Trắc nghiệm Bài 33. Kính hiển vi - Vật Lí 11

Đề bài

Câu 1 :

Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

  • B

    Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

  • C

    Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn

  • D

    Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Câu 2 :

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • B

    Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • C

    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • D

    Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

Câu 3 :

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực                                

  • A

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính

  • B

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

  • C

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị

  • D

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính

Câu 4 :

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

  • A

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • B

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • C

    Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • D

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

Câu 5 :

Một kính hiển vi được cấu tạo gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cực lần lượt là f1  và f2, kính này có độ dày học là \(\delta \). Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ = OCc. Công thức xác định bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là:

  • A

    \({G_\infty } = \frac{Đ}{{{f_2}}}\)

  • B

    \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{Đ}\)

  • C

    \({G_\infty } = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

  • D

    \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)

Câu 6 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

  • A

    Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.

  • B

    Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.

  • D

    Khoảng cách \(\delta  = {F_1}'{F_2}\)  gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Câu 7 :

Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

  • A

    Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính.

  • B

    Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1.

  • C

    Ảnh thật A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính.

  • D

    Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh ảo rơi vào khoảng thấy rõ của mắt.

Câu 8 :

Một học sinh đang ngắm chừng vô cực một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

  • A

    Tiêu bản đặt tại tiêu điểm vật của vật kính.

  • B

    Vật kính phóng đại ảnh A1B1 lên gấp \(\left| {{k_1}} \right| = \frac{\delta }{{{f_1}}}\) so với tiêu bản AB

  • C

    Số bội giác khi quan sát ảnh A2B2 so với A1B1 là \({G_{2\infty }} = \frac{{O{C_C}}}{{{f_2}}}\)

  • D

    Số bội giác vô cực của kính lúp là \({G_\infty } = \frac{{\delta .O{C_C}}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Câu 9 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là:

  • A

    6,67cm

  • B

    13cm

  • C

    19,67cm

  • D

    25cm

Câu 10 :

Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là

  • A

    75

  • B

    180

  • C

    450

  • D

    900

Câu 11 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là:

  • A

    200

  • B

    350

  • C

    250

  • D

    175

Câu 12 :

Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biết độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là

  • A

    4,00000mm

  • B

    4,10256mm

  • C

    1,10165mm

  • D

    4,10354mm

Câu 13 :

Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 21cm. Một người mắt tốt, có khoảng cực cận là 20cm, có năng suất phân ly là \(1' = \frac{1}{{3500}}rad\) . Người này quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết. Độ cao của vật là bao nhiêu thì mắt người này còn phân biệt được điểm đầu và điểm cuối của vật?

  • A

    \(7,143\,\mu m\)

  • B

    \(0,714\,\mu m\)

  • C

    \(0,743\,\mu m\)

  • D

    \(0,643\,\mu m\)

Câu 14 :

Vật kính của một kính hiển có tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Độ dài quang học của kính là 16cm. Mắt đặt sát thị kính. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là Đ = 20cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính?

  • A
    0,025 mm    
  • B
    10,625 mm
  • C
    10,6 mm 
  • D
    21,225 mm
Câu 15 :

Trong giờ thực hành môn Sinh học, để quan sát những tế bào thì các bạn học sinh phải dùng

  • A
    kính cận
  • B
    kính hiển vi.
  • C
    kính thiên văn.
  • D
    kính lúp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

  • B

    Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

  • C

    Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn

  • D

    Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cấu tạo của kính hiển vi:

+ Vật kính là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ vài mm).

+ Thị kính là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ

=> A, C, D - sai

B - đúng

Câu 2 :

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • B

    Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • C

    Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

  • D

    Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Ngắm chừng qua kính hiển vi:

+ Vật (tiêu bản) đặt cố định trên giá.

+ Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh.

+ Nâng dần ống kính xa dần vật sao cho ảnh ảo cuối cùng của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

=> A, B, D - sai

C - đúng

Câu 3 :

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực                                

  • A

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính

  • B

    tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

  • C

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị

  • D

    tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

=> số bội giác tỉ lệ nghịch với  (tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính)

Câu 4 :

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

  • A

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • B

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • C

    Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

  • D

    Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Câu 5 :

Một kính hiển vi được cấu tạo gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cực lần lượt là f1  và f2, kính này có độ dày học là \(\delta \). Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ = OCc. Công thức xác định bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là:

  • A

    \({G_\infty } = \frac{Đ}{{{f_2}}}\)

  • B

    \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{Đ}\)

  • C

    \({G_\infty } = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

  • D

    \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Câu 6 :

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

  • A

    Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp.

  • B

    Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

  • C

    Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng.

  • D

    Khoảng cách \(\delta  = {F_1}'{F_2}\)  gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữ không đổi

Câu 7 :

Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

  • A

    Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính.

  • B

    Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1.

  • C

    Ảnh thật A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính.

  • D

    Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh ảo rơi vào khoảng thấy rõ của mắt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - sai vì tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 và gần F1

B, C, D - đúng

Câu 8 :

Một học sinh đang ngắm chừng vô cực một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?

  • A

    Tiêu bản đặt tại tiêu điểm vật của vật kính.

  • B

    Vật kính phóng đại ảnh A1B1 lên gấp \(\left| {{k_1}} \right| = \frac{\delta }{{{f_1}}}\) so với tiêu bản AB

  • C

    Số bội giác khi quan sát ảnh A2B2 so với A1B1 là \({G_{2\infty }} = \frac{{O{C_C}}}{{{f_2}}}\)

  • D

    Số bội giác vô cực của kính lúp là \({G_\infty } = \frac{{\delta .O{C_C}}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết ngắm chừng của vật qua kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

A sai vì:

B, C, D - đúng

Câu 9 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là:

  • A

    6,67cm

  • B

    13cm

  • C

    19,67cm

  • D

    25cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Theo bài ra: \({f_1} = 5mm = 0,5cm;{\rm{ }}{f_2} = 20mm = 2cm\)

+ Theo công thức thấu kính, vị trí ảnh qua vật kính là: \(d' = \frac{{d{f_1}}}{{d - {f_1}}} = 13cm\)

Câu 10 :

Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là

  • A

    75

  • B

    180

  • C

    450

  • D

    900

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = {k_1}\frac{Đ}{{{f_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Theo đề bài, ta có: \({k_1} = 30;{\rm{ }}{f_2} = 2cm\) và Đ = 30 cm

+ Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là: \({G_\infty } = {k_1}\frac{Đ}{{{f_2}}} = 30.\frac{{30}}{2} = 450\)

Câu 11 :

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là:

  • A

    200

  • B

    350

  • C

    250

  • D

    175

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Xác định độ dài quang học: \(\delta  = {O_1}{O_2} - \left( {{f_1} + {f_2}} \right)\)

+ Vận dụng biểu thức xác định số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Theo đề bài, ta có:

\({f_1} = 0,5cm;{f_2} = 2cm;{O_1}{O_2} = 12,5cm\)

\( \to \delta  = {O_1}{O_2} - \left( {{f_1} + {f_2}} \right) = 12,5 - \left( {0,5 + 2} \right) = 10cm\)

+ Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là: \({G_\infty } = \frac{{\delta Đ}}{{{f_1}{f_2}}} = \frac{{10.25}}{{0,5.2}} = 250\)

Câu 12 :

Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biết độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là

  • A

    4,00000mm

  • B

    4,10256mm

  • C

    1,10165mm

  • D

    4,10354mm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định vị trí ảnh qua vật kính khi ngắm chừng ở vô cực:  \(d{'_1} = \delta  + {f_1}\)

+ Áp dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra: \({f_1} = 4mm;{\rm{ }}{f_1} = 20mm;{\rm{ }}\delta  = 156mm\) và Đ =25 cm

Khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh của vật qua vật kính tại tiêu diện của thị kính

\(d{'_1} = \delta  + {f_1} = 16cm\)

\( \to {d_1} = \frac{{d{'_1}{f_1}}}{{d{'_1} - {f_1}}} = 4,102256mm\)

Câu 13 :

Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 21cm. Một người mắt tốt, có khoảng cực cận là 20cm, có năng suất phân ly là \(1' = \frac{1}{{3500}}rad\) . Người này quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết. Độ cao của vật là bao nhiêu thì mắt người này còn phân biệt được điểm đầu và điểm cuối của vật?

  • A

    \(7,143\,\mu m\)

  • B

    \(0,714\,\mu m\)

  • C

    \(0,743\,\mu m\)

  • D

    \(0,643\,\mu m\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng các biểu thức khi ngắm chừng ở vô cực:

+ \({A_1} \equiv {F_2}\)

+ \(\alpha  = tan\alpha  = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_2}}} = \varepsilon \)

Lời giải chi tiết :

- Khi ngắm chừng vô cực:

+ \({A_1} \equiv {F_2}\)

+ góc trông ảnh: \(\alpha  = tan\alpha  = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_2}}} = \varepsilon \)    (1)

+ Độ lớn số phóng đại ảnh qua vật kính:

\(\left| {{k_1}} \right| = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{AB}} = \frac{\delta }{{{f_1}}}\)       (2)

- Từ (1) và (2) suy ra: \(AB = \varepsilon \frac{{{f_2}{f_1}}}{\delta } = \varepsilon \frac{{{f_2}{f_1}}}{{\left( {{O_1}{O_2} - {f_1} - {f_2}} \right)}}\)

Thay số, được: \(AB = 7,{14286.10^{ - 7}}m = 0,7143\mu m\)  

Câu 14 :

Vật kính của một kính hiển có tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Độ dài quang học của kính là 16cm. Mắt đặt sát thị kính. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là Đ = 20cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính?

  • A
    0,025 mm    
  • B
    10,625 mm
  • C
    10,6 mm 
  • D
    21,225 mm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f}\)

Lời giải chi tiết :

 

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính: \(l = {O_1}{O_2} = \delta  + {f_1} + {f_2} = 21cm\)

Các vị trí M, N giới hạn vị trí đặt vật được xác định như sau:

Ta có:

 \(\begin{array}{l}{d_{21}}' \to \infty ;{d_{21}} = {f_2} = 4cm;{d_{11}}' = l - {d_{21}} = 17cm\\{d_{11}} = \dfrac{{{d_{11}}'.{f_1}}}{{{d_{11}}' - {f_1}}} = 10,625mm\end{array}\)

 

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{d_{22}}' = - D = - 20cm;;{d_{22}} = \frac{{{d_{22}}'.{f_2}}}{{{d_{22}}' - {f_2}}} = \frac{{10}}{3}cm\\
{d_{12}}' = l - {d_{22}} = \frac{{53}}{3}cm;\frac{1}{{{d_{12}}}} = \frac{1}{{{f_1}}} - \frac{1}{{{d_{12}}'}} = \frac{{50}}{{53}} \Rightarrow {d_{12}} = 1,06cm = 10,6mm
\end{array}\)

Vật chỉ có thể xê dịch trong khoảng: \(\Delta d = {d_{11}} - {d_{12}} = 10,625 - 10,6 = 0,025mm\)

Câu 15 :

Trong giờ thực hành môn Sinh học, để quan sát những tế bào thì các bạn học sinh phải dùng

  • A
    kính cận
  • B
    kính hiển vi.
  • C
    kính thiên văn.
  • D
    kính lúp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để quan sát tế bào cần dùng kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

Để quan sát những tế bào, cần dùng kính hiển vi

close