Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiế

I.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

I.Mở bài 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

II.Thân bài 

 1, Giải thích

- Tình huống truyện là gì? Là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường , hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sâu sắc.

- Ý kiến đã nêu lên được cách xây dựng tình huống truyện độc đáo của nhà văn Kim Lân. 

2, Phân tích

a, Phân tích tình huống truyện  BẤT THƯỜNG

* Mở đầu truyện là bức tranh xám ngắt về ngày đói

* Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ, ế trai, xấu vợ đang ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945

 - Thật ra ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ, Tràng chỉ muốn hò 1 câu để xua đi mệt mỏi trong người. Nhưng người đàn bà kia lại xông xáo đến đẩy xe thật 

- Ngày hôm sau gặp lại.: Trước mặt Tràng là người đàn bà gầy sọp, bị cái đói làm tàn hại cả nhan sắc lẫn tính cách. Tràng động lòng thương " Chậc kệ!". Tràng đã bỏ lại sau lưng mình tát cả nỗi sợ hãi để vun vén cho hạnh phúc của mình 

b, khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. 

- Việc Tràng có vợ vừa tình cờ, ngẫu nhiên vừa có gì đó như là tất yếu, phải như thế và không thể khác được.

- Xóm ngụ cư le lói một niềm vui, thấp thoáng một sức sống.

- Khuôn mặt bủng beo của bà cụ Tứ bỗng nhiên rạng rỡ hẳn lên vì niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai của mình và các con.

- Chính Tràng cũng thấy bản thân thay đổi nhờ việc có vợ: anh cảm thấy hạnh phúc, thấy có trách nhiệm với gia đình.

- Người vợ nhặt: cảm giác rõ ràng mình đã bước ra khỏi cái chết để hướng về một tương lai tươi sáng.

4. Bình luận ý kiến trên:

- Ý kiến tập trung vào sự trái ngược giữa hai từ ngữ “bất thường” và “bình thường”. Hai từ tuy có ý nghĩa  trái ngược nhưng không loại trừ nhau, mà bổ sung ý nghĩa cho nhau để làm nổi bật tài năng của nhà văn Kim Lân. Sự bình thường và bất thường là một quy luật tất yếu và là cặp anh em song sinh không thể tách rời trong cuộc sống.

- Ý kiến này cũng giúp người đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh trong nạn đói năm 1945, bởi chính Kim Lân cũng từng phải ăn cám trong năm đói đó. Qua đó, người đọc hiểu được cảm quan nhân đạo mà Kim Lân gửi gắm qua tác phẩm.

- Ý kiến này càng làm rõ được tài năng lựa chọn tình tiết, tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật và đặc biệt là đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo.

III. Kết bài

- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, vừa đánh giá được tài năng của Kim Lân vừa làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Khẳng định sức sống mạnh mẽ và trường tồn của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

Bài tham khảo Mẫu 1

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hàn in trong tâm trí Kim Lân, một nhà văn hiện thức, có thể xem là con đẻ của ruộng đồng, một con người một lòng đi về với thuần hậu phong thủy ấy. Ngay sau khi Cách mạng kết thúc, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết " Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lập lại, nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn " Vợ nhặt" ra đời. Nhận xét về truyện ngắn này, có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

  Nhận định “ Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người” đã khẳng định thành công của nhà văn Kim Lân trong việc gây dựng lên tình huống đặc sắc, có thể nói đây là tình huống bất thường, có một không hai. Tuy nhiên thông qua tình huống ấy, Kim Lân đã làm nổi bật lên những giá trị nhân bản sâu sắc khi hướng đến những khát vọng bình thường nhưng chính đáng của con người.
  Tràng là một người đàn ông nghèo xấu xí, ngờ nghệch, sống tại xóm ngụ cư. Với hoàn cảnh hiện tại, có thể nói Tràng khó có thể lấy được vợ ngay trong hoàn cảnh thường, khi nạn đói xảy ra thì việc lấy vợ càng trở nên xa xỉ, tưởng chừng không thể thực hiện được. Thế nhưng, trước sự bất ngờ của tất cả người dân xóm Ngụ cư, trong sự ngỡ ngàng của bà cụ Tứ và của chính bản thân Tràng, người đàn ông xấu xí ấy lại vô tình “nhặt” được vợ khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất.

Có thể nói, tình huống nhặt vợ ở đây là một tình huống bất thường, bởi trong nạn đói điều mà người ta quan tâm hàng đầu chính là miếng ăn để giành giật lại sự sống. Trong sự ám ảnh dữ dội của nạn đói, việc nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình cũng là một thử thách khắc nghiệt. Vậy mà khi nạn đói bùng nổ, bao trùm toàn bộ không gian thì Tràng lại lấy vợ, nghĩa là người đàn ông ấy đặt nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu cao đẹp về tinh thần lên trên nhu cầu về sự sống. Khi nhặt vợ cũng có nghĩa Tràng chấp nhận mang theo gánh nặng gia đình, chấp nhận đánh cược cùng nạn đói để có được hạnh phúc bình dị của riêng mình.

Việc Tràng bỗng nhiên có vợ đã khiến cho người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cảm thấy lạ lùng, thích thú không biết nên buồn hay nên vui, nên mừng hay nên lo cho cuộc sống, tương lai của anh Tràng. Qua tình huống bất thường “nhặt vợ”, tác giả Kim Lân không chỉ thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của độc giả, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt cho tác phẩm mà thông qua tình huống ấy nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

Người vợ nhặt chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ để trốn tránh cái đói, ám ảnh của cái chết. Tuy nhiên, không chỉ có khát vọng được sống mà ở người đàn bà ấy còn có khát khao hạnh phúc, bởi nếu chỉ theo Tràng vì miếng ăn thì khi thấy gia cảnh nghèo khó của mẹ con Tràng có lẽ rằng người đàn bà ấy đã mắng vào mặt Tràng và bỏ đi. Anh Tràng người đàn ông nghèo khổ, xấu xí ngờ nghệch nhưng lại là người giàu tình thương và có khát vọng hạnh phúc, mong muốn có một mái ấm nhỏ của riêng mình. Hành động mua hai hào dầu trong đêm đầu tiên vợ về nhà đã thể hiện sự trân trọng của anh Tràng với người đàn bà cũng như đối với hạnh phúc của mình.

Khi nạn đói đang hoành hành dữ dội, ranh giới của sự sống và cái chết hết sức mong manh, cuộc sống của mẹ con Tràng cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng trong không gian ám ảnh của nạn đói, những nhân vật trong truyện đều hướng đến tương lai tươi sáng, đặc biệt thể hiện qua những lời nói của bà cụ Tứ. Người mẹ ấy luôn động viên các con chăm chỉ làm ăn, hướng các con đến những suy nghĩ tích cực của một tương lai tươi sáng. Việc người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc Nhật hay hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng cũng đã thể hiện được khát khao  về tương lai tươi sáng đầy chính đáng này.

Như vậy, thông qua một tình huống mang tính bất thường, tác giả Kim Lân đã thể hiện sự trân trọng với những khát khao bình thường mà chính đáng của những con người nghèo khổ. Trong cái đói, cái chết con người vẫn dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp, những khát vọng chính đáng về hạnh phúc, về sự sống của họ đã đẩy lùi ám ảnh của nạn đói.

Bài tham khảo Mẫu 2

Kim Lân là cây bút chuyên về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường tìm về với cuộc sống và con người nông thôn. “Vợ nhặt” là sáng tác thành công đã kết tinh những giá trị nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Nhận xét về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: “Trong tác phẩm "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người". Ý kiến đã nêu lên chính xác giá trị của tình huống truyện đối với sự thành công của tác phẩm.
Tình huống truyện là bối cảnh diễn ra sự kiện đặc biệt mà thông qua đó, tính cách nhân vật và nội dung tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng. Ý kiến là nhận xét về ý nghĩa của tình huống truyện đối với việc thể hiện tư tưởng của sáng tác và cũng là sự đánh giá về thành công của nhà văn khi xây dựng được một tình huống truyện đặc sắc.
Truyện được phát triển trên một tình huống truyện bất thường xoay quanh sự kiện Tràng nhặt vợ. Tràng là một nông dân ngụ cư nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch bỗng nhiên có vợ theo không. Bối cảnh của sự kiện là nạn đói khủng khiếp đang hoành hành, đè nặng lên kiếp sống nông dân khó nhọc, cái chết hiện diện khắp nơi và đe dọa sự sống của con người. Đây là một tình huống truyện độc đáo. Tính bất thường nằm ở những nghịch lý mà nhà văn đã khám phá ra. Người ta cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt” vợ. Đám cưới của chàng thiếu tất cả những lễ nghi cần thiết lời, cầu hôn chỉ là một câu nói đùa vu vơ: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.”, sính lễ chỉ là bốn bát bánh đúc và “cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt”. Chỉ sau hai lần gặp gỡ, Tràng và người đàn bà xa lạ đã nên vợ nên chồng. Đám cưới mà cũng không hẳn là đám cưới, duyên để thành chồng thành vợ nghe sao mà hờ hững. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra thứ tình cảm đong đầy thực sự sau đám cưới đột ngột, vu vơ ấy. Tình cảm ấm áp của người dân xóm ngụ cư mở lòng ra và chia sẻ với Tràng, tình mẹ nhân hậu bao dung của bà cụ Tứ khi mở lòng đón nàng dâu mới, tình cảm lứa đôi hé mở khi Tràng và người vợ hướng về nhau và hướng đến tương lai.
Sự bất thường còn hiện lên ngay từ bối cảnh diễn ra sự kiện Tràng đưa người vợ về nhà. Đám cưới của Tràng diễn ra trên nền cảnh đám ma. Tràng đưa vợ về nhà trong không gian u ám: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Bóng đen của cái chết hiện ra trong chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh: “ Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.”. Quạ là động vật báo hiệu cái chết, sự xuất hiện của hình ảnh con quạ càng làm cái chết thêm đè nặng lên những phận người khó nhọc, tiếng gào “từng hồi thê thiết” nghe như tiếng khóc của những người còn sống cho cái chết của những người vì đói mà ra đi, nghe như là tiễn đưa họ về nơi yên nghỉ và cũng tựa như tiếng kêu cứu cho kiếp sống đói nghèo.
Tình huống truyện càng trở nên đặc biệt bởi nó chứa đựng những nghịch cảnh. Cả người trong cuộc và ngoài cuộc đều cảm thấy ngạc nhiên trước việc Tràng “nhặt” được vợ. Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi về cùng một người đàn bà lạ mặt. Bà cụ Tứ ngạc nhiên vì thấy người đàn bà lại trong nhà. Đến ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên ngỡ ngàng: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”. Sau ngạc nhiên, mọi người không biết nên buồn hay nên vui trước sự kiện trọng đại của cuộc đời Tràng, cảm giác xót xa thương cảm vì cái đói vừa làm hạ giá con người vừa là tác nhân se duyên cho những con người khốn khổ.
Thông qua tình huống truyện, nhà văn đã làm sáng lên khao khát chính đáng của con người. Trước hết, đó là khao khát được sống. Tại sao người đàn bà lại theo không Tràng, chẳng biết gia cảnh Tràng thế nào, tính tình Tràng ra sao, người đàn bà vẫn theo không về làm vợ? Có lẽ bởi người đàn bà đã đói lắm rồi. Thị tự ý thức được mình chẳng thể cứ mãi vất vơ đầu đường xó chợ như trước nữa, thị phải tự đi kiếm cái ăn. Và Tràng chính là con đường mà người đàn bà đã lựa chọn để giải thoát mình khỏi nạn đói ấy. Khát vọng của con người qua tình huống truyện còn đẹp ở ước mơ lứa đôi, ước mơ về một mái ấm gia đình đủ đầy. Tràng và người vợ nhặt tuy đến với nhau vu vơ nhưng khi đã về chung một nhà, cả hai đều cố gắng vun đắp cho cuộc hôn nhân ấy. Thị dọn dẹp nhà cửa vườn tược, còn anh chàng Tràng ngờ nghệch là thế “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”. Chính khao khát hạnh phúc, khao khát về một gia đình thật sự đã làm cho hắn thấy hắn “nên người”, thấy “có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Còn bà cụ Tứ thì “giẫy những búi cỏ mọc nham nhở”, tươi cười gọi nồi cháo cám thành chè khoán như để tự cho mình niềm tin tưởng vào tương lai. Ý thức, ước mơ được chuyển hóa thành hành động, tất cả mọi người đều hướng mình về tương lai tươi sáng. Người mẹ xót thương con trai và con dâu, bà sợ “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” nhưng bà vẫn động viên hai con. Hình ảnh đôi gà mà bà cụ Tứ nhắc đến trong bữa ăn chính là tương lai mà bà muốn hướng đến, là cảm giác đủ đầy không xa cho gia đình nhỏ ấm êm. Đoạn kết thúc với sự xuất hiện của lá cờ đỏ sao vàng hiện lên trong óc Tràng chính là hình ảnh của Đảng, của cách mạng, của giải phóng và của tự do. Ý thức về cách mạng đã bắt đầu nhen nhóm lên trong tâm tưởng những con người đang bị đói nghèo đè nặng, ý thức tự giải thoát đã thoáng trong đầu của họ. Đó chính là con đường duy nhất, là tương lai mà không chỉ Tràng, người vợ nhặt hay bà cụ Tứ hướng đến mà còn là của mọi kiếp sống khốn khổ đang khát vọng.
Đúng như ý kiến đã nhận xét, trong tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo để qua đó làm sáng lên khát vọng chính đáng của con người. Đó là kết quả của xu hướng văn chương thời kì này khi văn học mở đường cho những kiếp nạn khốn khổ hướng đến tương lai tươi sáng và rực cháy khát vọng sống đúng nghĩa.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close