Trắc nghiệm bài Thị Mầu lên chùa - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa"?
Câu 2 :
Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?
Câu 3 :
Thái độ của nhân vật Kính Tâm khi nói chuyện với Thị Mầu ra sao?
Câu 4 :
Ý nào sau đây không đúng khi nói về vẻ đẹp của Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu?
Câu 5 :
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?
Câu 6 :
"Bàng thoại" có nghĩa là:
Câu 7 :
Câu nào sau đây KHÔNG PHẢI câu bàng thoại của nhân vật Thị Mầu?
Câu 8 :
Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?
Câu 9 :
Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian?
Câu 10 :
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa"?
Đáp án : B Phương pháp giải :
- Đọc lướt đoạn trích. - Chú ý vào tên các nhân vật có lời thoại. Lời giải chi tiết :
Đoạn trích trên gồm 2 nhân vật có lời thoại (Thị Mầu, Kính Tâm). Trong đó, nhân vật Thị Mầu có nhiều lời thoại nhất.
Câu 2 :
Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tìm hiểu về ý nghĩa thành ngữ Oan Thị Kính. Lời giải chi tiết :
Thành ngữ Oan Thị Kính ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.
Câu 3 :
Thái độ của nhân vật Kính Tâm khi nói chuyện với Thị Mầu ra sao?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ đoạn trích. - Chú ý vào lời thoại để rút ra nhận xét về thái độ của nhân vật Kính Tâm. Lời giải chi tiết :
Thái độ của nhân vật Kính Tâm: ít nói, kiệm lời, dường như luôn muốn né tránh và không muốn tiếp chuyện Thị Mầu, bình tĩnh trước những lời nói ghẹo của Thị Mầu.
Câu 4 :
Ý nào sau đây không đúng khi nói về vẻ đẹp của Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
- Đọc kĩ văn bản. - Chú ý những từ ngữ miêu tả Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu. Lời giải chi tiết :
- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. + Đẹp như sao băng. +Cổ cao ba ngấn. + Lông mày nét ngang.
Câu 5 :
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ lời thoại của nhân vật Thị Mầu. - Suy ra quan niệm tình yêu của nhân vật. Lời giải chi tiết :
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là đến.
Câu 6 :
"Bàng thoại" có nghĩa là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
- Dựa vào kiến thức về những khái niệm liên quan đến thể loại. Lời giải chi tiết :
Bàng thoại là lời thoại nhân vật nói với khán giả.
Câu 7 :
Câu nào sau đây KHÔNG PHẢI câu bàng thoại của nhân vật Thị Mầu?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Chú ý những lời thoại của nhân vật Thị Mầu. - Xác dịnh những câu bàng thoại (nhân vật nói chuyện với khán giả). Lời giải chi tiết :
Ý không phải câu bàng thoại là: Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh cho!
Câu 8 :
Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
- Đọc lời thoại của tiếng đế. - Rút ra nhận xét về quan điểm của người xem. Lời giải chi tiết :
Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.
Câu 9 :
Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ đoạn trích. - Chú ý những lời thoại thể hiện tính cách của nhân vật Thị Kính. - Rút ra nhận xét về quan điểm của tác giả dân gian. Lời giải chi tiết :
Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm của tác giả dân gian về người phụ nữ xưa: hiền lành, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn, luôn nghe theo lời gia đình.
Câu 10 :
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Đọc kĩ văn bản. - Đọc kĩ lý thuyết về văn bản chèo tại phần Tri thức Ngữ văn. Lời giải chi tiết :
Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo: - Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, cấu trúc, lời thoại.
|