Trắc nghiệm Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Xác định tọa độ của vật tại nút tròn màu xanh đầu tiên?

  • A

    x = 1 cm; y = 2 cm

  • B

    x = 1 m; y = 2 m

  • C

    x = 3 m; y = 4 m

  • D

    x = 5 m; y = 6 m

Câu 2 :

Xe máy xuất phát từ 6 giờ sáng, xe đến Hà Nội lúc 1 giờ chiều. Hỏi xe đã di chuyển bao lâu?

  • A

    6 giờ

  • B

    7 giờ

  • C

    8 giờ

  • D

    9 giờ

Câu 3 :

Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?

  • A

    2 km

  • B

    4 km

  • C

    0 km

  • D

    Đáp án khác

Câu 4 :

Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu?

  • A

    2 km

  • B

    4 km

  • C

    0 km

  • D

    Đáp án khác

Câu 5 :

Bạn Lan đi từ nhà đến cửa hàng tạp hóa 1 km, sau đó đến thư viện trường lấy sách 2 km. Cuối cùng bạn Lan trở về nhà. Biết từ nhà qua tạp hóa và đến thư viện trường đều nằm trên một đường thẳng, cửa hàng tạp hóa nằm giữa nhà và thư viện. So sánh độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s của bạn Lan?

  • A

    d > s

  • B

    d < s

  • C

    d = s

  • D

    Chưa đủ dữ kiện để khẳng định

Câu 6 :

Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Độ dịch chuyển của người đó là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.

  • A

    14 cm

  • B

    12 cm

  • C

    10 cm

  • D

    8 cm

Câu 7 :

Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.

  • A

    14 cm

  • B

    12 cm

  • C

    10 cm

  • D

    8 cm

Câu 8 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Câu 9 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Độ dời  phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • B

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • C

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • D

    Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

Câu 10 :

Chọn phương án sai?

  • A

    Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

  • B

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • C

    Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.

  • D

    Độ dời = Độ biến thiên tọa độ

Câu 11 :

Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$  phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu?

  • A

    $1,2km$

  • B

    $0,72km$

  • C

    $1,920km$

  • D

    $2km$

Câu 12 :

Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox  trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.

  • A

    $2,3 m/s$

  • B

    $4,3 m/s$

  • C

    $4,57 m/s$

  • D

    $5 m/s$

Câu 13 :

Bạn Việt đi xe đạp đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quán báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.

Độ dời khi bạn quay từ quán báo về nhà và độ dời khi bạn từ quán báo đến trường lần lượt là:

  • A

    400m và 600m

  • B

    400m và 1000m

  • C

    -400m và 1000m

  • D

    -400m và 600m

Câu 14 :

Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.

Độ dời từ A khi người này đến O là:

  • A

    20m

  • B

    10m

  • C

    0m

  • D

    40m

Câu 15 :

Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu $5m$, rồi lên đến tầng $3$ . Biết rằng mỗi tầng cách nhau $4m$. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ. Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$?

  • A

    $22 m$

  • B

    $17 m$

  • C

    $29 m$

  • D

    $34 m$

Câu 16 :

Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 3 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.

Độ dời từ hầm lên đến tầng 3 của thang máy là:

  • A

    7 m

  • B

    5 m

  • C

    17 m

  • D

    10 m

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Xác định tọa độ của vật tại nút tròn màu xanh đầu tiên?

  • A

    x = 1 cm; y = 2 cm

  • B

    x = 1 m; y = 2 m

  • C

    x = 3 m; y = 4 m

  • D

    x = 5 m; y = 6 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta có, x = 1 m; y = 2 m.

Câu 2 :

Xe máy xuất phát từ 6 giờ sáng, xe đến Hà Nội lúc 1 giờ chiều. Hỏi xe đã di chuyển bao lâu?

  • A

    6 giờ

  • B

    7 giờ

  • C

    8 giờ

  • D

    9 giờ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thời gian xe di chuyển = Thời điểm kết thúc – Thời điểm bắt đầu

Lời giải chi tiết :

Thời điểm xuất phát: 6 giờ

Thời điểm kết thúc: 1 giờ chiều = 13 giờ

=> Thời gian xe di chuyển là: t = 13 – 6 = 7 giờ

Câu 3 :

Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?

  • A

    2 km

  • B

    4 km

  • C

    0 km

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển = Tọa độ cuối – Tọa độ đầu

Lời giải chi tiết :

Điểm đầu của bạn A là nhà

Điểm cuối của bạn A là nhà

=> Độ dịch chuyển của bạn A là 0 km.

Câu 4 :

Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu?

  • A

    2 km

  • B

    4 km

  • C

    0 km

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quãng đường là độ dài vật di chuyển

Lời giải chi tiết :

Bạn A đi từ nhà đến trường là 2 km

Bạn A đi trường về nhà là 2 km

=> Quãng đường bạn A đi được là: 2 + 2 = 4 km.

Câu 5 :

Bạn Lan đi từ nhà đến cửa hàng tạp hóa 1 km, sau đó đến thư viện trường lấy sách 2 km. Cuối cùng bạn Lan trở về nhà. Biết từ nhà qua tạp hóa và đến thư viện trường đều nằm trên một đường thẳng, cửa hàng tạp hóa nằm giữa nhà và thư viện. So sánh độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s của bạn Lan?

  • A

    d > s

  • B

    d < s

  • C

    d = s

  • D

    Chưa đủ dữ kiện để khẳng định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển = Tọa độ cuối – Tọa độ đầu

Quãng đường là độ dài vật di chuyển

Lời giải chi tiết :

- Điểm xuất phát của bạn Lan là nhà

- Điểm kết thúc của bạn Lan là nhà

=> Độ dịch chuyển của bạn Lan: d = 0 km

- Quãng đường bạn Lan đi được:

+ Nhà – Tạp hóa: 1 km

+ Tạp hóa – Thư viện: 2 km

+ Thư viện – Nhà: 3 km

=> Quãng đường bạn Lan đi được là: s = 1 + 2 + 3 = 6 km

=> d < s

Câu 6 :

Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Độ dịch chuyển của người đó là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.

  • A

    14 cm

  • B

    12 cm

  • C

    10 cm

  • D

    8 cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển = Khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối

Lời giải chi tiết :

+ Điểm đầu: A

+ Điểm cuối: C

=> Độ dịch chuyển d = AC

Tam giác ABC vuông tại B, theo Pytago ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\\ \Rightarrow AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}}  = \sqrt {{6^2} + {8^2}}  = 10(cm)\end{array}\)

Câu 7 :

Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.

  • A

    14 cm

  • B

    12 cm

  • C

    10 cm

  • D

    8 cm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quãng đường là tổng độ dài vật đi được

Lời giải chi tiết :

Quãng đường người đó đi được là: s = AB + BC = 6 + 8 = 14 (cm).

Câu 8 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Độ dời của vật được xác định bởi biểu thức: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Câu 9 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Độ dời  phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • B

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • C

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • D

    Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

Câu 10 :

Chọn phương án sai?

  • A

    Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

  • B

    Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • C

    Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.

  • D

    Độ dời = Độ biến thiên tọa độ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.

Câu 11 :

Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$  phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu?

  • A

    $1,2km$

  • B

    $0,72km$

  • C

    $1,920km$

  • D

    $2km$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức xác định quãng đường : \(s = vt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Quãng đường chạy trong 4 phút đầu là: \({s_1} = 5.(4.60) = 1200m\)

+ Quãng đường chạy trong  3 phút sau là: \({s_2} = 4.(3.60) = 720m\)
Quãng đường người đó chạy được là: \(s = {s_1} + {s_2} = 1200 + 720 = 1920m = 1,920km\)

Câu 12 :

Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox  trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.

  • A

    $2,3 m/s$

  • B

    $4,3 m/s$

  • C

    $4,57 m/s$

  • D

    $5 m/s$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức xác định quãng đường : \(s = vt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Quãng đường chạy trong 4 phút đầu là: \({s_1} = 5.(4.60) = 1200m\)

+ Quãng đường chạy trong  3 phút sau là: \({s_2} = 4.(3.60) = 720m\)
Quãng đường người đó chạy được là:

\(s = {s_1} + {s_2} = 1200 + 720 = 1920m = 1,920km\)

Vì chuyển động chỉ theo một chiều nên trong cả thời gian chạy vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình và bằng: ${v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \frac{{1920}}{{7.60}} = 4,57m/s$

Câu 13 :

Bạn Việt đi xe đạp đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quán báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.

Độ dời khi bạn quay từ quán báo về nhà và độ dời khi bạn từ quán báo đến trường lần lượt là:

  • A

    400m và 600m

  • B

    400m và 1000m

  • C

    -400m và 1000m

  • D

    -400m và 600m

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Độ dời khi bạn Việt từ quán báo về nhà:

\({s_2} = \overline {BO}  =  - \overline {OB}  =  - {x_B} =  - 400m\)
Độ dời khi bạn Việt từ quán báo đến trường:
\({s_3} = \overline {BT}  = \overline {OT}  - \overline {OB}  = {x_T} - {x_B} = 1000m - 400m = 600m\)

Câu 14 :

Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.

Độ dời từ A khi người này đến O là:

  • A

    20m

  • B

    10m

  • C

    0m

  • D

    40m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:
Toạ độ điểm A là 

\({x_A} = \overline {OA}  =  - 10m\) , toạ độ điểm B là \({x_B} = 40m\)
Độ dời khi đến O: \({s_1} = {x_O} - {x_A} = 0 - ( - 10) = 10(m)\)

Câu 15 :

Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu $5m$, rồi lên đến tầng $3$ . Biết rằng mỗi tầng cách nhau $4m$. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ. Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$?

  • A

    $22 m$

  • B

    $17 m$

  • C

    $29 m$

  • D

    $34 m$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định quãng đường thang máy chuyển động

Lời giải chi tiết :

Ta có: Thang máy di chuyển từ tầng trệt - tầng hầm - tầng trệt - tầng $1$ - tầng $2$ - tầng $3$:

=> Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$ là:

\(S = 5.2 + 4 + 4 + 4 = 22m\)

Câu 16 :

Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 3 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.

Độ dời từ hầm lên đến tầng 3 của thang máy là:

  • A

    7 m

  • B

    5 m

  • C

    17 m

  • D

    10 m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ, ta có:
Độ dời khi từ hầm lên đến tầng 3:
\({s_3} = {x_T} - {x_H} = 12 - ( - 5) = 17(m)\)

close