôn phải đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, đây còn là một quốc gia lớn, có dân số đông và có nền văn minh lâu đời. Chính vì thế, dù thực hiện đầy đủ lệ triều cống để giữ yên mặt Bắc thì vẫn cần giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Khi bị xâm lược, nhân dân Đại Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc nhưng khi chiến tranh kết thúc quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tình thần mỗi bên “đều chủ một phương”. Chính sách đối ngoại này của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã giữ được quan hệ hòa hiếu đối với các quốc gia láng giềng, nhất là Trung Quốc.
Câu 14 :
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.
Câu 15 :
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp nước Anh đứng đầu thế giới.
Câu 16 :
Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán
Câu 17 :
Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Tây Sơn để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
Câu 18 :
Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới trong hoàn cảnh nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự suy yếu và bất lực của dòng họ Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.
Câu 19 :
Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.
Câu 20 :
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là nông nghiệp lạc hậu + Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra. + Công thương nghiệp đã phát triển: máy móc được sử dụng trong sản xuất, trung tâm dệt, luyện kim ra đời, các hải cảng lớn tập nập tàu buôn... nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm., công thương nghiệp tương đối phát triển.
Câu 21 :
Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV được chia thành những bộ phận nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh).
Câu 22 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh
Câu 23 :
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Câu 24 :
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Vị trí vùng đệm của Anh và Pháp: Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp kí kết hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm. => Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc
Câu 25 :
Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Ngày 20 tháng 6 năm 1900, các thành viên phong trào, lúc này lên tới hơn 100.000 người và được dẫn đầu bởi người của Từ Hi Thái Hậu, đã bao vây người nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn Bắc Kinh, đốt các nhà thờ Thiên chúa giáo của thành phố, và phá hủy tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thiên Tân. Khi các cường quốc phương Tây và Nhật Bản tổ chức một lực lượng đa quốc gia để đè bẹp cuộc nổi loạn, cuộc bao vây các công sứ quán Bắc Kinh đã kéo dài hàng tuần, và các nhà ngoại giao cùng gia đình họ cùng các lính gác đã phải chịu đói và các điều kiện xuống cấp khi họ chiến đấu để ngăn cản bước tiến của cuộc khởi nghĩa. Vào ngày 14/8, một lực lượng quốc tế, gồm binh lính Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, và Đức, đã phá vòng vây ở Bắc Kinh sau khi chiến đấu để tiến quân xuyên qua phần lớn miền bắc Trung Quốc. Do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các cường quốc, họ đã đồng ý không phân chia Trung Quốc thêm nữa, và vào tháng 9/1901, Nghị định thư Bắc Kinh đã được ký, chính thức chấm dứt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Theo các điều khoản của thỏa thuận, các cường quốc nước ngoài sẽ được hưởng các điều ước thương mại cực kỳ có lợi trong quan hệ với Trung Quốc, quân đội nước ngoài được đồn trú lâu dài tại Bắc Kinh, và Trung Quốc bị buộc phải trả một khoản 333 triệu đô la tiền phạt vì cuộc nổi loạn. Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một quốc gia phụ thuộc.
Câu 26 :
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của cách mạng tư sản Anh để trả lời Lời giải chi tiết :
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là liên minh giữa quý tộc mới và tư sản
Câu 27 :
Hai quốc gia nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hai quốc gia có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi là Anh, Pháp. Trong đó - Anh đứng hàng đầu khi chiếm được Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a, Kê-ni-a, Uganđa, Xô-ma-li, Đông Xu-đăng và một phần Đông Phi - Pháp đứng hàng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi bao gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra
Câu 28 :
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Bất kì một cuộc cải cách nào muốn thành công bên cạnh những nền tảng về cơ sở kinh tế - xã hội, thì bản thân người muốn tiến hành cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự thành - bại của 1 cuộc cải cách. Ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn nên dù có muốn tiến hành cải cách cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sau phong trào “Đảo mạc”, Thiên hoàng đã giành lại được quyền lực tuyệt đối để tiến hành cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868.
Câu 29 :
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang. Trong bối cảnh thực dân Pháp sử dụng bạo lực để đàn áp, những cơ sở để tiến hành một cuộc vận động cải cách chưa xuất hiện thì đấu tranh vũ trang vẫn là hình thức đấu tranh duy nhất.
Câu 30 :
Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm)?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung, kết quả của hai cuộc cải cách để so sánh, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Câu 31 :
Các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta đi liền với các nền văn hóa theo trình tự là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào kiến thức của cả bài để trả lời. Lời giải chi tiết :
Các nền văn hóa đi liền với các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta là:
Câu 32 :
So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình kinh tế của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và quốc gia cổ Cham-pa để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
- Đáp án A: + Cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh. + Cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp. - Đáp án B, C: là điểm giống nhau. - Đáp án D: là đặc điểm của kinh tế Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 33 :
Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp và quân đội, hoạt động đối nội và đối ngoại của thời Lê để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện: * Về tổ chức nhà nước: - Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua. - Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn. * Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước. * Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến. * Về đối ngoại: - Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập. - Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam. => Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên. Đáp án C: là đặc điểm nhà nước ta ở thế kỉ X.
Câu 34 :
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tính hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào sự hình thành và tồn tại của nhà Mạc để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Đôi điều về tình hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại: - Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. - Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. - Phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì. - Một đặc điểm nữa là cả 5 đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đều gặp phải. Do đó thời Mạc không có việc phế lập, khuynh loát trong cung đình. Duy nhất vụ "bất đồng chính kiến" trong việc lập người thừa kế (Mạc Phúc Nguyên và Chính Trung) năm 1546 - 1551 đã bị đánh dẹp.
Câu 35 :
Hiện tượng đặc biệt về tư tưởng- tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào những thành tựu văn hóa Đại Việt thế kỉ XI- XIII để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Đại Việt thế kỉ XI- XIII, mặc dù Phật giáo là quốc giáo nhưng Nho giáo và Đạo giáo không bị bài xích. 3 tôn giáo này cùng với tín ngưỡng bản địa chung sống hòa bình, tạo nên hiện tượng tam giáo đồng nguyên.
Câu 36 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước Pháp trước cách mạng để nhận xét, đánh giá Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Mặc dù nông nghiệp Pháp ở trong tình trạng lạc hậu, nhưng công nghiệp và thương nghiệp Pháp lại rất phát triển, Song, sự giao lưu hàng hóa trong nước cũng như việc buôn bán với nước ngoài còn gặp nhiều cản trở do thị trường dân tộc không thống nhất; nhà nước nắm độc quyền về lúa mì, muối; hạn chế việc buôn bán với nhiều nước châu Âu. Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải tiến hành một cuộc cách mạng để xóa bỏ những rảo cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 37 :
Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung về sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước và đặc điểm của thời đại kim khí của xã hội nguyên thủy thế giới nói chung để trả lời. Lời giải chi tiết :
- Cách đây khoảng 3000 – 4000 năm, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã bắt đầu biết chế tác và sử đụng đồ sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ sắt ở Việt Nam giai đoạn này chưa thực sự phổ biến trên toàn quốc. - Trên thế giới, khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
Câu 38 :
Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết của bản thân về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút để trả lời. Lời giải chi tiết :
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã nêu cao truyền thống thủy chiến lâu đời và ưu việt của quân dân ta, đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm phong phú của những trận thủy chiến trước đây, tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền phá quân Nam Hán (năm 938) và thời Trần Hưng Đạo diệt quân Nguyên (năm 1288).
Câu 39 :
Cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế được lịch sử Nhật Bản gọi là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
xem lại kiến thức phần Nhật Bản Lời giải chi tiết :
Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bởi vì: - Cải cách Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. - Cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Câu 40 :
Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết :
Tháng 10 - 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. |