Phân tích văn bản Nữ phóng viên đầu tiênI.Tác giả - Trần Nhật Vy tên thật Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp. - Ông là nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hóa Sài Gòn. Quảng cáo
I.Tác giả - Trần Nhật Vy tên thật Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp. - Ông là nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hóa Sài Gòn. - Các tác phẩm chính: Báo quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỉ 19 – Lịch sử 150 năm báo chí quốc ngữ 1856 – 2015, Sài Gòn chốn rong chơi, Văn chương Sài Gòn 1881 – 1924,… II. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Thể loại Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà báo Trần Nhật Vy. c. Phương thức biểu đạt Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh d. Tóm tắt Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mới, một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền. Bà chính là Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền. Trong hội Tao Đàn, bà là người mạnh mẽ ủng hộ cho nữ quyền và thơ mới, là người đại diện cho hết thảy những người phụ nữ trong xã hội mới. Những lời nói và ý kiến của bà được cả báo chí và người đọc đón nhận. Bà chính là người có đóng góp to lớn cho phong trào thơ mới. e. Bố cục - Đoạn 1: Từ đầu đến cổ vũ cho nữ quyền. Giới thiệu tiểu sử của Nữ phóng viên đầu tiên - Manh Manh nữ sĩ. - Đoạn 2: Tiếp đến thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Hà Nội, Sài Gòn. Những thành công và đóng góp của Manh Manh nữ sĩ cho nữ quyền và nền thơ mới tại Việt Nam lúc bấy giờ. - Đoạn 3: Còn lại. Sự tiếc nuối của tác giả khi tên của bà hoàn toàn không được nhắc tới trong phong trào thơ mới 1930 - 1945 và bị lãng quên bởi lịch sử. f. Giá trị nội dung Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên khắc họa chân dung người nữ phóng viên, một nhà báo tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Bà là người mở đường cho nữ quyền và thơ mới, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. g. Giá trị nghệ thuật - Các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, mốc thời gian...được dử dụng hiệu quả giúp cho thông tin được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực. - Yếu tố miêu tả, tự sự được vận dụng khéo léo tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn tự nhiên - Các câu hỏi, câu in đậm gây ấn tượng và tạo hứng thú với người đọc. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Những thông tin cơ bản của văn bản * Phong trào xã hội được nhắc tới trong văn bản - Phong trào xã hội: phong trào nữ quyền - Cách tác giả viết về phong trào ấy: Những bài viết về phong trào xã hội thường ghi chép các mốc thời gian, tường thuật các sự kiện chính, mô tả bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, kết quả và ý nghĩa của phong trào… Trong bài viết, tác giả viết về phong trào nữ quyền qua chân dung của một cá nhân, cụ thể là chân dung một người phụ nữ. Bởi vậy, lịch sử thời hiện đại hiện lên một cách rất sống động, giàu cảm xúc. Qua cách tiếp cận đó, tác giả cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và lịch sử. Cá nhân làm nên lịch sử, mặt khác, chân dung và số phận của mỗi cá nhân lại cho thấy hơi thở, bầu không khí của thời đại. * Chân dung nhân vật trong văn bản - Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện ( tiểu sử, dung mạo, các hoạt động xã hội, đời sống cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. - Thông qua những chi tiết được cung cấp trong văn bản, tác giả tái hiện sống động chân dung của nữ sĩ đi ngược lại tất cả những chuẩn mực và định kiến của xã hội: người phụ nữ có ngoại hình nam tính, trời bắt xấu, dám bước ra khỏi chốn phòng the, diễn thuyết ở khắp mọi miền đất nước, dám lên tiếng ủng hộ cái mới, dám khẳng định cá tính và quan điểm riêng, dám làm một công việc thời bấy giờ được coi là công việc của đàn ông và có một đời sống riêng tư khác thường. → Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện và hoạt động của nhân vật, mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp giúp làm nổi bật quan điểm và đặc biệt là cá tính của nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này. - Chân dung nhân vật đã được tái hiện một cách khách quan với những thông tin cụ thể, rõ ràng và kèm theo lời nhận xét đánh giá của người đương thời, gần như không đan xen nhận xét, đánh giá chủ quan quá nhiều của người viết. b. Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản *Một số chi tiết miêu tả bối cảnh thời đại - Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng là lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông đảo người nghe như thế. - … cuộc tranh luận dài trên báo chí cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. - … khi ấy vẫn còn quan niệm:… đến chỗ đông mà tranh cãi - … công chúng đã ồ ạt kéo đến hội quán phố Hàng Trống như nước chảy, lũ lượt bọn năm bôn ba. - Trên gác, dưới nhà không một chỗ hở. * Hình dung về không khí thời đại trong văn bản - Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột và giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá nhân và tổ chức để đấu tranh khẳng định sự tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận, diễn thuyết rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, ở các không gian công cộng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng. Bài tham khảo. Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà báo Trần Nhật Vy. Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mới, một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền. Bà chính là Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền. Trong hội Tao Đàn, bà là người mạnh mẽ ủng hộ cho nữ quyền và thơ mới, là người đại diện cho hết thảy những người phụ nữ trong xã hội mới. Những lời nói và ý kiến của bà được cả báo chí và người đọc đón nhận. Bà chính là người có đóng góp to lớn cho phong trào thơ mới. Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện ( tiểu sử, dung mạo, các hoạt động xã hội, đời sống cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Thông qua những chi tiết được cung cấp trong văn bản, tác giả tái hiện sống động chân dung của nữ sĩ đi ngược lại tất cả những chuẩn mực và định kiến của xã hội: người phụ nữ có ngoại hình nam tính, trời bắt xấu, dám bước ra khỏi chốn phòng the, diễn thuyết ở khắp mọi miền đất nước, dám lên tiếng ủng hộ cái mới, dám khẳng định cá tính và quan điểm riêng, dám làm một công việc thời bấy giờ được coi là công việc của đàn ông và có một đời sống riêng tư khác thường. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện và hoạt động của nhân vật, mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp giúp làm nổi bật quan điểm và đặc biệt là cá tính của nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này. Chân dung nhân vật đã được tái hiện một cách khách quan với những thông tin cụ thể, rõ ràng và kèm theo lời nhận xét đánh giá của người đương thời, gần như không đan xen nhận xét, đánh giá chủ quan quá nhiều của người viết. Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột và giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá nhân và tổ chức để đấu tranh khẳng định sự tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận, diễn thuyết rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, ở các không gian công cộng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.
Quảng cáo
|