Trắc nghiệm bài Hương Sơn phong cảnh - Tìm hiểu chung Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của "Hương Sơn phong cảnh" là ai?

  • A

    Phạm Tiến Duật.

  • B

    Nguyễn Vũ Tiềm.

  • C

    Chu Mạnh Trinh.

  • D

    Đỗ Trung Lai.

Câu 2 :

Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể loại nào?

  • A

    Thể đồng dao.

  • B

    Thể hát nói.

  • C

    Thể thơ lục bát.

  • D

    Thể thơ thất ngôn.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thể hát nói?

  • A

    Hát nói là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  • B

    Bài hát nói chính thể có 11 câu, chia làm 3 phần.

  • C

    Trong bài hát nói, quy định về số tiếng, cách gieo vần và nhịp tương đối tự do.

  • D

    Khổ giữa trong bài hát nói là nội dung chính của bài hát nói.

Câu 4 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Chu Mạnh Trinh?

  • A

    Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ năm 1892; năm 1903, ông từ quan về quê.

  • B

    Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.

  • C

    Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Nghệ An.

  • D

    Ông là người đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.

Câu 5 :

Hương Sơn được mệnh danh là?

  • A

    Nam thiên đệ nhất chùa.

  • B

    Nam thiên đệ nhất thác.

  • C

    Nam thiên đệ nhất hùng quan.

  • D

    Nam thiên đệ nhất động.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của "Hương Sơn phong cảnh" là ai?

  • A

    Phạm Tiến Duật.

  • B

    Nguyễn Vũ Tiềm.

  • C

    Chu Mạnh Trinh.

  • D

    Đỗ Trung Lai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại tên tác giả của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của "Hương Sơn phong cảnh" là Chu Mạnh Trinh.

Câu 2 :

Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể loại nào?

  • A

    Thể đồng dao.

  • B

    Thể hát nói.

  • C

    Thể thơ lục bát.

  • D

    Thể thơ thất ngôn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể loại của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Hương Sơn phong cảnh được viết theo thể hát nói.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thể hát nói?

  • A

    Hát nói là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  • B

    Bài hát nói chính thể có 11 câu, chia làm 3 phần.

  • C

    Trong bài hát nói, quy định về số tiếng, cách gieo vần và nhịp tương đối tự do.

  • D

    Khổ giữa trong bài hát nói là nội dung chính của bài hát nói.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại những kiến thức về thể loại hát nói.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý A: Hát nói là một thể loại thơ ca dân tộc, không phải bắt nguồn từ Trung Quốc.

Câu 4 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Chu Mạnh Trinh?

  • A

    Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ năm 1892; năm 1903, ông từ quan về quê.

  • B

    Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.

  • C

    Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Nghệ An.

  • D

    Ông là người đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại những kiến thức về tác giả Chu Mạnh Trinh.

Lời giải chi tiết :

Đáp án không đúng là C: Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Hưng Yên.

Câu 5 :

Hương Sơn được mệnh danh là?

  • A

    Nam thiên đệ nhất chùa.

  • B

    Nam thiên đệ nhất thác.

  • C

    Nam thiên đệ nhất hùng quan.

  • D

    Nam thiên đệ nhất động.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại tên gọi khác của Hương Sơn.

Lời giải chi tiết :

Hương Sơn được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động".

close