Trắc nghiệm bài Hịch tướng sĩ - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?
Câu 2 :
Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ngay trong phần đầu nhằm mục đích gì?
Câu 3 :
Hình ảnh, từ ngữ sau thể hiện thái độ gì của tác giả: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
Câu 4 :
Tác giả thể hiện giọng điệu thế nào khi bày tỏ lòng trung với chủ, với nước?
Câu 5 :
Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc?
Câu 6 :
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vạch trần bản chất tham lam, hống hách của giặc?
Câu 7 :
"...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Câu 8 :
Khi nói chuyện với các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có giọng điệu như thế nào?
Câu 9 :
"Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười." Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?
Câu 10 :
Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ?
Câu 11 :
Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Đọc đoạn văn phần 1. - Chú ý những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong phần 1. - Nêu điểm chung của các nhân vật lịch sử đó. Lời giải chi tiết :
Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung là tận trung với chủ, với đất nước mà chấp nhận hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng nối giáo cho giặc.
Câu 2 :
Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ngay trong phần đầu nhằm mục đích gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ phần đầu văn bản. - Chú ý những tấm gương Trần Quốc Tuấn nêu lên. - Rút ra ý nghĩa của việc nêu tấm gương. Lời giải chi tiết :
- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích: + Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời. + Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. + Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
Câu 3 :
Hình ảnh, từ ngữ sau thể hiện thái độ gì của tác giả: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
Đáp án : B Phương pháp giải :
- Chú ý những hình ảnh, câu văn, từ ngữ. - Rút ra nhận xét về thái độ của tác giả.
Lời giải chi tiết :
Hình ảnh, từ ngữ trên thể hiện sự căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
Câu 4 :
Tác giả thể hiện giọng điệu thế nào khi bày tỏ lòng trung với chủ, với nước?
Đáp án : A Phương pháp giải :
- Chú ý những đoạn thể hiện giọng điệu tác giả khi nói về đất nước. - Rút ra nhận xét về giọng điệu. Lời giải chi tiết :
Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.
Câu 5 :
Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc?
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Đọc phần 2. - Đánh dấu những từ ngữ, hình ảnh, câu văn được tác giả sử dụng để bộc lộ cảm xúc căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc. Lời giải chi tiết :
Trần Quốc Tuấn nói về giặc bằng những từ ngữ thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên, làm nhục đất nước mình, vơ vét của cải như: lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, ...
Câu 6 :
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vạch trần bản chất tham lam, hống hách của giặc?
Đáp án : A Phương pháp giải :
- Đọc kĩ văn bản. - Chú ý những chi tiết tác giả vạch trần bộ mặt tham lam, hống hách của giặc. Lời giải chi tiết :
Các hình ảnh: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang - Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng - Đem thân dê chó bắt nạt - Đòi ngọc lụa, thỏa lòng tham - Thu bạc vàng, để vét của kho → Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc.
Câu 7 :
"...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ đoạn văn - Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng. Lời giải chi tiết :
Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn: - Sử dụng ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm. - Nghệ thuật phóng đại. - Sử dụng điển cố, văn biền ngẫu.
Câu 8 :
Khi nói chuyện với các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có giọng điệu như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Chú ý đoạn văn tác giả nói với các tướng sĩ. - Nhận xét giọng điệu của tác giả. Lời giải chi tiết :
Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.
Câu 9 :
"Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười." Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ đoạn văn. - Phân tích lời nhắc nhở của tác giả với binh sĩ. Lời giải chi tiết :
Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành, điệp cấu trúc câu. Cách đối xử chu đáo, hậu hĩnh, tạo mối quan hệ gắn bó khăng khít. → Nhắc nhở, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua, tình cốt nhục như huynh đệ.
Câu 10 :
Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc toàn bộ văn bản. - Chú ý hệ thống luận điểm trong bài và cách sắp xếp. Lời giải chi tiết :
Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục: - Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng. - Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Câu 11 :
Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
Đáp án : D Phương pháp giải :
- Đọc kĩ văn bản. - Chú ý những đoạn Trần Quốc Tuấn thể hiện quan điểm về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Lời giải chi tiết :
Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên: phải có lòng trung quân ái quốc; có lòng căm thù giặc, thấy giặc ngang nhiên, hống hách thì cần phải biết nhục mà cố gắng luyện binh để đánh giặc; có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
|