Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Sử- Đề số 9

Đề bài

Câu 1 :

Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865) không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A
     Chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.  
  • B
     Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam.  
  • C
     Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX.  
  • D
     Duy trì được chế độ liên bang.  
Câu 2 :

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?  

  • A
     Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I.
  • B
     Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế.
  • C
     Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến.
  • D
     Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo.  
Câu 3 :

Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?  

  • A
     Đông Sơn.
  • B
     Ốc Eo.
  • C
     Sa Huỳnh.
  • D
     Đồng Nai.   
Câu 4 :

Yếu tố nào đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX?  

  • A
     Lãnh thổ đất nước mở rộng quá nhanh.
  • B
     Nền kinh tế phát triển nhanh, cung vượt quá cầu.  
  • C
     Miền Tây phát triển nền kinh tế trại chủ.
  • D
     Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam.   
Câu 5 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?  

  • A
     Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán.  
  • B
     Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài.  
  • C
     Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương.  
  • D
     Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.   
Câu 6 :

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?  

  • A
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.
  • B
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.  
  • C
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
  • D
     Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen
Câu 7 :

Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ?  

  • A
     Sự kiện chè Bô-xtơn.
  • B
     Đạo luật hàng hải năm 1651.  
  • C
     Luật về ruộng đất năm 1763.
  • D
     Luật chè năm 1770.  
Câu 8 :

Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?  

  • A
     Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc.  
  • B
     Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết.  
  • C
     Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.  
  • D
     Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.  
Câu 9 :

Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?  

  • A
     Thực hiện chính sách đa dân tộc.
  • B
     Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.  
  • C
     Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
  • D
     Lấy lòng người dân tộc thiểu số.   
Câu 10 :

Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại ở Bắc Mĩ?  

  • A
     Đại hội lục địa lần thứ nhất.
  • B
     Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.  
  • C
     Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.
  • D
     Đại hội lục địa lần thứ hai.
Câu 11 :

Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là

  • A
     thương nghiệp.
  • B
     thủ công nghiệp.
  • C
     nông nghiệp.
  • D
     chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 12 :

Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nhà nước Lan Xang là

  • A
     Pha ngừm.
  • B
     Xulinha Vôngxa.
  • C
     Chậu A Nụ.
  • D
     Khún Bolom.
Câu 13 :

Là tôn giáo bắc nguồn từ tin ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, có 95% tín đồ theo tôn giáo này sống ở Ấn Độ đó là tôn giáo nào?

  • A
     Ấn Độ giáo (hay đạo Hin đu).
  • B
     Phật giáo.
  • C
     Ki tô giáo.
  • D
     Hồi giáo.
Câu 14 :

Nội dung nào không phải là việc làm của người Giéc-man khi vào đất của người Rô-ma?

  • A
     Giữ nguyên bộ máy cai trị cũ, lập nhiều vương quốc mới.
  • B
     Chiếm ruộng đất của chủ nô rồi chia cho nhau.
  • C
     Tự xưng vua, phong các tước vị.
  • D
     Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu ki tô giáo.
Câu 15 :

Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân sụp đổ của đế quốc Rô-ma?

  • A
     Hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp.
  • B
     Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi Rô-ma.
  • C
     Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ làm xã hội rối ren.
  • D
     Tộc người Giec-man xâm chiếm.
Câu 16 :

Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của quốc gia nào?

  • A
     Cam-pu-chia.
  • B
     Thái Lan.
  • C
     Lào.
  • D
     Mi-an-ma.
Câu 17 :

Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là

  • A
     người Khơ-me.
  • B
     người Môn.
  • C
     người Thái.
  • D
     người Chăm.
Câu 18 :

Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, trước đây đã tồn tại các quốc gia cổ đó là

  • A
     Đại Việt, Champa, Khơ-me.
  • B
     Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
  • C
     Âu Lạc, Phù Nam.
  • D
     Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
Câu 19 :

Nền văn hoá nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Cam-pu-chia?

  • A
     Văn hóa Ấn Độ.
  • B
     Văn hóa Trung Quốc.
  • C
     Văn hóa Thái Lan.
  • D
     Văn hóa Đại Việt.
Câu 20 :

Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

  • A
     những công trường thủ công.
  • B
     những đô thị luôn làm nghề buôn bán.
  • C
     những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
  • D
     những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865) không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A
     Chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.  
  • B
     Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam.  
  • C
     Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX.  
  • D
     Duy trì được chế độ liên bang.  

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Cuộc nội chiến Mĩ đã xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ và duy trì được chế độ liên bang. Vì vậy, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước không phải là ý nghĩa của cuộc nội chiến.

Câu 2 :

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?  

  • A
     Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I.
  • B
     Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế.
  • C
     Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến.
  • D
     Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo.  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở sự kinh doanh. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVIII.

Câu 3 :

Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?  

  • A
     Đông Sơn.
  • B
     Ốc Eo.
  • C
     Sa Huỳnh.
  • D
     Đồng Nai.   

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 76.

Lời giải chi tiết :

Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh.

Câu 4 :

Yếu tố nào đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX?  

  • A
     Lãnh thổ đất nước mở rộng quá nhanh.
  • B
     Nền kinh tế phát triển nhanh, cung vượt quá cầu.  
  • C
     Miền Tây phát triển nền kinh tế trại chủ.
  • D
     Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam.   

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 167.

Lời giải chi tiết :

Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX.

Câu 5 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?  

  • A
     Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán.  
  • B
     Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài.  
  • C
     Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương.  
  • D
     Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.   

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Giải thích.
Lời giải chi tiết :

Từ thế kỉ XVI – XVIII, nước ta bị chia cắt thành hai Đàng với hai chính quyền khác nhau. Mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn đạt được thành tựu nhất định. Trong đó đặc biệt là ngoại thương nước ta trong giai đoạn đó phát triển nhanh chóng. Đạt được thành tựu đó là nhờ chính sách mở cửa, sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

Câu 6 :

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?  

  • A
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.
  • B
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.  
  • C
     Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
  • D
     Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 186.

Lời giải chi tiết :

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Câu 7 :

Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ?  

  • A
     Sự kiện chè Bô-xtơn.
  • B
     Đạo luật hàng hải năm 1651.  
  • C
     Luật về ruộng đất năm 1763.
  • D
     Luật chè năm 1770.  

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 147.

Lời giải chi tiết :

Sự kiện chè Bô-xtơn đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.

Câu 8 :

Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?  

  • A
     Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc.  
  • B
     Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết.  
  • C
     Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.  
  • D
     Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 140.

Lời giải chi tiết :

Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng: năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.

Câu 9 :

Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?  

  • A
     Thực hiện chính sách đa dân tộc.
  • B
     Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.  
  • C
     Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
  • D
     Lấy lòng người dân tộc thiểu số.   

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 89.

Lời giải chi tiết :

Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 10 :

Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại ở Bắc Mĩ?  

  • A
     Đại hội lục địa lần thứ nhất.
  • B
     Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.  
  • C
     Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.
  • D
     Đại hội lục địa lần thứ hai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 146.

Lời giải chi tiết :

Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử Bắc Mĩ thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.

Câu 11 :

Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là

  • A
     thương nghiệp.
  • B
     thủ công nghiệp.
  • C
     nông nghiệp.
  • D
     chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 46.

Lời giải chi tiết :

Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là nông nghiệp.

Câu 12 :

Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nhà nước Lan Xang là

  • A
     Pha ngừm.
  • B
     Xulinha Vôngxa.
  • C
     Chậu A Nụ.
  • D
     Khún Bolom.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 52.

Lời giải chi tiết :

Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nhà nước Lan Xang là Pha Ngừm.

Câu 13 :

Là tôn giáo bắc nguồn từ tin ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, có 95% tín đồ theo tôn giáo này sống ở Ấn Độ đó là tôn giáo nào?

  • A
     Ấn Độ giáo (hay đạo Hin đu).
  • B
     Phật giáo.
  • C
     Ki tô giáo.
  • D
     Hồi giáo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 40.

Lời giải chi tiết :

Tôn giáo bắc nguồn từ tin ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, có 95% tín đồ theo tôn giáo này sống ở Ấn Độ đó là Ấn Độ giáo (hay đạo Hin đu).

Câu 14 :

Nội dung nào không phải là việc làm của người Giéc-man khi vào đất của người Rô-ma?

  • A
     Giữ nguyên bộ máy cai trị cũ, lập nhiều vương quốc mới.
  • B
     Chiếm ruộng đất của chủ nô rồi chia cho nhau.
  • C
     Tự xưng vua, phong các tước vị.
  • D
     Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu ki tô giáo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 56.

Lời giải chi tiết :

Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu ki tô giáo không phải là việc làm của người Giéc-man khi vào đất của người Rô-ma.

Câu 15 :

Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân sụp đổ của đế quốc Rô-ma?

  • A
     Hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp.
  • B
     Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi Rô-ma.
  • C
     Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ làm xã hội rối ren.
  • D
     Tộc người Giec-man xâm chiếm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, C, D loại vì ba phương án trên là nguyên nhân sụp đổ của đế quốc Rô - ma.

B chọn vì các thị quốc không nổi dậy và đòi tách khỏi Rô ma.

Câu 16 :

Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của quốc gia nào?

  • A
     Cam-pu-chia.
  • B
     Thái Lan.
  • C
     Lào.
  • D
     Mi-an-ma.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 53.

Lời giải chi tiết :

Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Lào.

Câu 17 :

Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là

  • A
     người Khơ-me.
  • B
     người Môn.
  • C
     người Thái.
  • D
     người Chăm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 50.

Lời giải chi tiết :

Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là người Khơ-me.

Câu 18 :

Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, trước đây đã tồn tại các quốc gia cổ đó là

  • A
     Đại Việt, Champa, Khơ-me.
  • B
     Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
  • C
     Âu Lạc, Phù Nam.
  • D
     Âu Lạc, Champa, Phù Nam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 47.

Lời giải chi tiết :

Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, trước đây đã tồn tại các quốc gia cổ đó là Âu Lạc, Champa, Phù Nam.

Câu 19 :

Nền văn hoá nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Cam-pu-chia?

  • A
     Văn hóa Ấn Độ.
  • B
     Văn hóa Trung Quốc.
  • C
     Văn hóa Thái Lan.
  • D
     Văn hóa Đại Việt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 50.

Lời giải chi tiết :

Văn hóa Ấn Độ là nền văn hoá ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Cam-pu-chia.

Câu 20 :

Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

  • A
     những công trường thủ công.
  • B
     những đô thị luôn làm nghề buôn bán.
  • C
     những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
  • D
     những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 58.

Lời giải chi tiết :

Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

close