Trắc nghiệm bài Hịch tướng sĩ - Tìm hiểu chung Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của Hịch tướng sĩ là ai?

  • A

    Trần Quốc Toản.

  • B

    Lý Thường Kiệt.

  • C

    Trần Quốc Tuấn.

  • D

    Ngô Thì Nhậm.

Câu 2 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Trần Quốc Tuấn?

  • A

    Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

  • B

    Ông nổi tiếng với lá cờ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

  • C

    Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. 

  • D

    Tất cả đều đúng.

Câu 3 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về khái niệm thể hịch?

  • A

    Là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu), trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.

  • B

    Là bài văn nhân danh bậc đế vương tuyên bố với nhân dân một chủ trương hay chính sách quan trọng của triều đình.

  • C

    Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

  • D

    Là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước.

Câu 4 :

Hịch tướng sĩ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.

  • B

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.

  • C

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.

  • D

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.

Câu 5 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ?

  • A

    Đương thời, tác phẩm đã được biết đến và lưu truyền một cách rộng rãi.

  • B

    Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.

  • C

    Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.

  • D

    Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc.

Câu 6 :

Hịch tướng sĩ có tên gọi khác là gì?

  • A

    Binh gia diệu lý yếu lược.

  • B

    Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

  • C

    Dụ chư tỳ tướng hịch văn.

  • D

    Không có tên gọi khác.

Câu 7 :

Tác giả đã triển khai những luận điểm nào?

  • A

    Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.

  • B

    Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.

  • C

    Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của Hịch tướng sĩ là ai?

  • A

    Trần Quốc Toản.

  • B

    Lý Thường Kiệt.

  • C

    Trần Quốc Tuấn.

  • D

    Ngô Thì Nhậm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn.

Câu 2 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Trần Quốc Tuấn?

  • A

    Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

  • B

    Ông nổi tiếng với lá cờ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

  • C

    Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. 

  • D

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại những kiến thức về tác giả.

Lời giải chi tiết :

Ý đúng khi nói về tác giả là ý A: Tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

Câu 3 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về khái niệm thể hịch?

  • A

    Là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu), trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.

  • B

    Là bài văn nhân danh bậc đế vương tuyên bố với nhân dân một chủ trương hay chính sách quan trọng của triều đình.

  • C

    Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

  • D

    Là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần tri thức Ngữ Văn đầu bài học.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm thể hịch: Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

Câu 4 :

Hịch tướng sĩ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.

  • B

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.

  • C

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.

  • D

    Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285).

Câu 5 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ?

  • A

    Đương thời, tác phẩm đã được biết đến và lưu truyền một cách rộng rãi.

  • B

    Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.

  • C

    Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.

  • D

    Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Nhớ lại những kiến thức về tác phẩm.

- Phương pháp loại trừ.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý A: Đương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn bọn gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, có rất ít ảnh hưởng đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong Đại Việt sử kí toàn thư mới được hậu thế biết. 

Câu 6 :

Hịch tướng sĩ có tên gọi khác là gì?

  • A

    Binh gia diệu lý yếu lược.

  • B

    Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

  • C

    Dụ chư tỳ tướng hịch văn.

  • D

    Không có tên gọi khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào những kiến thức cơ bản về tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Hịch tướng sĩ còn có tên gọi khác là: Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng)

Câu 7 :

Tác giả đã triển khai những luận điểm nào?

  • A

    Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.

  • B

    Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.

  • C

    Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

- Dựa vào nội dung của văn bản để chỉ ra quan điểm mà tác giả trình bày và các triển khai luận điểm của tác giả.

Lời giải chi tiết :

- Những luận điểm chính được triển khai là:

+ Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.

+ Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.

+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.

close