Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đế số 2Đề bài
Câu 1 :
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Câu 2 :
Hai quốc gia nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi?
Câu 3 :
Động lực chủ yếu của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản là lực lượng chính trị nào?
Câu 4 :
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Câu 5 :
Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
Câu 6 :
Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
Câu 7 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Câu 8 :
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?
Câu 9 :
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?
Câu 10 :
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại
Câu 2 :
Hai quốc gia nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hai quốc gia có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực châu Phi là Anh, Pháp. Trong đó - Anh đứng hàng đầu khi chiếm được Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a, Kê-ni-a, Uganđa, Xô-ma-li, Đông Xu-đăng và một phần Đông Phi - Pháp đứng hàng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi bao gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra
Câu 3 :
Động lực chủ yếu của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản là lực lượng chính trị nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, …. dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến. Samurai tư sản hóa là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
Câu 4 :
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.
Câu 5 :
Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Câu 6 :
Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (1851-1864)
Câu 7 :
Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào bộ máy nhà nước của Xiêm sau cải cách của vua Rama V để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng
Câu 8 :
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung cuộc Duy tân Minh Trị để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 9 :
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc. Từ một nước phong kiến độc lập, Trung Quốc bị biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Do đóa mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược, tay sai
Câu 10 :
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ lịch sử Việt Nam phần phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX để trả lời. Lời giải chi tiết :
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam |