Viết bài văn Nghị luận về bạo lực học đường lớp 111. Mở bài - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường - Hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp và là mối quan tâm lớn của xã hội. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở bài - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường - Hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp và là mối quan tâm lớn của xã hội. 2. Thân bài a. Hiện trạng + "Bạo lực học đường" là việc sử dụng những hành vi bạo lực, là cách ứng xử thô lỗ, thiếu đạo đức của học sinh trong trường học. + Bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều ở các trường học. → Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. b. Nguyên nhân - Chủ quan: + Suy nghĩ lệch lạc; ảnh hưởng từ các chương trình, trò chơi bạo lực. + Mong muốn thể hiện "sức mạnh", cá tính và cái tôi cá nhân. - Khách quan: Sự "hời hợt" trong việc giáo dục, quản lí của gia đình và sự giám sát chưa sát sao của nhà trường. c. Hậu quả - Làm mất đi hình ảnh trong sáng, tốt đẹp nên có ở mỗi học sinh. - Bạo lực học đường là một con dao hai lưỡi: + Gây ra những tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần cho nạn nhân. + Ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức, gây ra những suy nghĩ lệch lạc, sai trái ở những kẻ "đi bắt nạt" d. Giải pháp: + Cố gắng học tập, tạo dựng những mối quan hệ bạn bè, thầy trò tốt đẹp + Gia đình và nhà trường cũng cần quan tâm và có những phương pháp giáo dục hiệu quả để các bạn học sinh có những nhận thức đúng đắn. 3. Kết bài - Rút ra bài học nhận thức. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Việc học sinh sử dụng bạo lực để đe dọa, cảnh cáo và "trừng phạt" những người bạn học mà mình "không ưa" đang dần trở nên phổ biến ở rất nhiều trường học. Đây là hành động sai trái, đáng bị lên án bởi hành vi bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, tâm sinh lí của nạn nhân mà còn làm mất đi hình ảnh trong sáng, tốt đẹp nên có ở mỗi học sinh. Bạo lực học đường là một con dao hai lưỡi, nó không chỉ gây tổn thương sâu sắc đến nạn nhân, khiến cho nạn nhân cảm thấy sợ hãi, đau đớn, tủi nhục mà còn khiến cho người sử dụng bạo lực dần trở nên tha hóa, biến chất. Bạo lực khiến cho con người ta ảo tưởng về sức mạnh, vị trí của bản thân, từ đó có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, trái đạo đức. Việc tiếp xúc với nhiều chương trình, trò chơi bạo lực cùng tâm lí thích thể hiện bản thân ở tuổi mới lớn chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Cùng với đó, việc giáo dục, quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường cũng góp phần hình thành nên những suy nghĩ và hành động lệch lạc của học sinh. Nhu cầu thể hiện bản thân không hề xấu nếu chúng ta thực hiện nó thông qua việc cố gắng học hành, rèn luyện phát triển bản thân. Bạo lực học đường dù thông qua hành động nào cũng là điều tồi tệ, đáng lên án nhất. Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được mối nguy hại của bạo lực học đường, từ đó chung tay đẩy lùi ra khỏi môi trường học đường. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Người ta vẫn thường nói vui với nhau rằng "trường học là ngôi nhà thứ hai của em", thế nhưng hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ở mức báo động khiến cho nhiều em nhỏ sợ đến trường. Vậy trước vấn nạn này chúng ta cần phải làm gì? Bạo lực học đường là những hành vi gây hại đến tinh thần, thể xác của bạn mình bằng nhiều cách như sử dụng lời nói khiếm nhã hoặc tệ hơn là có những hành động bạo lực với bạn của mình. Vậy bạo lực học đường từ đâu mà có? Trước hết, nó xuất phát từ những mâu thuẫn, sự ghen ghét đố kỵ của những em học sinh. Trong một tập thể, chỉ cần có bạn giỏi hơn mình hay đơn giản là xinh hơn mình đã có thể dẫn đến sự đố kỵ và có những lời lẽ làm tổn thương đến bạn mình. Sâu xa hơn, bạo lực học đường xuất phát từ sự nhận thức, từ cách giáo dục con nhỏ của gia đình, của nhà trường. Những hình ảnh như cô giáo đánh học sinh hay cha đánh mẹ... tác động vô cùng lớn đến nhận thức của trẻ nhỏ. Sách báo, phương tiện truyền thông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạo lực học đường gây ra những hậu quả vô cùng lớn đến người bị hại và cả người gây ra bạo lực. Tôi đã từng đọc vô số bài báo về những đứa trẻ không dám đến trường do bị bạn bè ghẻ lạnh, cười chê và thậm tệ hơn là bị đánh đập. Những tổn thương đó khiến các em trở nên tự ti, trầm cảm và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Cũng không ít những trường hợp học sinh bị đuổi học, phải chịu hình phạt của pháp luật khi còn ở tuổi rất trẻ chỉ vì những hành động thiếu suy nghĩ của mình. Bạo lực học đường đã không còn là chuyện của một, hai cá nhân của một, hai trường học nữa mà nó là vấn đề của toàn xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp giáo dục hợp lý dành cho con trẻ, thậm chí là những hình phạt nặng tay để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc của bạo lực học đường. Và là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các bạn học sinh nên có những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn, không nên tiếp tay cho những hành động xấu và cần phải bảo vệ những người bạn của mình. "Trường học là ngôi nhà thứ hai của em" hãy để trường hợp được trở về đúng nghĩa là một ngôi nhà mà các em học sinh muốn đến, muốn về, muốn nhớ tới chứ đừng biến trường học trở thành nỗi ám ảnh với bất kỳ ai. Bài tham khảo Mẫu 1 Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang trở thành một thách thức đáng kể với xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn với giáo dục nói chung. Để giải quyết hiện tượng xấu này, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để xóa bỏ nó. Bạo lực học đường là một vấn nạn rất đáng được quan tâm hiện nay. Với từ khóa "bạo lực học đường", chỉ trong 0.57 giây chúng ta đã tìm được 28.200.200 kết quả về những vụ việc nghiêm trọng xoay quanh vấn đề này. Con số trên quá đủ làm minh chứng cho tình trạng báo động của hành vi này hiện nay. Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hình thức như lăng mạ, đánh nhau, đe dọa, lan truyền thông tin xấu hay bất kì hành động nào gây tổn thương tâm lí và vật lí cho nạn nhân. Điều này có thể xảy ra trực tiếp trong các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những hành vi bạo lực này khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và không an toàn trong môi trường giáo dục. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là tâm lí lứa tuổi học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại lựa chọn con đường bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy của bản thân. Áp lực học tập, áp lực từ phía thầy cô, gia đình cũng có thể gây đến bạo lực học đường. Sự thờ ơ của nhà trường, việc phụ huynh chưa quan tâm, sát sao với con cái cũng dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lí, tính cách, suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành động cực đoan của các em. Khi bạo lực học đường diễn ra, các học sinh sẽ trở nên kém tập trung, lo âu, kết quả học tập giảm sút. Lâu dài, các em sẽ mất niềm tin vào giáo dục và có thể mắc các hội chứng trầm cảm, tự kỉ, sợ giao tiếp xã hội,... Vấn nạn này không chỉ tác động đến tâm lí, tinh thần của học sinh mà còn gây hậu quả lớn về mặt xã hội. Nó tạo ra môi trường học tập không an toàn, lành mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh. Để đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhất quán và đồng bộ từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, hệ thống giáo dục cần thiết lập các chương trình đào tạo và hoạch định giáo dục tâm lí, giúp học sinh xây dựng kĩ năng kiềm chế cảm xúc và giải quyết xung đột. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp chặt chẽ để giáo dục con em về những tác hại, hệ quả xấu của nạn bạo lực học đường. Các bạn học sinh là người trực tiếp tiếp xúc với bạo lực, cho dù có nghe, nhìn hay là nạn nhân của vấn nạn này, các bạn cũng phải dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, các cấp quản lí và xã hội cũng cần tạo ra các cơ chế xử lí công bằng đối với các trường hợp bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là thách thức đối với toàn xã hội. Tất cả mọi người cần chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức và tâm lí. Từ đó, mầm mống bạo lực sẽ dần được loại bỏ, trường học sẽ thực sự là “ngôi nhà thứ hai” đầy hạnh phúc của học sinh. Bài tham khảo Mẫu 2 Môi trường học đường là môi trường học tập cung cấp cho chúng ta kiến thức, kỹ năng cùng các hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường học đường- nơi an toàn và được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người đang ngày một thay đổi. Nó bị bao phủ bởi màu sắc ảm đạm của những lời nói tục chửi bậy, những hành vi vô lễ, những hành động gian lận… Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vấn nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi ứng xử thô bạo gây tổn hại thân thể, tinh thần của người khác bất chấp ý lí lẽ. Bạo lực học đường là điểm nóng của ngành giáo dục hiện nay và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đối tượng của bạo lực học đường không chỉ gói gọn là giữa học sinh mà còn là cả thầy cô giáo. Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Nhưng diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức là đánh đập thể xác, lăng mạ tinh thần qua mạng xã hội, cô lập trong lớp học. Nó lôi kéo sự tham gia không chỉ của một cá nhân mà thông thường là một nhóm sẽ cùng xúc phạm, đánh đập đối tượng nào đó. Chúng ta thấy xôn xao trên dư luận vụ nhóm nữ sinh cấp ba ở Hưng Yên đánh đập, lột đồ bạn học chỉ vì xích mích cá nhân. Rồi mười nữ sinh ở Quảng Ninh đánh hội đồng hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc bạo lực học đường thương tâm như vậy đang ngày ngày xảy ra. Chúng ta còn biết đến vụ việc cô giáo Hải Phòng phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thầy giáo tát vào mặt, đánh vào đầu khiến học sinh nhập viện. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau như vậy nên hành vi của nhiều người tưởng chừng trêu đùa nhưng rất có thể dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Vậy đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Nó có thể bắt đầu xảy đến từ những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ” như nói móc, nhìn đểu, ghen ghét trong học tập, yêu đương. Các em học sinh còn quá nhỏ để nhận thức được hành vi và dễ dàng bị tác động từ phim ảnh, sách báo bạo lực. Suy nghĩ, hành động trong cơn nóng giận đến mất kiểm soát. Sự giáo dục thiếu hoàn chỉnh do non nớt trong tư duy cùng với sự thờ ơ của gia đình. Tất cả tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta đều biết đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây đến đối với cả hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nạn nhân của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang lo lắng cho nạn nhân. Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối với tương lai và sự phát triển của họ. Giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết. Và giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về bạo lực học đường là yếu tố then chốt. Cần phải nhân rộng sự hiểu biết của mọi người để phòng tránh, ngăn chặn những hành vi không tốt. Hãy kết nối mọi người với nhau bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng nhân ái. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo ra môi trường giáo dục và tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Còn đối với những trường hợp cố tình vi phạm, pháp luật phải có những xử lý, răn đe cho phù hợp để ngăn chặn bạo lực học đường dù chỉ là mầm mống. Mỗi cá nhân hãy cùng đóng góp sức lực để ngăn chặn bạo lực học đường. Phải có quan điểm nhận thức rõ ràng, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Hình thành, rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp. Tuyệt đối không a dua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ. Đừng để con quỷ giận dữ trong bạn điều khiển. Trở thành nạn nhân hay người gây ra bạo lực học đường đều không phải mong muốn tốt đẹp. Hãy có ý thức để tự bảo vệ chính bản thân bạn và người xung quanh bạn. Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân. Bài tham khảo Mẫu 3 Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và thật đáng buồn, đáng hổ thẹn thay khi những con người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những con người đã và đang hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với những kiến thức sách vở, toàn là những kiến thức văn minh, văn hóa, đạo đức mà lại chỉ thích xúc phạm, lăng nhục, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của các phương tiện truyền thông, phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm lan tràn trên các trang mạng xã hội đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ thực dụng, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh. Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự thiết chế nội quy chặt chẽ. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị phát hiện. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao… Tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn, cha mẹ cũng không nắm bắt kịp hoặc là không có thời giờ để quan tâm. Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường. Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh mặc áo dài trắng thướt tha mà lại ngoắt một cái có thể lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau, những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đánh nhau tập thể như những tên xã hội đen thực thụ, rồi chính người trong cuộc còn tung lên mạng trong sự hả hê mà không hề biết rằng đã làm đau nhói trái tim của những bậc sinh thành và những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước. Trước hết, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào sự bế tắc khó gỡ bỏ. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường. Đồng thời, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân vận động, câu lạc bộ thể thao, các câu lạc bộ về những môn nghệ thuật để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai. Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường – Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cho học sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kiềm chế bản thân, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình gây ra. Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù không liên quan thì cũng không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương… để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra. Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn đề này, lôi những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng. Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh. Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực học đường cần được thật sự chú trọng quan tâm.
Quảng cáo
|