Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Cho 3,9 gam Kali tác dụng với 101,8 gam nước. C% của dung dịch thu được là

  • A

    3,8%

  • B

    5,3%

  • C

    5,5%

  • D

    5,2%

Câu 2 :

Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

  • A

    Ba

  • B

    Mg

  • C

    Ca

  • D

    Sr

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng 32 gam. X tan hết trong nước thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng Na có trong hỗn hợp X là

  • A

    4,6 gam

  • B

    2,3 gam

  • C

    6,9 gam

  • D

    11,5 gam

Câu 4 :

Một mẫu K và Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa hết X là

  • A

    300 ml

  • B

    150 ml

  • C

    200 ml

  • D

    75 ml

Câu 5 :

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo dung dịch Y và thoát ra V lít (đktc) khí H2. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng vừa đủ 600 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

  • A

    13,44

  • B

    6,72

  • C

    26,88

  • D

    11,20

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M và M nằm ở 2 chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1 gam hỗn hợp A hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M và M

  • A

    Li, Na

  • B

    Na, K

  • C

    K, Rb

  • D

    Rb, Cs

Câu 7 :

Hòa tan 11,5 gam kim loại kiềm R vào nước lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít khí H2. Toàn bộ dung dịch D trung hòa vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M và thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m là

  • A

    0,5 và 35,5.

  • B

    0,5 và 36,5.

  • C

    0,25 và 35,5.

  • D

    1 và 7.

Câu 8 :

Hoà tan hoàn toàn 35 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 22,4 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

  • A

    73,4 gam

  • B

    77,6 gam

  • C

    116,0 gam

  • D

    75,5 gam

Câu 9 :

Hòa tan 13,1 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Trung hòa Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 30,85 gam muối. Giá trị của V là

  • A

    5,60

  • B

    8,96

  • C

    13,44

  • D

    6,72

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàm m gam hỗn hợp Ba và một kim loại kiềm vào nước rồi pha loãng đến 1 lít dung dịch. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Dung dịch thu được có pH bằng

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    13

  • D

    12

Câu 11 :

Cho m gam Na tan hết vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là :

  • A

    0,230 gam

  • B

    0,460 gam

  • C

    1,150 gam

  • D

    0,276 gam

Câu 12 :

Cho 16 gam hỗn hợp A gồm Ba và Na (có số mol bằng nhau) vào nước dư thu được 1 lít dung dịch Y. Trộn 100 ml dung dịch Y với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

  • A

    12

  • B

    13

  • C

    1

  • D

    2

Câu 13 :

Cho 8,5 gam hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    5,35

  • B

    16,05

  • C

    10,70

  • D

    21,40

Câu 14 :

Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    0,98 gam

  • B

    2,33 gam

  • C

    3,31 gam

  • D

    2,82 gam

Câu 15 :

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam hai muối. X và Y là

  • A

    Li và Na

  • B

    Na và K

  • C

    K và Rb

  • D

    Rb và Cs

Câu 16 :

Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là

  • A

    14,97

  • B

    12,48

  • C

    12,68

  • D

    15,38

Câu 17 :

Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là

  • A

    84,71 gam

  • B

    87,41 gam

  • C

    54,61 gam

  • D

    91,67 gam

Câu 18 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Sau phản ứng thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    1,28

  • B

    0,64

  • C

    0,98

  • D

    1,96

Câu 19 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Ba và 0,5 mol K tác dụng hết với 500 ml dung dịch Y gồm HCl 1,2M và CuSO4 0,4M, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

  • A

    6,72 và 49,65

  • B

    6,72 và 61,30

  • C

    10,08 và 61,30

  • D

    10,08 và 49,65

Câu 20 :

Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    10,87

  • B

    7,45

  • C

    9,51

  • D

    10,19

Câu 21 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Ba, Al, BaO, Al2O3 vào nước dư thu được 0,896 lít khí đktc và dung  dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 vào dung dịch Y thấy xuất hiện 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác nếu dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    2,93                               

  • B

    7,09

  • C

    6,79                   

  • D

    5,99

Câu 22 :

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     4,0.
  • B
     4,6.
  • C
     5,0.
  • D
     5,5.
Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 30 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     10,5.
  • B
     11,2.
  • C
     11,5.
  • D
     12,5.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho 3,9 gam Kali tác dụng với 101,8 gam nước. C% của dung dịch thu được là

  • A

    3,8%

  • B

    5,3%

  • C

    5,5%

  • D

    5,2%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nKOH = nK = 0,1 mol;  nH2 = 0,5.nK = 0,05 mol

+) bảo toàn khối lượng mdd sau phản ứng = mK + mH2O – mH2

Lời giải chi tiết :

nK = 0,1 mol

Ta có: nKOH = nK = 0,1 mol;  nH2 = 0,5.nK = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

${m_{dd\,\,sau\,\,phản \,\,ứng}} = {m_K} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{H_2}}} = 105,6\,\,gam.$

$ = > \,\,C{\% _{KOH}} = \dfrac{{0,1.56}}{{105,6}}.100\% = 5,3\% .$

Câu 2 :

Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

  • A

    Ba

  • B

    Mg

  • C

    Ca

  • D

    Sr

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: 2nM = 2nH2 

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,25 mol

Bảo toàn e: 2nM = 2nH2  => nM = 0,25 mol

=> M = 10 / 0,25 = 40 => M là Ca

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng 32 gam. X tan hết trong nước thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng Na có trong hỗn hợp X là

  • A

    4,6 gam

  • B

    2,3 gam

  • C

    6,9 gam

  • D

    11,5 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron: nNa + 2nBa  = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Gọi nNa = x mol;  nBa = y mol  => mhỗn hợp = 23x + 137y = 32   (1)

Bảo toàn electron: nNa + 2nBa  = 2nH2 => x + 2y = 0,3.2   (2)

Từ (1), (2) =>  x = 0,2;  y = 0,2

=> mNa = 4,6 gam

Câu 4 :

Một mẫu K và Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa hết X là

  • A

    300 ml

  • B

    150 ml

  • C

    200 ml

  • D

    75 ml

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nOH- = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol

+)nH2SO4 =  $\dfrac{1}{2}{n_{{H^ + }}} = \dfrac{1}{2}{n_{O{H^ - }}} = 0,15\,\,mol$

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,15 mol

Ta có: nOH- = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol

=> nH2SO4 =$\dfrac{1}{2}{n_{{H^ + }}} = \dfrac{1}{2}{n_{O{H^ - }}} = 0,15\,\,mol$  => V = 75 ml

Câu 5 :

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo dung dịch Y và thoát ra V lít (đktc) khí H2. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng vừa đủ 600 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

  • A

    13,44

  • B

    6,72

  • C

    26,88

  • D

    11,20

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta có: nH+ = nOH- = 2nH2  mà  nH+  = 2nH2SO4  =>  nH2  =  nH2SO4

Lời giải chi tiết :

Ta có: nH+ = nOH- = 2nH2

mà nH+  = 2nH2SO4  =>  nH2  =  nH2SO4 = 0,6 mol

=> V = 0,06.22,4 = 13,44 lít

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M và M nằm ở 2 chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1 gam hỗn hợp A hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M và M

  • A

    Li, Na

  • B

    Na, K

  • C

    K, Rb

  • D

    Rb, Cs

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nKL = 2nH2 = 0,1 mol =>  ${\bar M_{KL}} = \dfrac{{3,1}}{{0,1}} = 31$

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,05 mol

Dựa vào các đáp án ta thấy hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm

=> nKL = 2nH2 = 0,1 mol => ${\bar M_{KL}} = \dfrac{{3,1}}{{0,1}} = 31$

=> 2 kim loại là Na và K

Câu 7 :

Hòa tan 11,5 gam kim loại kiềm R vào nước lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít khí H2. Toàn bộ dung dịch D trung hòa vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M và thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m là

  • A

    0,5 và 35,5.

  • B

    0,5 và 36,5.

  • C

    0,25 và 35,5.

  • D

    1 và 7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

+ mmuối khan = mkim loại + \({m_{SO_4^{2 - }}}\)  

Lời giải chi tiết :

\({n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

Ta có: \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

\( \to V = \dfrac{{0,25}}{{0,5}} = 0,5\) lít

mmuối khan = mkim loại + \({m_{SO_4^{2 - }}} = 11,5 + 0,25.96 = 35,5g\)

Câu 8 :

Hoà tan hoàn toàn 35 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 22,4 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

  • A

    73,4 gam

  • B

    77,6 gam

  • C

    116,0 gam

  • D

    75,5 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi nHCl = 3a mol  => nH2SO4 = a mol

+) nH+ = 3a + 2a = 2 

+) mmuối = mKim loại + mCl + mSO4

Lời giải chi tiết :

nH2 = 1 mol => nH+ cần trung hòa = 2nH2 = 2 mol

Gọi nHCl = 3a mol  => nH2SO4 = a mol

=> nH+ = 3a + 2a = 2  => a = 0,4

=> nCl = nHCl = 3.0,4 = 1,2 mol;  nSO4 = nH2SO4 = 0,4 mol

Ta có mmuối = mKim loại + mCl + mSO4 = 35 + 1,2.35,5 + 0,4.96 = 116 gam

Câu 9 :

Hòa tan 13,1 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Trung hòa Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 30,85 gam muối. Giá trị của V là

  • A

    5,60

  • B

    8,96

  • C

    13,44

  • D

    6,72

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) mmuối = mkim loại + mCl  => nHCl = nCl

+) nH2 = nHCl / 2

Lời giải chi tiết :

Ta có: mmuối = mkim loại + mCl  =>  mCl = 30,85 – 13,1 = 17,75 gam

=> nHCl = nCl = 0,5 mol

=> nH2 = nHCl / 2 = 0,25 mol => V = 5,6 lít

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàm m gam hỗn hợp Ba và một kim loại kiềm vào nước rồi pha loãng đến 1 lít dung dịch. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Dung dịch thu được có pH bằng

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    13

  • D

    12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nOH- = 2nH2 = 0,1 mol => [OH-] = 0,1 / 1 = 0,1 M

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,05 mol  => nOH- = 2nH2 = 0,1 mol

=> [OH-] = 0,1 / 1 = 0,1 M => pOH = 1

=> pH = 13

Câu 11 :

Cho m gam Na tan hết vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là :

  • A

    0,230 gam

  • B

    0,460 gam

  • C

    1,150 gam

  • D

    0,276 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$ + )\,\sum {{n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}}} + 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}}$

+) pH =13 => pOH = 1 =>  [OH-] = 10-1 = 0,1M

Lời giải chi tiết :

Gọi nNa = x mol => nNaOH = x mol

$ = > \,\,\sum {{n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}}} + 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}}$= x + 0,04 mol

pH =13 => pOH = 1 =>  [OH-] = 10-1 = 0,1M

=> (x + 0,04) / 0,5 = 0,1 => x = 0,01

=> mNa = 0,23 gam

Câu 12 :

Cho 16 gam hỗn hợp A gồm Ba và Na (có số mol bằng nhau) vào nước dư thu được 1 lít dung dịch Y. Trộn 100 ml dung dịch Y với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

  • A

    12

  • B

    13

  • C

    1

  • D

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Trong 100 ml dung dịch Y chứa 0,01 mol Ba(OH)2 và 0,01 mol NaOH

+) nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH  

+) nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl

=> nH+ dư = nH+  - nOH-  

Lời giải chi tiết :

Gọi nBa = nNa = x mol => 137x + 23x = 16  => x = 0,1 mol

=> Trong 100 ml dung dịch Y chứa 0,01 mol Ba(OH)2 và 0,01 mol NaOH

=> nOH- = 0,01.2 + 0,01 = 0,03 mol

nH+ = 2.0,4.0,0375 + 0,4.0,0125 = 0,035 mol

Phản ứng trung hòa : H+ + OH- → H2O

=> nH+ dư = 0,035 – 0,03 = 0,005 mol

=> [H+] = 0,005 / 0,5 = 0,01M => pH = 2

Câu 13 :

Cho 8,5 gam hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    5,35

  • B

    16,05

  • C

    10,70

  • D

    21,40

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nOH- = 2nH2

+) Bảo toàn nhóm OH: ${n_{Fe{{(OH)}_3}}} = \dfrac{1}{3}{n_{O{H^ - }}} = 0,1\,\,mol$

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,15 mol

Ta có: nOH- = 2nH2 = 0,3 mol

X tác dụng với Fe2(SO4)3  thu được kết tủa là Fe(OH)3

Bảo toàn nhóm OH: ${n_{Fe{{(OH)}_3}}} = \dfrac{1}{3}{n_{O{H^ - }}} = 0,1\,\,mol$

=> m = 107.0,1 = 10,7 gam

Câu 14 :

Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    0,98 gam

  • B

    2,33 gam

  • C

    3,31 gam

  • D

    2,82 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+)  nCu(OH)2 = nCu ;  nBaSO4 = nBa(OH)2 = nCuSO4

+) mkết tủa = mCu(OH)2 + mBaSO4

Lời giải chi tiết :

nBa(OH)2 = 0,01 mol;  nCuSO4 = 0,01 mol

=> nCu(OH)2 = nCu = 0,01 mol;  nBaSO4 = nBa(OH)2 = nCuSO4 = 0,01 mol

=> mkết tủa = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,01.98 + 0,01.233 = 3,31 gam

Câu 15 :

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam hai muối. X và Y là

  • A

    Li và Na

  • B

    Na và K

  • C

    K và Rb

  • D

    Rb và Cs

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Giả sử nR = 1 mol

+) nRCl = nR = 1 mol => mRCl =$\bar R$ +35,5 = a              (1) 

+) nR2SO4 = 0,5.nR = 0,5 mol => 0,5.(2.$\bar R$+ 96) = 1,1807a     (2)

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là R, khối lượng mol trung bình là $\bar R$ 

Giả sử nR = 1 mol

nRCl = nR = 1 mol => mRCl =$\bar R$ +35,5 = a       (1) 

nR2SO4 = 0,5.nR = 0,5 mol => 0,5.(2.$\bar R$+ 96) = 1,1807a          (2)

Từ (1) và (2) =>$\bar R$ = 33,67

=> X và Y là Na và K

Câu 16 :

Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là

  • A

    14,97

  • B

    12,48

  • C

    12,68

  • D

    15,38

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tử Na: nNa ban đầu = x + y mol

+) Bảo toàn e: nNa = 2nH2 => x + y = 2.0,07   (1)

+) nHCl phản ứng = nNaCl = x mol

=> mdd sau phản ứng = mNa + mdd HCl – mH2 = 23.(x + y) + 365x – 2.0,07 = 46,88  (2)

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,07 mol

Gọi nNaCl = x mol;  nNaOH = y mol

Bảo toàn nguyên tử Na: nNa ban đầu = x + y mol

Bảo toàn e: nNa = 2nH2 => x + y = 2.0,07   (1)

nHCl phản ứng = nNaCl = x mol => mdung dịch HCl  = 36,5x.100 / 10 = 365x  gam

=> mdd sau phản ứng = mNa + mdd HCl – mH2 = 23.(x + y) + 365x – 2.0,07 = 46,88  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,12;  y = 0,02 mol

$ = > \,\,C{\% _{NaCl}} = \dfrac{{0,12.58,5}}{{46,88}}.100\% = 14,97\% $

Câu 17 :

Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là

  • A

    84,71 gam

  • B

    87,41 gam

  • C

    54,61 gam

  • D

    91,67 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nH+  < nH2 => Na tan trong H+ và trong H2O tạo muối và bazơ

+) nOH- = 2nH2 – nH+

=> chất rắn thu được gồm Na2SO4 (0,03 mol);  NaCl (0,3 mol); NaOH (1,64 mol)

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,03 mol;  nHCl = 0,3 mol;  nH2 = 1 mol

Ta thấy: nH+ = 0,03.2 + 0,3 = 0,36 mol < nH2

=> Na tan trong H+ và trong H2O tạo muối và bazơ

Ta có: nOH- = 2nH2 – nH+ = 2.1 – 0,36 = 1,64 mol

=> chất rắn thu được gồm Na2SO4 (0,03 mol);  NaCl (0,3 mol); NaOH (1,64 mol)

=> mchất rắn = 87,41 gam

Câu 18 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Sau phản ứng thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    1,28

  • B

    0,64

  • C

    0,98

  • D

    1,96

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,2.0,1 = 0,02 mol;  nCuCl2 = 0,2.0,1 = 0,02 mol

nH2 = 0,02 mol

Khi cho Na, Ba vào dung dịch chứa H+ thì H+ bị khử trước, hết H+ thì H2O mới bị khử

2H+  +  2e  →  H2

0,02 → 0,02 → 0,01

=> nH2 do khử H2O = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol

nOH- = 2nH2 = 0,01.2 = 0,02 mol

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

0,01      0,02        0,01     (mol)

=> mkết tủa = 0,01.98 = 0,98 gam

Câu 19 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Ba và 0,5 mol K tác dụng hết với 500 ml dung dịch Y gồm HCl 1,2M và CuSO4 0,4M, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

  • A

    6,72 và 49,65

  • B

    6,72 và 61,30

  • C

    10,08 và 61,30

  • D

    10,08 và 49,65

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn e: 2nBa + nK = 2nH2 

+) nBaSO4 = nBa = nCuSO4 = 0,2 mol

+) Bảo toàn Ba: nBa(OH)2 = nBa ban đầu – nBaCl2

Vì nBa(OH)2 = 0,15 mol < nCuSO4 = 0,2 mol => số mol Cu(OH)2 tính theo Ba(OH)2 là 0,15 mol

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,6 mol;  nCuSO4 = 0,2 mol

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Ba  +  2HCl → BaCl2 + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Bảo toàn e: 2nBa + nK = 2nH2  => nH2 = (0,2.2 + 0,5) / 2 = 0,45 mol

=> V = 10,08 lít

Kết tủa thu được gồm BaSO4 và Cu(OH)2

Ta thấy: nBaSO4 = nBa = nCuSO4 = 0,2 mol

Bảo toàn Ba: nBa(OH)2 = nBa ban đầu – nBaCl2 = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

Vì nBa(OH)2 = 0,15 mol < nCuSO4 = 0,2 mol => số mol Cu(OH)2 tính theo Ba(OH)2 là 0,15 mol

=> mkết tủa = mBaSO4 + mCuSO4 = 61,3 gam

Câu 20 :

Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    10,87

  • B

    7,45

  • C

    9,51

  • D

    10,19

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đặt a và b là số mol của Na, Ba => a + 2b = 0,15.2   (1)

mdung dịch giảm = 23a + 137b – 13,98 – 0,15.2 = - 0,1   (2)

+) nBaSO4 = 0,06 mol => Ba2+ còn dư

=> nH2SO4 = 0,06 mol  => nHCl = 0,06.1/0,6

+) Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), Na+ (0,14 mol); Cl- (0,1 mol) và OH-

Bảo toàn điện tích  => nOH- = 0,08 mol

Lời giải chi tiết :

Đặt a và b là số mol của Na, Ba

=> a + 2b = 0,15.2   (1)

mdung dịch giảm = 23a + 137b – 13,98 – 0,15.2 = - 0,1   (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,14;  b = 0,08

nBaSO4 = 0,06 mol => Ba2+ còn dư 0,08 – 0,06 = 0,02 mol

=> nH2SO4 = 0,06 mol  => nHCl = 0,06.1/0,6 = 0,1

Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), Na+ (0,14 mol); Cl- (0,1 mol) và OH-

Bảo toàn điện tích  => nOH- = 0,08 mol

=> mrắn  = 10,87 gam

Câu 21 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Ba, Al, BaO, Al2O3 vào nước dư thu được 0,896 lít khí đktc và dung  dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 vào dung dịch Y thấy xuất hiện 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác nếu dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    2,93                               

  • B

    7,09

  • C

    6,79                   

  • D

    5,99

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quy đổi X thành Ba: x mol; Al: y mol và O : z mol

Ba → Ba+2 +2e                            Al → Al+3 +3e                          O + 2e → O-2

2H+ +2e → H2

→ 2x + 3y – 2z (1)

Y +CO2 thì Ba(AlO2)2 + CO2 +3H2O → BaCO3  + 2Al(OH)3

                 Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

                BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Nếu CO2 dư thì nkết tủa = nAl(OH)3 → y(2)

Khi CO2 : 0,054 mol thì nAl(OH)3 → nBaCO3 → nBa (3)

(1), (2), (3) → m

Lời giải chi tiết :

Quy đổi X thành Ba: x mol; Al: y mol và O : z mol

Ba → Ba+2 +2e                            Al → Al+3 +3e                          O + 2e → O-2

2H+ +2e → H2

→ 2x + 3y – 2z =2.0,04=0,08 (1)

Y +CO2 thì Ba(AlO2)2 + CO2 +3H2O → BaCO3  + 2Al(OH)3

                 Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

                BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Nếu CO2 dư thì nkết tủa = nAl(OH)3 = 3,12 : 78 = 0,04 mol → nBa(AlO2)2 = 0,02 mol

Bảo toàn Al : y = 0,04 mol( = nAl(OH)3) (2)

Khi CO2 : 0,054 mol thì nAl(OH)3 = 0,04 mol → nBaCO3 = 0,006 mol < ½ nAl(OH)3

→ phản ứng tạo tối đa BaCO3 rồi tan

Bảo toàn C có nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 → 0,054 = 0,006 + 2nBa(HCO3)2 → nBa(HCO3)2 = 0,024 mol

Bảo toàn Ba có x = nBaCO3 + nBa(HCO3)2 = 0,006 + 0,024 =0,03 mol(3)

Từ (1) (2) và (3) → z = 0,05 mol

→ m = 5,99 g

Câu 22 :

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     4,0.
  • B
     4,6.
  • C
     5,0.
  • D
     5,5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol các chất trong hỗn hợp

Quy đổi hỗn hợp thành Na (a), K (b), O (c).

- Lập hệ phương trình tính a, b, c:

+) BTe: nNa + nK = 2nO + 2nH2 (1)

+) nH+ = nH+ (bđ) - nOH- (2)

+) mchất rắn = mNaCl + mKCl (3)

Bước 2: Tính giá trị của m hỗn hợp ban đầu

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol các chất trong hỗn hợp

Quy đổi hỗn hợp thành Na (a), K (b), O (c).

- BTe: nNa + nK = 2nO + 2nH2 → a + b = 2c + 2.0,02 (1)

- nOH- = nNaOH + nKOH = a + b (mol)

⟹ nH+ = nH+ (bđ) - nOH- ⟹ 0,1.10-1 = 0,05.3 - (a + b) (2)

- Chất rắn sau cô cạn gồm: NaCl (a) và KCl (b)

⟹ 58,5a + 74,5b = 9,15 (3)

Giải (1), (2), (3) được a = 0,08; b = 0,06; c = 0,05.

Bước 2: Tính giá trị của m hỗn hợp ban đầu

- mhh = 0,08.23 + 0,06.39 + 0,05.16 = 4,98 gam gần nhất với 5 gam.

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 30 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     10,5.
  • B
     11,2.
  • C
     11,5.
  • D
     12,5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định thành phần các chất trong Z.

- Do thêm NaOH vào vẫn thu được kết tủa nên dung dịch Z chứa Ba(HCO3)2 và KHCO3.

Bước 2: Tính nK (X), nBa (X), nO (X)

Coi hỗn hợp X gồm K, Ba, O

- Để kết tủa lớn nhất cần ít nhất NaOH thì xảy ra phản ứng:

Ba(HCO3)2 + NaOH ⟶ BaCO3 ↓ + NaHCO3 + H2O

- Tính số  nBaCO3 = 0,02 mol; nNaOH ⟶ nBa(HCO3)2 = 0,03 mol

- Tính nK (X), nBa (X), nO (X)

+ Bảo toàn Ba: nBa (X) = nBaCO3 + nBa(HCO3)2.

+ Bảo toàn C: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 + nKHCO3 ⟶ nKHCO3.

+ Bảo toàn e ⟶ nK + 2nBa = 2nO (X) + 2nH2 ⟶ nO (X).

Bước 3:  Tính mX

- mX = mK + mBa + mO.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định thành phần các chất trong Z.

- Do thêm NaOH vào vẫn thu được kết tủa nên dung dịch Z chứa Ba(HCO3)2 và KHCO3.

Bước 2: Tính nK (X), nBa (X), nO (X)

Coi hỗn hợp X gồm K, Ba, O

- Để kết tủa lớn nhất cần ít nhất NaOH thì xảy ra phản ứng:

Ba(HCO3)2 + NaOH ⟶ BaCO3 ↓ + NaHCO3 + H2O

0,03 ⟵            0,03

- nCO2 = 0,18 mol; nBaCO3 = 0,02 mol; nBa(HCO3)2 = 0,03 mol

- Tính nK (X), nBa (X), nO (X):

+ Bảo toàn Ba: nBa (X) = nBaCO3 + nBa(HCO3)2 = 0,05 mol

+ Bảo toàn C: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 + nKHCO3 ⟶ nKHCO3 = 0,1 mol ⟶ nK (X) = 0,1 mol

+ Bảo toàn e ⟶ nK + 2nBa = 2nO (X) + 2nH2 ⟶ nO (X) = 0,03 mol

Bước 3:  Tính mX

- mX = 0,1.39 + 0,05.137 + 0,03.16 = 11,23 gam.

close