Trắc nghiệm bài Thơ duyên - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì?

  • A

    Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

  • B

    Cây me – cặp chim chuyền.

  • C

    Trời xanh – lá.

  • D

    Cả ba đáp án trên.

Câu 2 :

Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?

  • A

    Cảnh vật đột ngột trở nên lạnh lẽo và u buồn.

  • B

    Cảnh vật trở nên rực rỡ và tươi mới hơn.

  • C

    Cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. 

  • D

    Cảnh vật trở nên hài hòa, nhẹ nhàng hơn.

Câu 3 :

Từ "duyên" trong nhan đề "Thơ duyên" có nghĩa là gì?

  • A

    Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.

  • B

    Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.

  • C

    Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.

  • D

    Sự sắp đặt có từ kiếp trước.

Câu 4 :

Tác giả đã dùng từ loại gì để thể hiện sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật trong khổ 4?

  • A

    Sử dụng từ láy.

  • B

    Sử dụng động từ.

  • C

    Sử dụng từ ghép.

  • D

    Sử dụng từ mang ý nghĩa tăng tiến.

Câu 5 :

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

  • A

    Là "tôi".

  • B

    Là "anh" và "em".

  • C

    Là "ta".

  • D

    Là "chúng".

Câu 6 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A

    Tình yêu với cuộc đời.

  • B

    Tình yêu quê hương đất nước.

  • C

    Tình yêu thiên nhiên.

  • D

    Tình yêu lứa đôi.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì?

  • A

    Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

  • B

    Cây me – cặp chim chuyền.

  • C

    Trời xanh – lá.

  • D

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 1.

- Tìm từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1.

Lời giải chi tiết :

- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1:

+ Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

+ Cây me – cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)

+ Trời xanh – lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá).

Câu 2 :

Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?

  • A

    Cảnh vật đột ngột trở nên lạnh lẽo và u buồn.

  • B

    Cảnh vật trở nên rực rỡ và tươi mới hơn.

  • C

    Cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. 

  • D

    Cảnh vật trở nên hài hòa, nhẹ nhàng hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ 1, 2, 4 để tìm ra sự thay đổi của cảnh vật trong các khổ.

Lời giải chi tiết :

Trong khổ thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.

Câu 3 :

Từ "duyên" trong nhan đề "Thơ duyên" có nghĩa là gì?

  • A

    Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.

  • B

    Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.

  • C

    Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.

  • D

    Sự sắp đặt có từ kiếp trước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc nhan đề, giải thích nghĩa của từ "duyên".

Lời giải chi tiết :

Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.

Câu 4 :

Tác giả đã dùng từ loại gì để thể hiện sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật trong khổ 4?

  • A

    Sử dụng từ láy.

  • B

    Sử dụng động từ.

  • C

    Sử dụng từ ghép.

  • D

    Sử dụng từ mang ý nghĩa tăng tiến.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ 4.

- Chú ý loại từ được sử dụng để thể hiện tâm trạng của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

Câu 5 :

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

  • A

    Là "tôi".

  • B

    Là "anh" và "em".

  • C

    Là "ta".

  • D

    Là "chúng".

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Chủ thể trữ tình trong bài thơ: “anh” và “em”.

Câu 6 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A

    Tình yêu với cuộc đời.

  • B

    Tình yêu quê hương đất nước.

  • C

    Tình yêu thiên nhiên.

  • D

    Tình yêu lứa đôi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bài thơ.

- Xác định cảm hứng chủ đạo.

Lời giải chi tiết :

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.

close