Trắc nghiệm Bài 5. Tốc độ và vận tốc - Vật lí 10 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động?
Câu 2 :
Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ của chuyển động?
Câu 3 :
Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì?
Câu 4 :
Một vận động viên chạy trong cự li 600 m mất 74,75 s. Hỏi vận động viên đó có tốc độ trung bình là bao nhiêu?
Câu 5 :
Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3 km. Hỏi người đó đi mất trong bao lâu?
Câu 6 :
Một người đi bộ đi học xuất phát lúc ở nhà là 6h45 phút, đến trường lúc 7h10 phút. Biết tốc độ trung bình của bạn là 5,4 km/h. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn này là bao nhiêu mét?
Câu 7 :
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Vận tốc trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
Câu 8 :
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
Câu 9 :
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe cùng chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
Câu 10 :
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe ngược chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
Câu 11 :
Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Câu 12 :
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
Câu 13 :
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{3}\) tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{2}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.
Câu 14 :
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{5}\) tổng thời gian với vận tốc v1. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{4}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 40km/h. Biết vận tốc của xe trên cả quãng đường AB là v = 47 km/h. Tính v1.
Câu 15 :
Một chiếc xe từ $A$ đến $B$ mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là $48 km/h$. Trong $1/4$ khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là ${v_1} = 30 km/h$. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng:
Câu 16 :
Một chiếc xe chạy trên đoạn đường $40 km$ với tốc độ trung bình là $80 km/h$, trên đoạn đường $40 km$ tiếp theo với tốc độ trung bình là $40 km/h$. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường $80 km$ này là:
Câu 17 :
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì:
Câu 18 :
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.
Câu 19 :
Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:
Câu 20 :
Chọn phương án sai?
Câu 21 :
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học trong KHTN 7 Lời giải chi tiết :
Tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả sự nhanh chậm của chuyển động.
Câu 2 :
Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ của chuyển động?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\) Trong đó: + v: tốc độ của chuyển động (m/s) + s: quãng đường đi được (m) + t: thời gian vật chuyển động (s) Lời giải chi tiết :
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Câu 3 :
Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết :
Trên xe máy và ô tô, đồng hồ tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái xe, chỉ tốc độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của tốc kế. Tốc độ này được gọi là tốc độ tức thời.
Câu 4 :
Một vận động viên chạy trong cự li 600 m mất 74,75 s. Hỏi vận động viên đó có tốc độ trung bình là bao nhiêu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\) Trong đó: + v: tốc độ của chuyển động (m/s) + s: quãng đường đi được (m) + t: thời gian vật chuyển động (s) Lời giải chi tiết :
Tốc độ trung bình của vận động viên là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{600}}{{74,75}} \approx 8,03(m/s)\)
Câu 5 :
Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3 km. Hỏi người đó đi mất trong bao lâu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\) Trong đó: + v: tốc độ của chuyển động (km/h) + s: quãng đường đi được (km) + t: thời gian vật chuyển động (h) Lời giải chi tiết :
Từ biểu thức tính tốc độ trung bình: \(v = \frac{s}{t}\) => Biểu thức tính thời gian là: \(t = \frac{s}{v}\) Thời gian xe máy đi được là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{3}{{30}} = 0,1(h)\) Đổi 0,1 h = 0,1.60 phút = 6 phút.
Câu 6 :
Một người đi bộ đi học xuất phát lúc ở nhà là 6h45 phút, đến trường lúc 7h10 phút. Biết tốc độ trung bình của bạn là 5,4 km/h. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn này là bao nhiêu mét?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\) Trong đó: + v: tốc độ của chuyển động (km/h; m/s) + s: quãng đường đi được (km; m) + t: thời gian vật chuyển động (h; s) Lời giải chi tiết :
Thời gian người đi bộ thực hiện là: t = 7h10 phút – 6h45 phút = 6 h70 phút – 6h45 phút = 25 phút Đổi \(25 phút = \frac{{25}}{{60}}h = \frac{5}{{12}}h\) Quãng đường từ nhà đến trường của người đi bộ này là: \(v = \frac{s}{t} \Rightarrow s = v.t = 5,4.\frac{5}{{12}} = 2,25(km)\) Đổi 2,25 km = 2250 m
Câu 7 :
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Vận tốc trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\) Trong đó: + Δd: độ dịch chuyển của xe (m) + Δt: thời gian xe dịch chuyển (s) Lời giải chi tiết :
Điểm đầu của xe máy là nhà Điểm cuối của xe máy là trường học => Độ dịch chuyển của xe là: Δd = 3 – 2 = 1 (km) = 1000 (m) Thời gian xe máy đi là: Δt = 15 + 12 = 27 (phút) = 27.60 s = 1620 s => Vận tốc trung bình của xe máy là: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{1000}}{{1620}} \approx 0,62(m/s)\)
Câu 8 :
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Biểu thức tính tốc độ trung bình là: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\) Lời giải chi tiết :
Đổi 3 km = 3000 m; 2 km = 2000 m 15 phút = 900 s; 12 phút = 720 s => Tốc độ trung bình của xe máy là: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{3000 + 2000}}{{900 + 720}} \approx 3,09(m/s)\)
Câu 9 :
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe cùng chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
1 m/s = 3,6 km/h Quy ước v13 : vận tốc của người đối với mốc bên đường v23 : vận tốc của người đối với xe v12 : vận tốc của xe đối với cột mốc bên đường Lời giải chi tiết :
Tóm tắt: v12 = 36 km/h = 10 m/s v23 = 1 m/s v13 = ? Lời giải: Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \) Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe \(\begin{array}{l} \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ = 10 + 1 = 11(m/s)\end{array}\)
Câu 10 :
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe ngược chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
1 m/s = 3,6 km/h Quy ước v13 : vận tốc của xe đối với mốc bên đường v23 : vận tốc của người đối với mốc bên đường v12 : vận tốc của xe đối với người Lời giải chi tiết :
Tóm tắt: v13 = 36 km/h = 10 m/s v12 = 1 m/s v23 = ? Lời giải: Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \) Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe \(\begin{array}{l} \Rightarrow {v_{13}} = - {v_{12}} + {v_{23}}\\ \Rightarrow {v_{23}} = {v_{13}} + {v_{12}} = 10 + 1 = 11(m/s)\end{array}\)
Câu 11 :
Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình \({v_{tb}} = \dfrac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\) Lời giải chi tiết :
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe. Độ dài quãng đường AB là: S = v.t (1) Theo bài ta có: S = \({v_1}.\dfrac{t}{2} + {v_2}.\dfrac{t}{2}\) (2) \( \Rightarrow \) v.t = \({v_1}.\dfrac{t}{2} + {v_2}.\dfrac{t}{2}\)\( \Rightarrow v = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
Câu 12 :
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Khoảng thời gian tàu chạy: \(\Delta t=t-{{t}_{tra\,khach\,}}\) Lời giải chi tiết :
Tàu S1 xuất phát lúc 19h00min ngày 8 tháng 3 đếnn 4h00min ngày 10 tháng 3 sẽ chạy mất: \(t=33h00\min \) Thời gian tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách: \({{t}_{tra\,khach\,}}=39\min \) Khoảng thời gian tàu chạy là: \(\Delta t=33h00min39min=32h21min\)
Câu 13 :
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{3}\) tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{2}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận tốc trung bình \({{v}_{tb}}=\dfrac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}+{{S}_{3}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}}\) Lời giải chi tiết :
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe. Thời gian xe đi hết chặng cuối là: \(t-\frac{t}{3}-\frac{t}{2}=\frac{t}{6}\) Độ dài quãng đường AB là: \(S=v.t~\text{ }\,\,\,\left( 1 \right)\) Theo bài ta có: \(S={{v}_{1}}.\frac{t}{3}+{{v}_{2}}.\frac{t}{2}+{{v}_{3}}.\frac{t}{6}=45.\frac{t}{3}+60.\frac{t}{2}+48\frac{t}{6}=53t\,\,\,(2)\) Từ (1) và (2) suy ra: \(v.t=53t\Rightarrow v=53km/h\)
Câu 14 :
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{5}\) tổng thời gian với vận tốc v1. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{4}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 40km/h. Biết vận tốc của xe trên cả quãng đường AB là v = 47 km/h. Tính v1.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận tốc trung bình \({{v}_{tb}}=\frac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}+{{S}_{3}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}}\) Lời giải chi tiết :
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe. Thời gian xe đi hết chặng cuối là: \(t-\frac{t}{5}-\frac{t}{4}=\frac{11}{20}t\) Độ dài quãng đường AB là: \(S=v.t=47t\,\,\text{ }\left( 1 \right)\) Theo bài ta có: \(S={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+{{v}_{2}}.\frac{t}{4}+{{v}_{3}}.\frac{11t}{20}={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+60.\frac{t}{4}+40\frac{11t}{20}={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+37t\,\,\,(2) \) \(\Rightarrow 47.t={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+37t\Rightarrow {{v}_{1}}=50km/h\)
Câu 15 :
Một chiếc xe từ $A$ đến $B$ mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là $48 km/h$. Trong $1/4$ khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là ${v_1} = 30 km/h$. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Quãng đường xe chạy từ A đến B: \(s = 48t\) Quãng đường xe chạy trong \(\frac{t}{4}\): \({s_1} = {v_1}{t_1} = 30\frac{t}{4} = 7,5t\) Quãng đường xe chạy trong thời gian còn lại \({t_2} = t - \frac{t}{4} = \frac{{3t}}{4}\) là: \({s_2} = s - {s_1} = 48t - 7,5t\) Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian còn lại là: \({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{48t - 7,5t}}{{0,75t}} = 54km/h\)
Câu 16 :
Một chiếc xe chạy trên đoạn đường $40 km$ với tốc độ trung bình là $80 km/h$, trên đoạn đường $40 km$ tiếp theo với tốc độ trung bình là $40 km/h$. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường $80 km$ này là:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có: + Thời gian chuyển động trên đoạn \({s_1}\) là: \({t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{40}}{{80}} = 0,5h\) + Thời gian chuyển động trên đoạn \({s_2}\) là: \({t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{40}}{{40}} = 1h\) \(\to\) Thời gian chuyển động trên đoạn đường $s=80 km$: $t =t_1+t_2=0,5+1=1,5h$ ⇒ Tốc độ trung bình \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}={\dfrac{80}{1,5}} \approx {\rm{ }}53,3{\rm{ }}km/h.\)
Câu 17 :
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá tri (+) Còn quãng đường còn phụ thuộc xem vật xuất phát từ đâu
Câu 18 :
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng công thức xác định quãng đường : \(s = vt\) Lời giải chi tiết :
Ta có: + Quãng đường chạy trong 4 phút đầu là: \({s_1} = 5.(4.60) = 1200m\) + Quãng đường chạy trong 3 phút sau là: \({s_2} = 4.(3.60) = 720m\) \(s = {s_1} + {s_2} = 1200 + 720 = 1920m = 1,920km\) Vì chuyển động chỉ theo một chiều nên trong cả thời gian chạy vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình và bằng: ${v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \frac{{1920}}{{7.60}} = 4,57m/s$
Câu 19 :
Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) Lời giải chi tiết :
Ta có: Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) Trong 3s cuối, oto có: + Độ dời: \(\Delta x = 57,5 - 9,2 = 48,3m\) + Khoảng thời gian: \(\Delta t = 3{\rm{s}}\) \(\to {v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} = \frac{{48,3}}{3} = 16,1(m/s)\)
Câu 20 :
Chọn phương án sai?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
A, C, D - đúng B- sai vì: Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý có hướng cùng hướng với độ dời \(\Delta \overrightarrow x \) được xác định trong khoảng thời gian \(\Delta t\)
Câu 21 :
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức: \(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)
|