Phân tích nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao1.Mở bài - Giới Thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông - Giới Thiệu tác phẩm Chí Phèo và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1.Mở bài - Giới Thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông - Giới Thiệu tác phẩm Chí Phèo và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm 2.Thân bài Đặc sắc nghệ thuật: - NT điển hình hoá của Nam Cao thể hiện qua cách miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật Chí Phèo, Chí Phèo đại diện cho những người nông dân bị bần cùng hóa tới mức đọ tột cùng vừa bị đẩy và con đường lưu manh hoá, tha hóa tới mức đánh mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Tuy nhiên Nam Cao cũng tạo hình ảnh nhân vật Chí Phèo độc đáo, tiêu biểu và có thể nói là duy nhất trong nền văn học Việt Nam, điều đó được thể hiện trong nghệ thuật khắc họa khuôn mặt của Chí - Nam Cao miêu tả nhân vật trong quá trình vận động và phát triển của tính cách, của sự phát triển về tâm lí, khiến nhân vật trở nên có sức sống, sinh động và do đó nhân vật trở thành điển hình của văn học. →Thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình mang tính cách điển hình. - Qua Chí Phèo, Nam Cao rất thành công trong việc tổ chức tác phẩm: + Nam Cao tạo nên một cốt truyện có tính kịch tính cai: Cốt truyện được dẫn dắt bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lí mà về hình thức tưởng chừng đó là 1 kết thúc ngẫu nhiên + Cốt truyện của Nam Cao được đặt trong khung thời gian hiện tại trong đó có sự đảo chiều, có quay ngược thời gian kể + Phần mở đầu và kết thúc thục time hiện tại, tức là gắn với những gì đang diễn ra trước mắt người kể chuyện, tương ứng với những gì người kể chuyện đang quan sát được. +Phần giữa có sự đảo chiều thời gian, nhân vật người kể chuyện đi ngược về quá khứ đẻ chỉ ra gốc gác của Chí Phèo rồi quay lại kể theo trình tự quá khứ- hiện tại để nối liền mạch kể. Sự thay đổi thời gian kể gắn liền với thay đổi điểm nhìn trần thuật, tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện, cụ thể là câu chuyện về cuộc đời chí Phèo không chỉ đc tái hiện đơn giản qua cách kể, lời kể của nhân vật người kể chuyện mà còn qua điểm nhìn của chính Chí Phèo, Thị Nở, bá Kiến,.... các điểm nhìn này tạo sự đa dạng trong nghệ thuật trần thuật, tạo ra sự phối âm, hoà điệu trong tác phẩm - Nam Cao rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, bao gồm ngôn ngữ kể và tả của nhân vật người kể chuyện, ngôn ngữ mang tính cá thể và được cá thể hoá của các nhân vật trong truyện + Kết hợp đối thoại và độc thoại, lời kể gián tiếp + lời kể nửa trực tiếp + Độc thoại mang dấu ấn độc thoại nội tâm như đoạn Chí Phèo tỉnh rượu ngồi ôn lại quá khứ + Kiểu đối thoại một chiều mà bên phát tín hiệu thì cứ phát, bên nhận tính hiệu thì không có phản ứng rep như cảnh Chí Phèo - Thị Nở gặp nhau sau trận ốm - Khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao trung thành vs nguyên tắc phản ánh hiện thực sống nhà văn không phóng đại cực đoan phần bản năng, thú tính trong con người không hạ thấp, không xóa bỏ nét đẹp mang tính người của các nhân vật, đây chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật vị nhân sinh của Nam Cao. 3.Kết bài - Khẳng định ngòi bút tài hoa của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo Bài tham khảo Mẫu 1 Nam Cao là một nhà văn luôn thành công ở hai phương diện của sáng tác đó là khám phá về nội dung và phát minh sáng tạo về hình thức. Chính điều đó đã nâng tầm vóc nhà văn Nam Cao thành một nhà văn lớn, một tác gia lớn của nền văn xuôi hiện đại. Truyện ngắn Chí Phèo (1941) đã được xếp vào hàng kiệt tác bởi Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” cả về nội dung và nghệ thuật. Ở tác phẩm này nhà văn Nam Cao đã thể hiện được một trình độ bậc thầy về nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, khám phá miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật, kết cấu tác phẩm một cách độc đáo và có một vốn ngôn ngữ phong phú sinh động cho mọi loại hinh nhân vật. Theo dõi từng trang truyện ngắn đặc sắc này chúng ta sẽ thấy rất rõ tài nghệ đó của Nam Cao. Bài tham khảo Mẫu 2 Chí phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nam Cao và cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực phê phán. Thành công của truyện ngắn Chí Phèo không chỉ ở hình tượng nhân vật Chí Phèo mà còn ở bút pháp viết truyện ngắn có một không hai của nhà văn Nam Cao. Ở Chí phèo là truyện ngắn nhà văn Nam Cao đã thể hiện được bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Quả thực, Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính độc đáo. Nam cao đã sử dụng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện để miêu tả tâm lí nhân vật, tạo nên một chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của ông. Nam Cao thường sử dụng thiên nhiên làm phương tiện để thể hiện trạng thái tâm lý của nhân vật. Khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua đôi mắt của Chí Phèo sau khi thức tỉnh: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…” là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống mà bấy lâu nay Chí Phèo không nhận thấy, giờ trở thành tiếng gọi tha thiết kéo Chí Phèo trở lại với cuộc sống lương thiện, đánh thức khát khao lương thiện trong tâm hồn Chí Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ. Khác với những nhân vật của một số nhà văn đương thời có chức năng chủ yếu là khái quát tính cách nhân vật. “Chí Phèo” của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh. Khi xây dựng nhân vật, Nam Cao tạo ấn tượng bằng hai cách: hoặc là miêu tả chi tiết, đặc tả diện mạo bên ngoài, hoặc là chỉ thoáng qua, không vẽ chi tiết cụ thể về diện mạo của nhân vật. Ở những sáng tác viết về người nông dân Nam Cao thường tạo nên những nhân vật dị dạng và tập trung miêu tả chi tiết hình dáng bên ngoài của những nhân vật này. Đó là bộ mặt “nặng chình chĩnh như người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngủn lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề” của Lang Rận. Đó là bộ mặt “vằn dọc vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo” của Chí Phèo hay bộ mặt xấu đến mức ma chê quỷ hờn của Thị Nở. Đặc tả những bộ mặt dị dạng, ghê tởm của nhân vật là cách thức để Nam Cao làm rõ hơn tính cách bên trong của nhân vật. Ẩn sâu dưới cái vẻ bề ngoài ghê tởm, đáng sợ ấy là những con người hết sức đáng thương. Do hoàn cảnh xô đẩy mà Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một kẻ đâm thuê chém mướn, gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nhưng rồi Nam Cao vẫn phát hiện ra đốm sáng lương tri còn sót lại trong con người bị tước đoạt cả nhân hình và nhân tính ấy. Chí Phèo thức tỉnh và khát khao trở lại làm người lương thiện. Thị Nở là người đàn bà xấu đến mức ma chê quỷ hờn, nhà lại có dòng giống mả hủi, Thị lại dở hơi nên cả làng Vũ Đại đều xa lánh Thị: “người ta tránh Thị như tránh một con vật nào rất tởm”. Một người phụ nữ như thế mà Chí Phèo muốn chung sống làm lại cuộc đời cũng không được xã hội thừa nhận. Khi miêu tả Thị Nở Nam Cao đã sử dụng bút pháp cường điệu để tô đậm cái xấu của Thị Nở, Thị Nở càng xấu thì bi kịch của Chí Phèo càng lớn. Khi xây dựng nhân vật người trí thức Nam Cao ít khi miêu tả ngoại hình. Ông chỉ chú ý đến những nét ngoại hình thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật mà ông tập trung đi sâu vào đặc tả diện mạo tinh thần nhân vật qua những giằng xé, những cuộc vật lộn căng thẳng về tinh thần bên trong của nhân vật. Tâm lý nhân vật trở thành đối tượng chính của ngòi bút Nam Cao. Tài năng miêu tả tâm lý của Nam Cao thể hiện ở chỗ ông có khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi, những rung động tinh tế trong tâm hồn con người. Ông là một nhà văn có biệt tài khi miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, hiền với dữ, giữa con người với con vật. Với tài năng bậc thầy Nam Cao đã diễn tả cụ thể, sâu sắc diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Thị Nở với bát cháo hành tình nghĩa đã làm sống dậy bản chất lương thiện trong con người Chí. Sau bao nhiêu năm ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi, giờ đây Chí Phèo lại khát khao trở về với cuộc sống lương thiện. Tuy nhiên nhân vật của Nam Cao còn thể hiện như một nhân vật có cá tính hết sức độc đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất. Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu sắc về quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên. Chí Phèo còn là kẻ cố cùng, vừa là người tự xưng “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Chí phèo, Binh chức, Năm Thọ trong “Chí Phèo” vốn là những con người lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, mất cả nhân hình và nhân tính. Viết về những người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội bất công, ngang trái đã chà đạp lên nhân phẩm con người, đồng thời phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện vẫn luôn tồn tại ở ngay cả những con người bị tha hóa ấy. Ngoài ra là nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn. Ở truyện “Chí Phèo”, Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện bắt đầu bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…”. Cách mở truyện như vậy gây ấn tượng và tạo sự cuốn hút với người đọc về cuộc đời, số phận của nhân vật. Nam Cao cũng hay sử dụng và sử dụng thành công kiểu kết cấu vòng tròn. Đây là kiểu kết cấu mà phần mở đầu và phần kết thúc của tác phẩm có sự tương ứng với nhau; những hình ảnh, những tình tiết xuất hiện ở đầu tác phẩm bằng hình thức này hay hình thức khác, lại được gợi ra một cách đầy ám ảnh ở cuối tác phẩm. Hình thức kết cấu này đòi hỏi một sự sắp xếp hợp lý các sự kiện, các tình tiết tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa chúng. Đọc “Chí Phèo” ta cứ mãi bị ám ảnh bởi hình ảnh “chiếc lò gạch cũ” xuất hiện ở phần đầu và phần cuối tác phẩm. Hình ảnh ấy vừa có ý nghĩa mở đầu và kết thúc, khép lại cuộc đời của một kẻ khốn khổ tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến, vừa như dự báo về sự xuất hiện của một kiếp người mà số phận chắc sẽ còn thê thảm hơn nhiều. Bằng kiểu kết cấu này Nam Cao muốn nói rằng: chừng nào xã hội còn nhiều bất công, ngang trái thì chừng ấy vẫn còn nhiều cuộc đời, nhiều số phận như Chí Phèo. Ở truyện “Đời thừa” kết cấu vòng tròn lại tạo ấn tượng sâu đậm về sự luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát của nhân vật Hộ. Là một nhà văn có lý tưởng, có hoài bão nhưng vì lẽ sống tình thương, vì gánh nặng gia đình Hộ buộc phải hi sinh lý tưởng, viết dễ dãi để nuôi sống gia đình, vì vậy mà Hộ luôn day dứt, tự dày vò bản thân, Hộ tìm đến rượu để quên đi những đau đớn về tinh thần. Lúc say Hộ đối xử với vợ con như một kẻ vũ phu, nhưng khi tỉnh lại Hộ lại vô cùng hối hận, tuyên bố sẽ chừa rượu, nhưng rồi Hộ lại uống và lại thô bạo với vợ con …sau đó lại ăn năn, hối hận. Kết cấu vòng tròn của tác phẩm đã góp phần làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần luẩn quẩn, không lối thoát của nhân vật Hộ. Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc. Với tất cả những đặc sắc nghệ thuật ấy, “Chí Phèo” đánh dấu một trình độ phát triển mới của văn học và nghệ thuật viết truyện ở nước ta. Bài tham khảo Mẫu 3 Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú, mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thành công của truyện ngắn Chí Phèo không chỉ ở hình tượng nhân vật Chí Phèo mà còn ở bút pháp viết truyện ngắn có một không hai của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm mở đầu thật đặc sắc và đầy ấn tượng với tiếng vừa đi vừa chửi của Chí Phèo, và xung quanh hắn chỉ có mấy con chó đứng chầu chực sủa. Ngoài mấy con chó, không có ai đáp lời hắn. Mở đầu truyện ngắn rất đỗi tài tình và tự nhiên, giống như chúng ta đang chứng kiến khung cảnh ấy vậy. Những âm thanh hay cụ thể là những tiếng chửi của Chí Phèo lại làm cho mọi thứ trở nên sống động,mọi hình ảnh như mở ra trước mắt.Có thể nói hình ảnh Chí say rượu, vừa đi vừa chửi,chửi những gì mà hắn thấy. Có lẽ, dường như mọi người ở cái làng Vũ Đại đã quen với hình ảnh này của nó, cho nên cứ khi nào hắn chửi mọi người cũng chẳng để ý và nghĩ rằng:” chắc hắn trừ mình ra”. Tới đây ắt hẳn mọi người lại ngạc nhiên tại sao hắn lại có hành động như vậy, theo thông thường người ta chửi bới khi uất ức một chuyện gì hay quá áp lực. Quả là như vậy,hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Vì ghen tuông với sự trẻ trung lực lưỡng của hắn và vì bà Ba để ý tới hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn, để hắn không thể xuất hiện nữa. Như có một sự vô cớ, Chí Phèo vốn dĩ là một người lương thiện, nghèo đói nên đi ở, nhưng trong xã hội đó,ai có tiền có quyền người đó được làm mọi thứ, và cứ thế từ một con người lương thiện, Chí dần bị đẩy vào con đường tha hóa và lưu manh hóa. Sau khi được thả tù, bộ dạng Chí thay đổi hẳn,với cái đầu cạo trọc và hàm răng trắng hếu, trên mặt hiện lên vết sẹo dài. Trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, quỷ đội lốt trong hình hài của một con người. Và người hắn tìm đến đầu tiên không ai khác chính là Bá Kiến.Khi biết Chí đứng trước nhà mình vừa say vừa ăn vạ, Lí Cường ra mắng hắn,nhưng ngay sau đó,Chí Phèo đã rạch mặt, những vết máu trên khuôn mặt đầy sẹo dọc ngang nằm trước cổng nhà Bá Kiến dưới nhiều con mắt dò xét của người dân nơi đây.Khác với Lí Cường, Bá Kiến là người khôn khéo,khi thấy hình ảnh đó,quay sang Lí Cường mắng sa sả như tỏ ra nhượng bộ, rồi đỡ Chí Phèo dậy. Hắn biết tên Chí Phèo luôn luôn ưa nhẹ,lại thích được mềm mỏng nên sau đó hắn đã mời Chí vào nhà và cho ăn uống hậu hĩnh. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ở tù lần nữa vì Chí cho rằng đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm dùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí đã hoàn thành công việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Bắt đầu từ lúc này Chí bỗng nhiên trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh Dường như cuộc sống và con người của Chí Phèo lúc này đây đã thực sự thay đổi khi một lần trong lúc uống say ,hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị Nở được khắc họa là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và Họ đã ăn nằm với nhau và thứ tình cảm đó đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Có lẽ hình ảnh bát cháo hành của Thị như liều thuốc tiên đánh thức con người lương thiện luôn giấu kín trong một bộ dạng quỷ dữ của hắn. Cái mùi cháo hành thơm kia như đã bốc lên và cử chỉ quan tâm của Thị đã khiến chí bùi ngùi và chợt nhận ra, anh muốn có một gia đình, với vợ dệt vải chồng đi làm, cứ thế cuộc sống êm đềm trôi qua. Nhưng, dường như niềm vui sướng chưa được bao lâu thì người bà cô đã khuyên Thị không nên ở với hắn,rồi Thị cũng là người duy nhất quay lưng lại với hắn thì cuối cùng cũng bỏ đi. Chiếc thang bắc cầu cho lòng lương thiện của Chí được sang bến bờ được sống như một người bình thường giờ đây hắn cũng không còn nữa. Chính vì thế, mà Chí Phèo đã mang dao tới nhà bá Kiến kết thúc đời bá Kiến và sau đó cũng tự sát, hắn không còn một lựa chọn nào khác.khi nghe được tin này, nhiều người tỏ ra hả hê, còn riêng Thị Nở lại nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang không người qua lại. “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc mà dường như dung lượng hiện thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, và tình huống khác nhau…tác phẩm như mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể dễ nhận thấy và phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích-từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Dù là theo cách nào đi chăng nữa thì tất cả đều làm nổi bật nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện. Dường như hình ảnh làng Vũ Đại được ví như một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng ,hiện thực cuộc sống được khơi ra từ những tình huống truyện đặc sắc và những chi tiết nhỏ nhất nhưng khiến độc giả không thể bỏ qua. Truyện ngắn “Chí Phèo” mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở bỗng đã nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không tuân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao dường như đã bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã thật tài tình khi đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Thông qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Chính bởi nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.
Quảng cáo
|