Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện lên với vẻ đẹp tươi mới. Từ đây cho thấy rằng đất nước ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ như vậy.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mẫu 1

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện lên với vẻ đẹp tươi mới. Từ đây cho thấy rằng đất nước ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ như vậy. Những địa danh, thắng cảnh ấy càng làm ta cảm thấy tự hào về nét đẹp của dải đất hình chữ S. Và hơn nữa là sự yêu quý dành cho những cảnh đẹp nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Thông qua tác phẩm, những tình cảm, cảm xúc của tác giả đã được hiện lên một cách rõ nét. Ông đặt vào trong từng lời văn tình cảm và sự quan sát tinh tế của mình. Phải dành nhiều tình cảm lắm thì mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của nơi ấy và họa nó vào từng lời văn như vậy. Chẳng thế mà tác giả mới thốt lên “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

Mẫu 2

Câu văn “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” là câu văn miêu tả rõ nhất cảm xúc của tác giả khi phải rời Đất Mũi. Có lẽ tình cảm của con người đều có thể kìm nén nhưng cơ thể dường như không biết nói dối. Rời xa mảnh đất này, tác giả dường như nhận ra hóa ra tình cảm mình dành cho nó lại nhiều đến như vậy, thật là khiến con người trở lên yếu đuối. Ông nhận lấy thân – món quà giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của người dân Đất Mũi dành cho mình mà ngậm ngùi rời đi. Ông không thể hiện cảm xúc của mình một cách trực tiếp và gián tiếp qua hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe”, đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi nhận ra mình sắp phải rời khỏi mảnh đất thân thuộc này. Không nỡ là vậy, yêu mến là thế nhưng tác giả vẫn phải rời đi bởi dẫu sao mình cũng chỉ là khách qua đường, có hội ngộ sẽ có biệt ly, nhưng dù vậy, ông vẫn cảm thấy rất buồn và lưu luyến mảnh đất tận cùng Tổ quốc này.

Mẫu 3

Cà Mau là điểm cuối cùng của dải đất Việt Nam, chính cái khung cảnh mộc mạc giản dị, cùng con người dẻo dai chất phác đã in đậm vào tâm trí của nhà văn Trần Tuấn. Ở truyện ngắn này, tác giả đã kể về Cà Mau qua thiên nhiên và con người nơi đây. Từ đó bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình với vùng đất mũi này. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. Đó là những bụi đầm lầy, những bụi cây đước hay là những giọt phù sa. Chính cái thiên nhiên này đã thôi thúc tác giả thành những “kẻ nông nổi kì quặc”. Thiên nhiên ở đây thật đơn giản và bình dị. Những cây đước là những cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau. Tác giả miêu tả những cây đước đắm mình xuống phù sa với những đàn cá tôm, gắn với bình minh và hoàng hôn trên đất mũi. Trần Tuấn đã miêu tả cái khung cảnh thiên nhiên này bằng ngòi bút thật sống động và chân thật. Nhưng cái mà khiến tác giả ấn tượng và dùng ngòi bút của mình nhiều nhất là những con người nơi đây. Có một hình ảnh rất hay như tác giả nói về con cá với ý nghĩ “ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sinh rừng rú này”. Câu văn pha chút gì đó hài hước và tò mò như con người nơi đây dành cho tác giả. Nhưng có lẽ, chính những con người ấy đã lưu dấu chân của nhà văn ở lại. Những con người Cà Mau luôn khó khăn, bộn bề vất vả với cuộc sống. Họ bị thiên tai, đối mặt với nhiều thiếu thốn vật chất. Nhưng những người Cà Mau vẫn rất hiếu khách và chất phác.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close