Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm - lét được thể hiện qua lời độc thoại trong "Sống hay không sống đó là vấn đề"Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” đã khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đặc trưng. Nhân vật Hăm-lét hiện lên chủ yếu qua những lời độc thoại. Hăm-lét trước hết là một con người có tấm lòng nhân hậu cùng khát vọng lớn lao. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mẫu 1 Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” đã khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đặc trưng. Nhân vật Hăm-lét hiện lên chủ yếu qua những lời độc thoại. Hăm-lét trước hết là một con người có tấm lòng nhân hậu cùng khát vọng lớn lao. Đứng trước sự nhiễu loạn của triều đình, sự gian dối và tàn ác của những người xung quanh, Hăm-lét muốn chống lại tất cả: “Bởi vì, là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, (…) sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục”. Tiếp theo, Hăm-lét có ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình đối với xã hội, không chịu a dua theo những kẻ xấu xa nên anh ta hiểu rằng dù có chết đi nghĩa là thua cuộc, nỗi đau vẫn sẽ giày vò tâm can Hăm-lét. Tuy nhiên, Hăm-lét cũng là người thiếu đi sự tỉnh táo, để hận thù và nỗi sợ xâm lấn: “ngọn lửa của quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt ốm yếu đi”. Các đoạn độc thoại của Hăm-lét cho thấy anh ta có cái nhìn trung thực về hiện thực đang diễn ra cũng như ước mơ lật đổ kẻ thủ ác để lập lại hòa bình và công lí. Thế nhưng, Hăm-lét cũng phải giả điên để được thốt ra những lời nói ấy. Từ những lời độc thoại của nhân vật, ta thấy được sự tuyệt vọng và giằng xé nội tâm của nhân vật khi sống trong cung điện toàn những kẻ giả dối. Bi kịch của Hăm-lét chính là bi kịch của những người tài năng giữa xã hội mục nát. Mẫu 2 Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” là một đoạn trích đặc biệt, để lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc, đặc biệt là đoạn đối thoại của nhân vật Hăm-lét. Hăm-lét mang trong mình những tư tưởng mới, lý tưởng nghĩa hiệp nhưng thời đại lúc bấy giờ vô cùng khủng hoảng đã chèn ép nhân tài, khiến cho Hăm-lét phải giả vờ điên. Cuộc sống của Hăm-lét tràn đầy những khó khăn, vất vả nhưng anh vẫn luôn kiên trì, nghĩ đến những người đang phải chịu đau khổ, áp bức của một xã hội đang dần dần mục nát. Anh cảm thấy bản thân mình cần phải giải phóng chính bản thân mình, đưa những người vô tội thoát khỏi sự đau khổ. Nổi bật ở Hăm-lét chính là sự quật cường, kiên trì, không từ bỏ, từ đó ta cảm nhận được Hăm-lét là một người có tinh thần lạc quan và dũng cảm vô bờ. Mẫu 3 Lời độc thoại của Hăm-lét trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề đã thể hiện được nội tâm sâu sắc của chàng. Lời thoại này đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”. Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.
Quảng cáo
|