Trắc nghiệm Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực - Vật lí 10 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.
Câu 2 :
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:
Câu 3 :
Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu
Câu 4 :
Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :
Câu 5 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \) Lời giải chi tiết :
+ Áp dụng điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song, ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{T_2}} = \overrightarrow 0 \) Từ hình, ta có: \({P^2} = T_1^2 + T_2^2 + 2{T_1}{T_2}{\rm{cos12}}{{\rm{0}}^0} = T_1^2 + T_2^2 - {T_1}{T_2}\) (1) + Mặt khác, do dây không giãn, ta suy ra: \({T_1} = {T_2}\) (2) Từ (1) và (2), ta suy ra: \({T_1} = {T_2} = P = 800N\)
Câu 2 :
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \) hay \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \)
Câu 3 :
Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2) Lời giải chi tiết :
Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó => Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.
Câu 4 :
Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \) hay \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \)
Câu 5 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Quy tắc hợp 2 lực đồng quy: Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
|