Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là

  • A

    24,6 

  • B

    20,5

  • C

    16,4 

  • D

    32,8

Câu 2 :

X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?

  • A

    6,10. 

  • B

    5,92.

  • C

    5,04. 

  • D

    5,22.

Câu 3 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O.

Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag.

Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A

    33

  • B

    25

  • C

    38

  • D

    30

Câu 4 :

Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với

  • A

    1,56.    

  • B

    1,25.

  • C

    1,63.    

  • D

    1,42.

Câu 5 :

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước.  Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:

  • A

    55%. 

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    45%.

Câu 6 :

Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 33,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15 gam; đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    56,4. 

  • B

    58,9. 

  • C

    64,1. 

  • D

    65,0.

Câu 7 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y (MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của Y là

  • A

    CH3COOC2H5

  • B

    C2H5COOC2H5 

  • C

    CH2=CHCOOCH3         

  • D

    CH3COOCH3

Câu 8 :

Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A

    Chất X có tồn tại đồng phân hình học.           

  • B

    Chất T làm mất màu nước brom.

  • C

    Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2

  • D

    Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:1.

Câu 9 :

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau ( trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là

  • A

    16, 67%.

  • B

    20,00%.           

  • C

    13,33%. 

  • D

    25,00%.

Câu 10 :

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 2,25 mol O2 , thu được 2,1 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 134,7 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    168,0. 

  • B

    167,0.          

  • C

    130,0. 

  • D

    129,0.

Câu 11 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri fomat và 7,7 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam hỗn hợp Y thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Giá trị của m là

  • A

    6,8

     

  • B

    13,6

     

  • C

    16,4

     

  • D

    32,8

Câu 12 :

X là este 2 chức ( có 3 liên kết pi trong phân tử). Xà phòng hóa hoàn toàn 17,2 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 6,2 gam và hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?

  • A

    5,75.

  • B

    11,5.

  • C

    23.     

  • D

    27,6.

Câu 13 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 86,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 23,52 lít CO2 (đktc) và 17,1 gam H2O.

Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được  32,4 gam Ag.

Phần 3: Cho phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A

    33.

  • B

    25,6.

  • C

    38,9.

  • D

    30,4.

Câu 14 :

Để thủy phân hết 32,4 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết  x mol NaOH . Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat; 21,28 lít CO2 (đktc) và 22,5 gam H2O. Giá trị x gần nhất với

  • A

    0,2.

  • B

    0,3.

  • C

    0,4.

  • D

    0,5.

Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 27,6  gam E cần dùng 26,88 lít O2 (đktc), thu được 19,8 gam nước.  Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 27,6 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 3M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T tác dụng dung dịch Cu(OH)2 và số C trong T nhỏ hơn 4. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:

  • A

    25%.

  • B

    30%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Câu 16 :

Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 10,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 100 ml dung dịch NaOH 1,6M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 3,6 gam; đồng thời thu được 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,2  mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,16 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    64,1

  • B

    56,4

  • C

    58,9

  • D

    65,0

Câu 17 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y  ( MX <  MY) càn vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,2 gam muối của môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Công thức của X là

  • A

    CH3COOH

  • B

    HCOOCH3

  • C

    HCOOH

  • D

    CH3COOCH3

Câu 18 :

Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A

    Chất X không có đồng phân hình học.

  • B

    Chất T làm mất màu nước brom.

     

  • C

    Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2.

  • D

    Chất X phản ứng với H2(Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:2.

Câu 19 :

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau trong đó X có số mol bé nhất. Cho 12,9 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 10,9 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là

  • A

    16, 67%.

  • B

    20,00%.

  • C

    13,33%.

  • D

    25,00%.

Câu 20 :

Este X đơn chức, mạch hở có khối lượng phân tử là 100 đvc. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 19,6 lít O2 đktc, thu được 33 gam CO2. Mặt khác, đun nóng 36,6 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần  nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    30,0.

  • B

    50,0.

  • C

    60,0.

  • D

    20,0.

Câu 21 :

Hỗn hợp E gồm sáu trieste X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng lên thêm 10,68 gam và có 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử cacbon có trong Q là

  • A

    12

  • B

    9

  • C

    10

  • D

    11

Câu 22 :

Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY); ancol no ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dụng dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 0,75 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Nhận xét nào su đây là sai?

  • A

    . Khối lượng của hai axit cacboxylic có trong 12 gam M là 8,75 gam.

  • B

    Số mol este T trong 24 gam M là 0,05 mol.

  • C

    giá trị của m là 30,8.

  • D

    Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong X là 4,35%.

Câu 23 :

Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức.Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã phản ứng và mCO2 : mH2O = 77 : 18. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)

X + H2 \( \to \) Y

X + 2NaOH  \( \to \) Z + X1 + X2

Biết rằng X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng. cho các phát biểu sau

(a) X, Y đều có mạch không phân nhánh

(b)  Z có đồng phân hình học

(c ) X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng

(d) X có công thức phân tử C9H8O4

Số các phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    0

  • C

    2

  • D

    3

Câu 24 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, để trung hòa lượng NaOH dư cần dùng 20 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là

  • A
    7,09. 
  • B
    6,53. 
  • C
    5,36
  • D
    5,92.
Câu 25 :

Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử có 3 liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este Z (chỉ chứa nhóm chức este,  không chứa nhóm chức khác) tạo bởi ancol đa chức T với XY. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E  phản ứng tối đa với 260 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây sai

  • A
    Tổng số nguyên tử H trong phân tử Z là 10. 
  • B
    Có thể dùng dung dịch Br2 để nhận biết X, Y, T.
  • C
    Y có đồng phân hình học cis trans.
  • D
    Z có 2 công thức cấu tạo phù hợp.
Câu 26 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là (a) gam. Giá trị của (a) là

  • A
    10,68. 
  • B
    20,60. 
  • C
    12,36. 
  • D
    13,20.
Câu 27 :

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết là 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m gần nhất với

  • A
    6,36.                                   
  • B
    6,42.                                  
  • C
    6,18.                            
  • D
    6,08.
Câu 28 :

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

  • A
    53,65%.
  • B
    29,41%.           
  • C
    70,59%.
  • D
    46,35%.
Câu 29 :

Chất béo E được tạo bởi glixerol và hai axit béo X và Y (có cùng số nguyên tử C, trong phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết pi, MX < MY và nX < nY). Xà phòng hóa hoàn toàn 15,96 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 17,48 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 11,424 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với

  • A
    250
  • B
    253
  • C
    281
  • D
    282
Câu 30 :

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY, đều có số C lớn hơn 1); T là este hai chức thuần tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 0,485 mol O2. Mặt khác, lượng E trên có thể tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 0,2M thu được 0,07 mol muối của X. Biết X là axit no, phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A
    42,2%.
  • B
    44,6%.
  • C
    43,6%.
  • D
    45,5%.
Câu 31 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     2,7.  
  • B
     1,1.   
  • C
     4,7.   
  • D
     2,9.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là

  • A

    24,6 

  • B

    20,5

  • C

    16,4 

  • D

    32,8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nCO2; nH2O => nancol = nH2O – nCO2

Số C trong mỗi ancol => 2 ancol

Lập 2 phương trình 2 ẩn là số mol của ancol (tổng mol và khối lượng), giải tìm số mol mỗi ancol.

=> Số mol mỗi este => m muối

Lời giải chi tiết :

Do thủy phân X thu được muối natri axetat nên 2 este là este của axit axetic.

nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,6 mol

=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol

Số C trong mỗi ancol: 0,4/0,2 = 2

Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)

x + y = 0,2

46x + 62y = 10,8

=> x = y = 0,1

Este là: CH3COOC2H5 (0,1 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,1 mol)

=> nCH3COONa = 0,3 mol

m = 0,3.82 = 24,6 gam

Câu 2 :

X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?

  • A

    6,10. 

  • B

    5,92.

  • C

    5,04. 

  • D

    5,22.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 = 0,036 (mol)

=> MY = 92 => Y là glixerol  C3H5(OH)3

Gọi CTPT của X: CnH2n-8O6 ( vì X có 5 liên kết pi trong phân tử)

nX = nglixerol = 0,012(mol) => Mx = 242 (g/mol)

Ta có:14n – 8 + 96 = 242

=> n = 11

Vậy CTPT của X là C11H14O6

C11H14O6 → 11CO2 + 7H2O

Tính toán CO2 và H2O theo phương trình

Lời giải chi tiết :

2,904 (g) X + NaOH → 1,104 (g) Y + 3 muối

Y + Na → 0,018 mol H2

=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 = 0,036 (mol)

Vì X là este 3 chức => Y là ancol chức => nY = 1/3 nOH- = 0,012 (mol)

=> MY = 1,104/ 0,012 = 92 => Y là glixerol  C3H5(OH)3

Gọi CTPT của X: CnH2n-8O6 ( vì X có 5 liên kết pi trong phân tử)

nX = nglixerol = 0,012 (mol) => Mx = 242 (g/mol)

Ta có:14n – 8 + 96 = 242

=> n = 11

Vậy CTPT của X là C11H14O6

Đốt cháy 2,42 (g) C11H14O6 → 11CO2 + 7H2O

                                   0,01          →0,11    → 0,07 (mol)

=> mCO2 + mH2O = 0,11.44 + 0,07.18 = 6,1 (g)

Câu 3 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O.

Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag.

Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A

    33

  • B

    25

  • C

    38

  • D

    30

Đáp án : A

Phương pháp giải :

M có phản ứng tráng gương => X và Z

+) \({{n}_{T}}=\dfrac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,05\)

Mỗi mol T cần 3 mol H2O để quay trở lại axit và ancol nên quy đổi M thành:

CnH2nO2: a mol

CmH2m+2O3: b mol

H2O: -0,15 mol

+) Từ nCO2 ; nH2O và mM lập hệ => a ; b

+) biện luận tìm m, n

Trong 26,6 gam M chứa CnH2nOlà 0,4 mol; nNaOH = 0,4 mol

=> Chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,4 mol)

=> m

Lời giải chi tiết :

M có phản ứng tráng gương nên X là HCOOH, (X, Y, Z là các axit no đơn chức), Z là este no ba chức

Este T có độ bất bão hòa k = 3 nên:

\({{n}_{T}}=\dfrac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,05\)

Mỗi mol T cần 3 mol H2O để quay trở lại axit và ancol nên quy đổi M thành:

CnH2nO2: a mol

CmH2m+2O3: b mol

H2O: -0,15 mol

nCO2 = na + mb = 1

nH2O = na + b.(m+1) - 0,15 = 0,9

mM = a.(14n + 32) + b.(14m + 50) - 18.0,15 = 26,6

Giải hệ trên được a = 0,4; b = 0,05

=> 0,4n + 0,05m = 1 => 8n + m = 20

=> m = 3, n = 2,125

Trong 26,6 gam M chứa CnH2nOlà 0,4 mol; nNaOH = 0,4 mol

=> Chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,4 mol)

=> m = 0,4.(14n+54) = 33,5 gam

Câu 4 :

Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với

  • A

    1,56.    

  • B

    1,25.

  • C

    1,63.    

  • D

    1,42.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đốt Y: ${{n}_{C{{O}_{2}}~}}=0,198\text{ }mol,\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,176\text{ }mol$

${{n}_{COO}}={{n}_{KOH}}\Rightarrow \text{ }{{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}},\text{ }{{n}_{O\left( X \right)}}$ theo ẩn a

BTNT O: ${{n}_{O\left( X \right)}}+{{n}_{O\left( KOH \right)}}+{{n}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}~+\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}O}}+3.{{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}$

=> ${{n}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}$ theo ẩn a

BTKL => ${{m}_{X}}+{{m}_{KOH}}+{{m}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}~+{{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}$

=> a

Lời giải chi tiết :

Đốt Y: ${{n}_{C{{O}_{2}}~}}=0,198\text{ }mol,\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,176\text{ }mol$

${{n}_{COO}}=0,08a\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}~}}=0,04a\text{ }mol,\text{ }{{n}_{O\left( X \right)}}=0,16a$

BTNT O: ${{n}_{O\left( X \right)}}+{{n}_{O\left( KOH \right)}}+{{n}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}=2{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}+3{{n}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}$

=> 0,16a + 0,08a + ${{n}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}$= 0,198.2 + 0,176 + 0,04a.3

=> ${{n}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}$ = 0,572 - 0,12a

BTKL => ${{m}_{X}}+{{m}_{KOH}}+{{m}_{O\left( {{O}_{2}} \right)}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}~+{{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{{{K}_{2}}C{{O}_{3}}}}$

=> 7,668 + 0,08a.56 + 16(0,572 – 0,12a) = 44.0,198 + 18.0,176 + 0,04a.138

=> a = 1,667

Câu 5 :

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước.  Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:

  • A

    55%. 

  • B

    40%.

  • C

    50%.

  • D

    45%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2 : 0,19 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: - b mol

mE = 0,19 ( 14n + 32) + a( 14m + 34) – 18 = 12,52

nO2 = 0,19 ( 1,5n – 1) + a ( 1,5n – 0,5) = 0,37

nH2O = 0,19n + a( m + 1) –b = 0,4

=> a = ?; b = ? và 0,19n + am = ?

=> mối quan hệ n, m

Biện luận tìm n, m

Lời giải chi tiết :

12,52 g E cần nNaOH = 0,19 (mol)

Đốt 37,56 g E cần nO2= 1,11 (mol) → nH2O = 1,2 (mol)

=> Đốt 12,52 g E cần 0,37 mol O2 → 0,4 mol H2O

Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2 : 0,19 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: - b mol

mE = 0,19 ( 14n + 32) + a( 14m + 34) – 18b = 12,52

nO2 = 0,19 ( 1,5n – 1) + a ( 1,5n – 0,5) = 0,37

nH2O = 0,19n + a( m + 1) –b = 0,4

=> a = 0,05; b = 0,04 và 0,19n + am = 0,39

=> 0,19n + 0,05m = 0,39

=> 19n + 5m = 39

T không tác dụng với Cu(OH)2 nên m ≥ 3. Vì n ≥ 1 nên m = 3 và n = 24/19 là nghiệm duy nhất.

=> HCOOH ( 0,14) và CH3COOH (0,05)

b = 0,04 => HCOO-C3H6-OOC-CH3: 0,02 mol

=> nHCOOH = 0,14 – 0,02 = 0,12 (mol)

=> %nHCOOH = 44,09%. 

Câu 6 :

Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 33,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15 gam; đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    56,4. 

  • B

    58,9. 

  • C

    64,1. 

  • D

    65,0.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X, Y đơn chức

Z, T hai chức

*Z + Na:          R(OH)2 → H2

bình tăng = mZ – mH2 => mZ => MZ => Z

*Đốt F:

nNa2CO3 = 0,5nNaOH => nO(F) = 2nNaOH

BTNT O: nH2O = nO(F) + 2nO2 - 3nNa2CO3 – 2nCO2

BTKL => m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2

$\bar RCOONa:0,4mol \to \bar R + 67 = \dfrac{{32,4}}{{0,4}} \to \bar R = 14$ => Có axit là HCOOH

*E + NaOH: T có dạng là ${(\bar RCOO)_2}{C_2}{H_4}$ => MT

BTKL => mH2O = mE + mNaOH – m muối – mZ => naxit = nH2O

=> neste = (nNaOH-naxit)/2

=> mT = MT.nT=> %mT

Lời giải chi tiết :

X, Y đơn chức

Z, T hai chức

*Z + Na:         

R(OH)2 → H2

0,25     ← 0,25

bình tăng = mZ – mH2 => mZ = 15 + 0,25.2 = 15,5 gam => MZ = 15,5/0,25 = 62 => Z là C2H4(OH)2

*Đốt F:

nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,2 mol; nO(F) = 2nNaOH = 0,8 mol

BTNT O: nH2O = nO(F) + 2nO2 - 3nNa2CO3 – 2nCO2 = 0,8 + 0,7.2 – 0,6.2 – 0,2.3 = 0,4 mol

BTKL => m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2 = 0,2.106 + 0,6.44 + 0,4.18 – 0,7.32 = 32,4 gam

$\bar RCOONa:0,4mol \to \bar R + 67 = \dfrac{{32,4}}{{0,4}} \to \bar R = 14$ => Có axit là HCOOH

*E + NaOH: T có dạng là ${(\bar RCOO)_2}{C_2}{H_4}$ => MT = (14+44).2+28 = 144

BTKL => mH2O = mE + mNaOH – m muối – mZ = 33,7 + 0,4.40 – 32,4 – 15,5 = 1,8 gam => naxit = nH2O = 0,1 mol

=> neste = (nNaOH-naxit)/2 = 0,15

=> mT = 0,15.144 = 21,6 gam => %mT = 64,1%

Câu 7 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y (MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của Y là

  • A

    CH3COOC2H5

  • B

    C2H5COOC2H5 

  • C

    CH2=CHCOOCH3         

  • D

    CH3COOCH3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 = 0,1

=>C=nCO2 : nancol = 2 => ancol là C2H6O

Vì nNaOH > nC2H6O → X là axit còn Y là este tạo bởi C2H5OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  = 0,3 → M = 82 →  MR=15 → CH3COONa

Lời giải chi tiết :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 = 0,1

=>C=nCO2 : nancol = 2 => ancol là C2H6O

Vì nNaOH > nC2H6O → X là axit còn Y là este tạo bởi C2H5OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  = 0,3 → M = 82 →  MR=15 → CH3COONa

→ Y là CH3COOC2H5 

Câu 8 :

Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A

    Chất X có tồn tại đồng phân hình học.           

  • B

    Chất T làm mất màu nước brom.

  • C

    Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2

  • D

    Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính độ bất bão hòa của X.

- Khi đun Z với H2SO4 đặc thu được chất T nhẹ hơn Z nên MT = MZ – 18

Dựa vào tỉ khối của T so với Z để tính MZ

Từ đó suy ra CTCT của các chất

Lời giải chi tiết :

Chất X có độ bất bão hòa là: k = (2C + 2 – H):2 = 3

- Khi đun Z với H2SO4 đặc thu được chất T nhẹ hơn Z nên MT = MZ – 18

${d_{T/Z}} = \dfrac{{{M_T}}}{{{M_Z}}} = \dfrac{{{M_Z} - 18}}{{{M_Z}}} = 0,7 \to {M_Z} = 60({C_3}{H_8}O)$

A, B, D, đúng

C sai vì 1 mol Y đốt cháy chỉ thu được 3 mol CO2: C4H2O4Na2 + 3O2 → 3CO+ H2O + Na2CO3

Câu 9 :

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau ( trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là

  • A

    16, 67%.

  • B

    20,00%.           

  • C

    13,33%. 

  • D

    25,00%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\underbrace {X,Y,Z}_{E = 5,16{\kern 1pt} g} + NaOH{\mkern 1mu}dư\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{gathered}F\xrightarrow{{ + AgN{O_3}}}Ag:0,08{\mkern 1mu} mol \hfill \\M\xrightarrow{{ + AgN{O_3}}}Ag:0,06{\mkern 1mu} mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$

F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là CH3COONa

${n_{HCOONa}} = \dfrac{1}{2}{n_{Ag}} = ?a{\mkern 1mu} (mol)$

$= > {n_{C{H_3}COONa}} = \dfrac{{4,36 - a.68}}{{82}} = ?b{\mkern 1mu} (mol)$

${n_{este}} = \sum {{n_{muoi}} = a + b = ?c(mol)} $

$ = > {{\bar M}_{este}} = \dfrac{{5,16}}{c} = ?(g/mol)$

$ = > {\text{ }}CTPT\,của\,E\,$

=> E chưa: CH3COOCH=CH2: b (mol) ; HCOOR: x (mol) và HCOOR’: y (mol)

=> x + y = ? a( mol)

Dựa vào số mol Ag => x, y = ?

=> CTCT của các chất và % X =?

Lời giải chi tiết :

$\underbrace {X,Y,Z}_{E = 5,16{\kern 1pt} g} + NaOH{\mkern 1mu}dư\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{gathered}F\xrightarrow{{ + AgN{O_3}}}Ag:0,08{\mkern 1mu} mol \hfill \\M\xrightarrow{{ + AgN{O_3}}}Ag:0,06{\mkern 1mu} mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$

F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là CH3COONa

${n_{HCOONa}} = \dfrac{1}{2}{n_{Ag}} = \dfrac{1}{2}{\mkern 1mu} .0,08 = 0,04(mol)$

$ = > {n_{C{H_3}COONa}} = \dfrac{{4,36 - a.68}}{{82}} = 0,02{\mkern 1mu} (mol)$

${n_{este}} = \sum {{n_{muối}} = 0,04 + 0,02 = 0,06(mol)} $

$= > {{\bar M}_{este}} = \dfrac{{5,16}}{c} = 86(g/mol)$

$= > {\text{ }}CTPT\,của\,E\,:\,{C_4}{H_6}{O_2}$

=> E chứa: CH3COOCH=CH2: 0,02 (mol) ; HCOOR: a (mol) và HCOOR’: b (mol)

=> a + b = 0,06 (1)

M tham gia phản ứng tráng bạc => M chứa anđehit. Có nAg = 0,06 > 2nCH3COOCH=CH2 = 0,04

=> E chứa 1 este có cấu tạo HCOOC=C-CH3: $\dfrac{{0,06 - 0,04}}{2} = 0,01{\mkern 1mu} (mol)$

Este còn lại có cấu tạo HCOOCH=CH-CH3: 0,03 (mol) hoặc HCOOC(CH3)=CH2 : 0,03 (mol)

Vậy X là HCOOCH=CH-CH3

$ = > \% X = \dfrac{{0,01.86}}{{5,16}}.100\% = 16,67\% {\text{ }}$

Câu 10 :

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 2,25 mol O2 , thu được 2,1 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 134,7 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    168,0. 

  • B

    167,0.          

  • C

    130,0. 

  • D

    129,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

MX = 3,125.32 = 100 (C5H8O2)

Do E tác dụng với KOH sinh ra hai ancol có cùng số C nên ancol có số C từ 2 trở đi

Số C trung bình = 2,1/0,6 = 3,5

Suy ra một este là HCOOC2H5 (G/s là Y)

Hai ancol là C2H5OH, C2H4(OH)2

=> X là CH2=CH-COOC2H5

Do Z no, mạch hở nên Z là (HCOO)2C2H4

Đặt ẩn số mol từng chất, dựa vào dữ kiện đề bài lập và giải hệ phương trình.

Lời giải chi tiết :

MX = 3,125.32 = 100 (C5H8O2)

Do E tác dụng với KOH sinh ra hai ancol có cùng số C nên ancol có số C từ 2 trở đi

Số C trung bình = 2,1/0,6 = 3,5

Suy ra một este là HCOOC2H5 (G/s là Y)

Hai ancol là C2H5OH, C2H4(OH)2

=> X là CH2=CH-COOC2H5

Do Z no, mạch hở nên Z là (HCOO)2C2H4

$*0,6\,mol\,\left\{ \begin{gathered}{C_5}{H_8}{O_2}:x \hfill \\{C_3}{H_6}{O_2}:y \hfill \\{C_4}{H_6}{O_4}:\,z \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + {O_2}:2,25}}\left\{ \begin{gathered}C{O_2}:2,1 \hfill \\\xrightarrow{{BT:H}}{H_2}O:4x + 3y + 3z \hfill \\ \end{gathered} \right.$

$\to \left\{ \begin{gathered}x{\text{ }} + {\text{ }}y{\text{ }} + {\text{ }}z{\text{ }} = {\text{ }}0,6 \hfill \\\xrightarrow{{BT:C}}5x + 3y + 4z = 2,1 \hfill \\\xrightarrow{{BT:O}}2x + 2y + 4z + 2,25.2 = 2,1.2 + 4x + 3y + 3z \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x{\text{ }} = {\text{ }}0,06 \hfill \\y{\text{ }} = {\text{ }}0,36 \hfill \\z{\text{ }} = {\text{ }}0,18 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

${{\text{m}}_{\text{E}}}{\text{ }} = {\text{ }}0,06.100{\text{ }} + {\text{ }}0,36.74{\text{ }} + {\text{ }}0,18.118{\text{ }} = {\text{ }}53,88g$

$Muối\left\{ \begin{gathered}{C_2}{H_3}COOK:0,06 \hfill \\HCOOK:0,36{\text{ }} + {\text{ }}2.0,18{\text{ }} = {\text{ }}0,72 \hfill \\\end{gathered} \right. \to {m_{muối}} = 0,06.110 + 0,72.84 = 67,08g$

53,88 g E...67,08 g muối
134,7 g E...167,7g muối

Câu 11 :

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri fomat và 7,7 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam hỗn hợp Y thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Giá trị của m là

  • A

    6,8

     

  • B

    13,6

     

  • C

    16,4

     

  • D

    32,8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nCO2; nH2O => n ancol = nH2O – nCO2

Số C trong mỗi ancol => 2 ancol

Lập 2 phương trình 2 ẩn là số mol của ancol (tổng mol và khối lượng), giải tìm số mol mỗi ancol.

=> Số mol mỗi este => m muối

Lời giải chi tiết :

Do thủy phân X thu được muối natri fomiat nên 2 este là este của axit fomic

nCO= 0,3 mol; nH2O = 0,45 mol

=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,15 mol

Số C trong mỗi ancol: 0,6/0,15 = 2

Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)

\(\left\{ \begin{array}{l}x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} = {\rm{ }}0,15\\46x{\rm{ }} + {\rm{ }}62y{\rm{ }} = {\rm{ }}7,7\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,1\\y = 0,05\end{array} \right.\)

Este là: HCOOC2H5 (0,1 mol) và (HCOO)2C2H4 (0,05 mol)

=> nHCOONa = 0,2 mol

m = 0,2.68= 13,6 gam

Câu 12 :

X là este 2 chức ( có 3 liên kết pi trong phân tử). Xà phòng hóa hoàn toàn 17,2 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 6,2 gam và hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?

  • A

    5,75.

  • B

    11,5.

  • C

    23.     

  • D

    27,6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 

=> MY => Y

Gọi CTPT của X: ( X có 3 liên kết pi trong phân tử)

nX = nY => Mx 

=> n

=> CTPT của X

Tính toán CO2 và H2O theo phương trình

Lời giải chi tiết :

17,2 (g) X + NaOH → 6,2 (g) Y + 2 muối

Y + Na → 0,1 mol H2

=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 = 0,2 (mol) => n Y = 0,1 mol

=> MY = 62 => Y là C2H4(OH)2

Gọi CTPT của X: CnH2n-4O4 ( vì X có 3 liên kết pi trong phân tử)

nX = nY = 0,1(mol) => Mx = 172 (g/mol)

Ta có:14n – 4 + 64 = 172

=> n = 8

Vậy CTPT của X là C8H12O4

Đốt cháy X: C8H12O4 → 8CO2 + 6H2O

                      0,05         →0,4    → 0,3 (mol)

=> mCO2 + mH2O = 0,4.44 + 0,3.18 = 23 (g)

Câu 13 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 86,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 23,52 lít CO2 (đktc) và 17,1 gam H2O.

Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được  32,4 gam Ag.

Phần 3: Cho phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A

    33.

  • B

    25,6.

  • C

    38,9.

  • D

    30,4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

M có phản ứng tráng gương nên X là HCOOH, (X, Y, Z là các axit no đơn chức), T là este no ba chức

Este T có độ bất bão hòa k = 3 nên:

nT = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,05

Mỗi mol T cần 3 mol H2O để quay trở lại axit và ancol nên quy đổi M thành:

CnH2nO2: a mol

CmH2m+2O3: b mol

H2O: c

Ta có neste = nCmH2m+2O3 = 0,05

=> nH2O = 3.0,05 =0,15 mol

nCO= na+mb = 1,05

nH2O = na+b(m+1)-0,15 = 0,95

mM = a(14n+32)+b(14m+50)-18.0,15 = 86,7/3

Giải hệ trên được a = 0,45; m = 3, n = 2

Trong 26,6 gam M chứa CnH2nOlà 0,45 mol; nNaOH = 0,5 mol

=> Chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,45 mol) và NaOH (0,05)

=> m = 0,45.(14.2+54)+ 0,05.40 = 38,9 gam

Câu 14 :

Để thủy phân hết 32,4 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết  x mol NaOH . Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat; 21,28 lít CO2 (đktc) và 22,5 gam H2O. Giá trị x gần nhất với

  • A

    0,2.

  • B

    0,3.

  • C

    0,4.

  • D

    0,5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nCOO = nKOH => nK2CO3, nO(X) theo ẩn a

BTNT O: nO(X) + nO(NaOH) + nO(O2) = 2nCO2 + nH2O + 3nNa2CO3

=> nO(O2) theo ẩn a

BTKL => mX + mNaOH + mO(O2) = mCO2 + mH2O + mNa2CO3

=> a

Lời giải chi tiết :

Đốt Y: nCO2 = 0,95 mol, nH2O = 1,25 mol

nCOO = x mol => nNa2CO3 = 0,5.x mol, nO(X) = 2x

BTNT O: nO(X) + nO(NaOH) + nO(O2) = 2nCO2 + nH2O + 3nNa2CO3

=> 2x + x + nO(O2) = 0,95.2 +1,25  + 3x/2

=> nO(O2) = 3,15-1,5x

BTKL => mX + mNaOH + mO(O2) = mCO2 + mH2O + mNa2CO3

=> 32,4 + x.40 + 16(3,15-1,5.x) = 44.0,95 + 18.1,25 + x/2.106

=> x= 0,5

Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 27,6  gam E cần dùng 26,88 lít O2 (đktc), thu được 19,8 gam nước.  Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 27,6 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 3M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T tác dụng dung dịch Cu(OH)2 và số C trong T nhỏ hơn 4. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:

  • A

    25%.

  • B

    30%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2 

CmH2m+2O2 

H2O

Từ số mol NaOH phản ứng tính ra mol CnH2nO2 

Thiết lập phương trình liên quan khối lượng E; mol oxi cháy; mol nước

=> a = ?; b = ?

=> mối quan hệ n, m

Biện luận tìm n, m

Lời giải chi tiết :

27,6 g E cần nNaOH = 0,3 (mol)

 Đốt 27,6 g E cần 1,2 mol O2 → 1,1 mol H2O

Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2 : 0,3 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: b mol

mE = 0,3 ( 14n + 32) + a( 14m + 34) – 18b = 27,6(1)

PTHH: CnH2nO2 + \(\dfrac{{3n - 2}}{2}\) O2 → nCO2 + nH2O

CmH2m+2O2 + \(\dfrac{{3m - 1}}{2}\) O2 → mCO2 + (m+1)H2O

nO2 = 0,3 ( 1,5n – 1) + a ( 1,5n – 0,5) = 1,2 (2)

nH2O = 0,3n + a( m + 1) –b = 1,1 (3)

Giải (1), (2), (3) => a = 0,15; b = 0,1 và 0,3n + 0,15m = 1,05

=> 2n + m = 7

T tác dụng với Cu(OH)2 và m < 4 và 2 axit kế tiếp nhau

=> m = 2 => n=2,5 => 2 axit là CH3COOH(0,1) và C2H5COOH (0,1)

Hoặc  m = 3 => n=2 => loại

=> % CH3COOH = 21,7%. (gần nhất với 25%)

Câu 16 :

Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 10,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 100 ml dung dịch NaOH 1,6M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 3,6 gam; đồng thời thu được 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,2  mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,16 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    64,1

  • B

    56,4

  • C

    58,9

  • D

    65,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X, Y đơn chức

Z, T hai chức

*Z + Na:          R(OH)2 → H2

bình tăng = mZ – mH2 => mZ => MZ => Z

*Đốt F:

nNa2CO3 = 0,5nNaOH => nO(F) = 2nNaOH

BTNT O: nH2O = nO(F) + 2nO2 - 3nNa2CO3 – 2nCO2

BTKL => m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2

 Tính khối lượng trung bình của muối=> Có axit là HCOOH

*E + NaOH: T có dạng là  =\({(\mathop R\limits^ - COO)_2}{C_2}{H_4}\)

BTKL => mH2O = mE + mNaOH – m muối – mZ => naxit = nH2O

=> neste = (nNaOH-naxit)/2

=> mT = MT.nT=> %mT

Lời giải chi tiết :

X, Y đơn chức

Z, T hai chức

*Z + Na:         

R(OH)2 → H2

0,03     ← 0,03

bình tăng = mZ – mH2 => mZ = 3,6 + 0,06.2 = 3,72 gam => MZ = 3,72/0,06 = 62 => Z là C2H4(OH)2

*Đốt F:

nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,08 mol; nO(F) = 2nNaOH = 0,32 mol

BTNT O: nH2O = nO(F) + 2nO2 - 3nNa2CO3 – 2nCO2 = 0,32 + 0,2.2 – 0,16.2 – 0,08.3 = 0,16 mol

BTKL => m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2 = 0,08.106 + 0,16.44 + 0,16.18 – 0,2.32 = 12gam

\(\mathop R\limits^ -  COONa\) : 0,16 => \({M_{\mathop R\limits^ -  }}\) = 8 => Có axit là HCOOH

*E + NaOH: T có dạng là  \({(\mathop R\limits^ -  COO)_2}{C_2}{H_4}\)=> MT = (8+44).2+28 = 132

BTKL => mH2O = mE + mNaOH – m muối – mZ = 10,4 + 0,16.40 – 12 – 3,72 = 1,08 gam => naxit = nH2O = 0,06 mol

=> neste = (nNaOH-naxit)/2 = 0,05

=> mT = 0,05.132= 6,6 gam

=> %mT = (6,6 : 10,4).100% = 63,46%

Câu 17 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y  ( MX <  MY) càn vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,2 gam muối của môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Công thức của X là

  • A

    CH3COOH

  • B

    HCOOCH3

  • C

    HCOOH

  • D

    CH3COOCH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 

=>C=nCO2 : nancol  => ancol

Vì nNaOH > nCH4O  X là axit còn Y là este tạo bởi CH3OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  => CT muối

Lời giải chi tiết :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 = 0,05

=>C=nCO2 : nancol = 1 => ancol là CH4O

Vì nNaOH > nCH4O  X là axit còn Y là este tạo bởi CH3OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  = 0,15 → M = 68 →  MR=1 → HCOONa
=> X là HCOOH

Câu 18 :

Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A

    Chất X không có đồng phân hình học.

  • B

    Chất T làm mất màu nước brom.

     

  • C

    Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2.

  • D

    Chất X phản ứng với H2(Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính độ bất bão hòa của X.

- Khi đun Z với H2SO4 đặc thu được chất T nhẹ hơn Z nên MT = MZ – 18

Dựa vào tỉ khối của T so với Z để tính MZ

Từ đó suy ra CTCT của các chất

Lời giải chi tiết :

Chất X có độ bất bão hòa là: k = (2C + 2 – H):2 = 3

- Khi đun Z với H2SO4 đặc thu được chất T nhẹ hơn Z nên MT = MZ – 18

A sai vì X không có đồng phân hình học

B đúng vì Y có 1 nối đôi làm mất màu Brom

C sai vì 1 mol Y đốt cháy chỉ thu được 3 mol CO2: C4H2O4Na2 + 3O2 → 3CO+ H2O + Na2CO3

X phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1:1 => D sai

Câu 19 :

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau trong đó X có số mol bé nhất. Cho 12,9 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 10,9 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là

  • A

    16, 67%.

  • B

    20,00%.

  • C

    13,33%.

  • D

    25,00%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(X,Y,Z\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
F\buildrel { + AgN{O_3}/N{H_3}} \over
\longrightarrow 0,2\,mol\,Ag \hfill \cr
M\buildrel { + AgN{O_3}/N{H_3}} \over
\longrightarrow 0,14\,mol\,Ag \hfill \cr} \right.\)

F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là CH3COONa

=> nHCOONa = nAg/2

=> mol CH3COONa

Ta có neste = nmuối

=> Công thức este:

 E chưa: CH3COOCH=CH2: b (mol) ; HCOOR: x (mol) và HCOOR’: y (mol)

=> x + y = ? a( mol)

Dựa vào số mol Ag => x, y = ?

=> CTCT của các chất và % X =?

Lời giải chi tiết :

\(X,Y,Z\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
F\buildrel { + AgN{O_3}/N{H_3}} \over
\longrightarrow 0,2\,mol\,Ag \hfill \cr
M\buildrel { + AgN{O_3}/N{H_3}} \over
\longrightarrow 0,14\,mol\,Ag \hfill \cr} \right.\)

F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là CH3COONa

nHCOONa = nAg/2 = 0,1 mol

=> nCH3COONa = 0,05 mol

Ta có: neste = nmuối = 0,1+ 0,05 = 0,15 mol

=> Meste = 86 => Công thức của E là C4H6O2

=> Công thức E là HCOOCH=CH-CH3 a mol ; HCOOCH2-CH=CH2 b mol và CH3COOCH=CH2 c mol

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}a + b + c = 0,15\\a + b = 0,1\\2a + 2c = 0,14\end{array} \right.\) => \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,02\\b = 0,08\\c = 0,05\end{array} \right.\)

=> X là HCOOCH=CH-CH3 (vì số mol bằng 0,02)

%X = \(\dfrac{{0,02.86}}{{12,9}}.100\%  = 13,33\% \)

Câu 20 :

Este X đơn chức, mạch hở có khối lượng phân tử là 100 đvc. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 19,6 lít O2 đktc, thu được 33 gam CO2. Mặt khác, đun nóng 36,6 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần  nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    30,0.

  • B

    50,0.

  • C

    60,0.

  • D

    20,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

MX =100 => X là C5H8O2

Số C trung bình = 0,75/0,2 = 3,75

Do E tác dụng với KOH sinh ra hai ancol có cùng số C nên ancol có số C từ 2 trở đi

Suy ra một este là HCOOC2H5 (G/s là Y)

Hai ancol là C2H5OH, C2H4(OH)2

=> X là CH2=CH-COOC2H5

=> Z  là este của C2H4(OH)2 với axit fomic => Z là (HCOO)2C2H4

Đặt ẩn số mol từng chất, dựa vào dữ kiện đề bài lập và giải hệ phương trình.

Lời giải chi tiết :

MX =100 => X là C5H8O2

Số C trung bình = 0,75/0,2 = 3,75

Do E tác dụng với KOH sinh ra hai ancol có cùng số C nên ancol có số C từ 2 trở đi

Suy ra một este là HCOOC2H5 (G/s là Y)

Hai ancol là C2H5OH, C2H4(OH)2

=> X là CH2=CH-COOC2H5

=> Z  là este của C2H4(OH)2 với axit fomic => Z là (HCOO)2C2H4

Ta có sơ đồ:

\(0,2mol\left\{ \matrix{
{C_5}{H_8}{O_2}:x\,mol \hfill \cr
{C_3}{H_6}{O_2}:\,y\,mol \hfill \cr
{C_4}{H_6}{O_4}:\,z\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel { + 0,875mol\,\,{O_2}} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
C{O_2}:\,0,75\,mol \hfill \cr
\buildrel {bt:H} \over
\longrightarrow 4x + 3y + 3z \hfill \cr} \right.\)

=> x + y + z = 0,2 (1)

Bảo toàn cacbon => 5x + 3y + 4z = 0,75 (2)

Bảo toàn oxi => n(O trong E)+ n (O cháy) = n(O trong CO2) + n(O nước)

=> nH2O = 0,2.2 + 0,875.2- 0,75.2 = 0,65 => 4x+3y+ 3z = 0,65(3)

Giải (1), (2) và (3) => \(\left\{ \begin{array}{l}{C_5}{H_8}{O_2}:0,05\,mol\\{C_3}{H_6}{O_2}:\,0,1\,mol\\{C_4}{H_6}{O_4}:\,0,05\,mol\end{array} \right.\)

=> mE = 18,3 gam 

So sánh với 36,6 => 36,6 gấp đôi => Muôi là C2H3COONa: 0,1 và HCOONa:

0,2+0,1.2=0,4

=> m muối = 94. 0,1+ 0,4. 68 = 36,6 gam

Câu 21 :

Hỗn hợp E gồm sáu trieste X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng lên thêm 10,68 gam và có 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử cacbon có trong Q là

  • A

    12

  • B

    9

  • C

    10

  • D

    11

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét ancol F

F là ancol 3 chức nên F + Na → 3/2 H2

Ta có nH2 = 0,18 mol → nF = 0,12 mol

Khối lượng bình Na tăng là mbình tăng = mG – mH2 = 10,68 → mG = 10,68 + 0,18.2 = 11,04 g

→MF = 92 → F là C3H8O3( glixerol)

Xét muối G có

nG = 3nF = 3.0,12 =0,36 mol

→MG = 29,52 : 0,36 = 82 → G có CTTB là RCOONa thì MR = 15

→ G có một muối là HCOONa

Từ đó biện luận ra muối còn lại

Lời giải chi tiết :

E + NaOH → muối G + ancol F

Xét ancol F

F là ancol 3 chức nên F + Na → 3/2 H2

Ta có nH2 = 0,18 mol → nF = 0,12 mol

Khối lượng bình Na tăng là mbình tăng = mG – mH2 = 10,68 → mG = 10,68 + 0,18.2 = 11,04 g

→MF = 92 → F là C3H8O3( glixerol)

Xét muối G có

nG = 3nF = 3.0,12 =0,36 mol

→MG = 29,52 : 0,36 = 82 → G có CTTB là RCOONa thì MR = 15

→ G có một muối là HCOONa

Vì E gồm các este có cùng số mol và este được tạo từ 2 axit → 2 muối có số mol bằng nhau → muối còn lại có CTPT là CnH2n+1COONa →  → muối còn lại C2H5COONa

→ X tạo bới (HCOO)3C3H5

Y và Z là 2 đồng phân của este tạo bởi (HCOO)2(C2H5COO)C3H5

T và P là 2 đồng phân của (HCOO)(C2H5COO)2C3H5

Q là (C2H5COO)3C3H5

Câu 22 :

Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY); ancol no ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dụng dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 0,75 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Nhận xét nào su đây là sai?

  • A

    . Khối lượng của hai axit cacboxylic có trong 12 gam M là 8,75 gam.

  • B

    Số mol este T trong 24 gam M là 0,05 mol.

  • C

    giá trị của m là 30,8.

  • D

    Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong X là 4,35%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp M thành CnH2nO2  ; CmH2m+2O3 : a mol và H2O : -b mol

Bảo toàn C có nCO2 = 0,35n + am = 0,75 mol

Bảo toàn H có 2nH2O = 0.35.2n + a.(2m+2) – 2b = 0,7.2

→ từ 2 phương trình trên có a – b = - 0,05

Khối lượng của hỗn hợp M là 0,35(14n + 32) + a.(14m+ 50) – 18b = 24 

Từ đó suy ra a, b và xét các kết luận đúng sai                                       

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp M thành CnH2nO2  ; CmH2m+2O3 : a mol và H2O : -b mol

Vì M phản ứng vừa đủ với 0,35 mol KOH nên naxit = 0,35 mol → CnH2nO2 : 0,35 mol

Đốt cháy M

Bảo toàn C có nCO2 = 0,35n + am = 0,75 mol

Bảo toàn H có 2nH2O = 0.35.2n + a.(2m+2) – 2b = 0,7.2

→ từ 2 phương trình trên có a – b = - 0,05

Khối lượng của hỗn hợp M là 0,35(14n + 32) + a.(14m+ 50) – 18b = 24

                                                   →  14.(0,35n + am) + 32.0,35 + 50a – 18b = 24 → 50a – 18b = 2,3

→ a = 0,1 mol và b = 0,15 mol →neste = 1/3 .b = 0,05 mol → B đúng

→ 0,35n + 0,1m = 0,75mol

Vì m ≥ 3 do đây là ancol 3 chức nên thỏa mãn m = 3 và  n = 9/7 ( vì n là số C trung bình của 2 axit)

→ X là HCOOH → %H trong X = 4,35% → D đúng

24gam M + 0,35 mol KOH → 0,35 mol CnH2n-1O2K

Với n = 9/7 → m = 30,8 → C đúng

→ A sai

Câu 23 :

Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức.Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã phản ứng và mCO2 : mH2O = 77 : 18. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)

X + H2 \( \to \) Y

X + 2NaOH  \( \to \) Z + X1 + X2

Biết rằng X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng. cho các phát biểu sau

(a) X, Y đều có mạch không phân nhánh

(b)  Z có đồng phân hình học

(c ) X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng

(d) X có công thức phân tử C9H8O4

Số các phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    0

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ta có : \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \dfrac{{77:44}}{{18:18}} = \dfrac{7}{4}\) → \(\frac{{{n_C}}}{{{n_H}}} = \dfrac{7}{8}\) .

Mà este X tạo bởi ancol đơn chức và axit 2 chức nên X có 4 O trong công thức phân tử

→ X là C7H8O4

Từ đó suy ra CTCT của Z, X1,X2, Y

Lời giải chi tiết :

Ta có : \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{77:44}}{{18:18}} = \frac{7}{4}\) → \(\frac{{{n_C}}}{{{n_H}}} = \frac{7}{8}\) .

Mà este X tạo bởi ancol đơn chức và axit2 chức nên X có 4 O trong công thức phân tử

→ X là C7H8O4

Số liên kết pi có trong X là: (7 . 2 + 2 - 8) : 2 = 4

=> X có chứa 2 liên kết pi trong 2 chức este và 2 liên kết pi trong gốc hidrocacbon

X + NaOH → X1 + X2 + Z và 2 ancol X1 , X2 là đồng đẳng nên X là

CH3 – OOC – CC- COO- CH2- CH3

→ Z là NaOOC – CC – COONa

X1 , X2 là CH3OH; C2H5OH

Y là CH3 – OOC – CH- CH- COO- CH2- CH3

a. Đúng

b. Sai

c. Đúng

d. sai

Câu 24 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, để trung hòa lượng NaOH dư cần dùng 20 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là

  • A
    7,09. 
  • B
    6,53. 
  • C
    5,36
  • D
    5,92.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hai ancol có cùng dãy đồng đẳng và có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46 => phải có 1 ancol là CH3OH

=> 2 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức

Quy đổi hỗn hợp X về:

CnH2n+2-2kO4: 0,04 (mol)

CmH2m+2O : 0,05 (mol)

H2O : - c (mol)

BTNT C: nCO2 = 0,04n + 0,05m = 0,19

=> 4n + 5m = 19 

Biện luận tìm ra được n, m =?

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,1 (mol) ; nHCl = 0,02 (mol)

Hai ancol có cùng dãy đồng đẳng và có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46 => phải có 1 ancol là CH3OH

=> 2 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức

Quy đổi hỗn hợp X về:

CnH2n+2-2kO4: 0,04 (mol) [Suy ra từ naxit = 1/2. nCOOH = ½ . (nNaOH - nHCl ) ]

CmH2m+2O : 0,05 (mol)

H2O : - c (mol)

BTNT C: nCO2 = 0,04n + 0,05m = 0,19

=> 4n + 5m = 19  (1)

Mặt khác Mancol < 46 => 14m +18 < 46 => m < 2

Từ (1) ta có: n ≥ 2 và m < 2 => n = 3 và m = 1,4 là nghiệm duy nhất

Vậy axit là CH2(COOH)2

Y gồm: CH2(COONa)2: 0,04 mol và NaCl: 0,02 mol  (BTNT Cl)

=> mY = 0,04.148 + 0,02.58,5 = 7,09 (g)

Câu 25 :

Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử có 3 liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este Z (chỉ chứa nhóm chức este,  không chứa nhóm chức khác) tạo bởi ancol đa chức T với XY. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E  phản ứng tối đa với 260 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây sai

  • A
    Tổng số nguyên tử H trong phân tử Z là 10. 
  • B
    Có thể dùng dung dịch Br2 để nhận biết X, Y, T.
  • C
    Y có đồng phân hình học cis trans.
  • D
    Z có 2 công thức cấu tạo phù hợp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, quy đổi, biện luận.

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,26 mol; nCO2 = 0,045 mol; nH2O = 0,06 mol

Do axit Y đa chức, không phân nhánh nên Y là axit hai chức

Este Z được tạo bởi ancol T và X, Y => Ancol T là ancol ba chức.

*Xét phản ứng đốt cháy ancol T: nCO2 = 0,045 mol; nH2O = 0,06 mol

nCO2 < nH2O => T là ancol no, mạch hở

n ancol = nH2O - nCO2 = 0,06 - 0,045 = 0,015 mol

=> Số C = nCO2 : nT = 0,045 : 0,015 = 3

Vậy T là C3H5(OH)3

*E phản ứng với NaOH: nCOO = nNaOH = 0,26 mol => nO(E) = 2nCOO = 0,52 mol

*Xét phản ứng đốt cháy hỗn hợp E:

+ BTKL: mCO2 + mH2O = mE + mO2 => 44nCO2 + 18nH2O = 14,93 + 32.0,3825

+ BTNT "O": 2nCO2 + nH2O = nO(E) + 2nO2 => nCO2 + nH2O = 0,52 + 2.0,3825

Giải hệ được nCO2 = 0,505 và nH2O = 0,275

*Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2: x

CmH2m-4O4: y

C3H8O3: 0,015

H2O: -0,045

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
{n_{NaOH}} = x + 2y = 0,026 \hfill \cr
{n_{C{O_2}}} = nx + my + 0,015.3 = 0,505 \hfill \cr
{n_{{H_2}O}} = nx + (m - 2)y + 4.0,015 - 0,045 = 0,275 \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
x = 0,06 \hfill \cr
y = 0,1 \hfill \cr
3n + 5m = 23 \hfill \cr} \right.\)

Chỉ có cặp n = 1; m = 4 thỏa mãn

Vậy X là HCOOH và Y là HOOC-CH=CH-COOH

=> Z có thể là

- Phương án A sai vì tổng số nguyên tử H trong Z là 8

- Phương án B đúng

+ X làm mất màu dung dịch Br2 khi đun nóng

+ Y làm mất màu dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường

+ T không làm mất màu dung dịch Br2

- Phương án C đúng

- Phương án D đúng.

Câu 26 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là (a) gam. Giá trị của (a) là

  • A
    10,68. 
  • B
    20,60. 
  • C
    12,36. 
  • D
    13,20.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính được  trong E :  nX : nY = 3: 5

Trong m gam E chứa X ( 3e mol) và Y ( 5e mol).

X = C3H6(OH)2 + 2HCOOH +?CH2 – 2H2O

Y = C3H5(OH)3 + 3HCOOH + ?CH2 – 3H2O -3H2

Quy đổi m gam E thành:

C3H6(OH)2: 3e

C3H5(OH)3: 5e

HCOOH: 21e

CH2: u

H2: -15e

H2O: -21e

Bảo toàn O2, CO2 => e, u = ? (mol)

n muối no = 6e = ? (mol)

n muối không no = 15e = ? (mol)

Muối no và muối không no có tương ứng k và g nhóm CH2.

Bảo toàn số mol CH2 => mối quan hệ k, g

Biện luận tìm k, g. Từ đó tìm được muối no.

Lời giải chi tiết :

Trong 0,16 mol E chứa x mol X và y mol Y

nE = x + y  = 0,16

nNaOH = 2x + 3y= 0,42

=> x = 0,06 và y = 0,1 (mol)

=> nX : nY = 3: 5

Trong m gam E chứa X ( 3e mol) và Y ( 5e mol).

X = C3H6(OH)2 + 2HCOOH +?CH2 – 2H2O

Y = C3H5(OH)3 + 3HCOOH + ?CH2 – 3H2O -3H2

Quy đổi m gam E thành:

C3H6(OH)2: 3e

C3H5(OH)3: 5e

HCOOH: 21e

CH2: u

H2: -15e

H2O: -21e

nO2 = 4.3e + 3,5.5e + 0,5.21e + 1,5u – 0,5.1,5e = 0,5

nCO2 = 3.3e + 3.5e + 21e + u = 0,45

=> e = 0,005 và u = 0,225

n muối no = 6e = 0,03 (mol)

n muối không no = 15e = 0,075 (mol)

Muối no và muối không no có tương ứng k và g nhóm CH2.

nCH2 = 0,03k + 0,075g = 0,225

=> 2k + 5g = 15

Do k > 1 và g ≥ 2 nên k = 2,5 và g = 2 là nghiệm duy nhất.

Vậy muối no gồm HCOONa: 0,03 (mol) ; CH2: 0,03k = 0,075 (mol)

=> m muối no  = 3,09

Tỉ lệ: 8e mol E → 3,09 gam muối no

=> 0,16 mol E → a gam muối no

=> a = 12,36 (g)

Câu 27 :

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết là 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m gần nhất với

  • A
    6,36.                                   
  • B
    6,42.                                  
  • C
    6,18.                            
  • D
    6,08.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng có mO2=> nO2

Bảo toàn O => nO(M) =?

Vì M là các este đơn chức nên nM = ½ nO(M) =?

Vì 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với 0,07 mol NaOH nên M có este của phenol => Z là este của phenol

Ta có nX + nY + nZ = nM  mol mà nNaOH = nX + nY + 2nZ = 0,07

=> nZ và nX + nY

Gọi số C trong CTPT của X và Z lần lượt là m và n thì số C trong CTPT của Y cũng là m

Bảo toàn C có nCO2 = (nX + nY) .m + n.nZ = 0,28  mol

→ tìm m và n ( vì Z là este của phenol nên n ≥ 7 và X,Y là este đồng phân của nhau nên m ≥ 3)

Số H của X và Z là p và q (p ≤8 và p > 5 và p, q chẵn) thì ta có bảo toàn H : 2nH2O = p.(nX + nY) + q.nZ

→ tìm p và q → X,Y,Z

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,28 mol và nH2O = 0,17 mol

Bảo toàn khối lượng có mM + mO2 = mCO2 + mH2O nên mO2 = 0,28.44 + 0,17.18 – 5,3 = 10,08 gam => nO2 = 0,315 mol

Bảo toàn O có nO(M) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO(M) = 2.0,28 + 0,17 – 2.0,315 = 0,1 mol

Vì M là các este đơn chức nên nM = ½ nO(M) = 0,05 mol

Vì 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với 0,07 mol NaOH nên M có este của phenol => Z là este của phenol

Ta có nX + nY + nZ = nM = 0,05 mol mà nNaOH = nX + nY + 2nZ = 0,07

ð  nZ = 0,02 mol và nX + nY =0,03 mol

Gọi số C trong CTPT của X và Z lần lượt là m và n thì số C trong CTPT của Y cũng là m

Bảo toàn C có nCO2 = (nX + nY) .m + n.nZ = 0,03m + 0,02n = 0,28  mol

Thỏa mãn m = 4 và n = 8 ( vì Z là este của phenol nên n ≥ 7 và X,Y là este đồng phân của nhau nên m ≥ 3)

Số H của X và Z là p và q (p ≤8 và p > 5 và p, q chẵn) thì ta có bảo toàn H : 2nH2O = p.(nX + nY) + q.nZ

=> 0,17.2 = 0,03p + 0,02q

=> Thỏa mãn (p,q) = (6;8 )

Nếu p = 6 và p = 8 thì CTPT của X và Y là C4H6O2; CTPT của Z là C8H8O2

M + NaOH  →  ancol T + Q cho phản ứng tráng gương + m gam hỗn hợp hai muối.

CTCT của X : HCOOCH=CH–CH3

                  Y : HCOOCH2 –CH=CH2

                  Z : HCOOC6H4CH3

=> Muối tạo ra là HCOONa : 0,05 mol và 0,02 mol C6H4(CH3)(ONa)

=> mmuối = 0,05.68 + 0,02.130 = 6 gam gần nhất với 6,08 gam

Câu 28 :

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

  • A
    53,65%.
  • B
    29,41%.           
  • C
    70,59%.
  • D
    46,35%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X: CnH2n-2O2: x (mol) (đk: n≥ 3)

Y: CmH2m-4O4: y (mol) (đk: m ≥ 4)

\({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}\) = x + 2y = 0,11 (1) (Vì X có độ bất bão hòa bằng 2 còn Y có độ bất bão hòa bằng 3)

Có: nO(E) = 2x + 4y = 0,22 (mol) → mE = mC + mH + mO  → mE = ? (g)

→ Trong 46,6 (9,32.5) gam E gọi số mol của X, Y lần lượt là 5x và 5y (mol)

Ta có: MT = 32 → T là CH3OH

200 g dd NaOH 12% có chứa nNaOH = 0,6 (mol) và H2O = \(\dfrac{{88}}{9}\) (mol)

Phần hơi Z chứa CH3OH: 5x (mol) và H2O: 10b + \(\dfrac{{88}}{9}\) (mol)

Xét Z phản ứng với Na → 0,275 mol H2

Có: \({n_{C{H_3}OH}} + {n_{{H_2}O}} = 2{n_{{H_2}}}\) → 5x + (10y + \(\dfrac{{88}}{9}\)) = 2.0,275          (1)

mbình tăng = \({m_{C{H_3}OH}} + {m_{{H_2}O}}\) → 5x.32 + (10y + \(\dfrac{{88}}{9}\)).18 = 188,85 (2)

giải hệ (1) và (2) → x = ? và y = ?

BTNT "C" => mối quan hệ n, m. Chạy giá trị sẽ tìm được nghiệm thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

X: CnH2n-2O2: x (mol) (đk: n≥ 3)

Y: CmH2m-4O4: y (mol) (đk: m ≥ 4)

áp dụng công thức khi đốt cháy chất hữu cơ có độ bất bão hòa  ta có:

\({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}\) = x + 2y = 0,11 (1) (Vì X có độ bất bão hòa bằng 2 còn Y có độ bất bão hòa bằng 3)

Có: nO(E) = 2x + 4y = 0,22 (mol)

→ mE = mC + mH + mO  → mE = 0,43.12 + 0,32.2 + 0,22.16 = 9,32 (g)

→ Trong 46,6 (9,32.5) gam E gọi số mol của X, Y lần lượt là 5x và 5y (mol)

→ 5x + 2.5y = 0,11.5 = 0,55 (mol)

Ta có: MT = 32 → T là CH3OH

200 g dd NaOH 12% có chứa nNaOH = 0,6 (mol) và \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{88}}{9}\,\,mol\)

Phần hơi Z chứa CH3OH: 5x (mol) và H2O: 10y + \(\dfrac{{88}}{9}\) (mol)

Xét Z phản ứng với Na → 0,275 mol H2

Có: \({n_{C{H_3}OH}} + {n_{{H_2}O}} = 2{n_{{H_2}}}\) → 5x + (10y + \(\dfrac{{88}}{9}\)) = 2.0,275          (1)

mbình tăng = \({m_{C{H_3}OH}} + {m_{{H_2}O}}\) → 5x.32 + (10y + \(\dfrac{{88}}{9}\)).18 = 188,85 (2)

giải hệ (1) và (2) → x = 0,05 và y = 0,03

BTNT "C": \({n_{C{O_2}}}\) = 0,05n + 0,03m = 0,43

→ 5n + 3m = 43

Do n ≥ 3 và m ≥ 4 và m, n nguyên nên n = 5 và m = 6 thỏa mãn

Vậy X: C5H8O2: 0,05 mol và Y: C6H8O4 : 0,03 (mol)

→ \(\% Y = \dfrac{{0,03.144}}{{9,32}}.100\% \) = 46,35%

Câu 29 :

Chất béo E được tạo bởi glixerol và hai axit béo X và Y (có cùng số nguyên tử C, trong phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết pi, MX < MY và nX < nY). Xà phòng hóa hoàn toàn 15,96 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 17,48 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 11,424 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với

  • A
    250
  • B
    253
  • C
    281
  • D
    282

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

=> mO2 = mCO2 + mH2O - mE = 0,51 * 44 + 8,1 - 7,98 = 22,56 (gam)

nO2 = 22,56 : 32 = 0,705 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tố O

=> nO trong E = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,06 (mol)

=> nE = 0,01 (mol)

Số C trong 1 phân tử E = nCO2/nE = 51 (nguyên tử)

Số H trong 1 phân tử E = 2 * nH2O/nE = 90 (nguyên tử)

=> CTPT của E là : C51H90O6

Số C của X = Số C của Y = (51 - 3)/3 = 16 (nguyên tử)

nY < nX nên E có 1 gốc Y và 2 gốc X: (C15HxCOO)2(C15HyCOO)C3H5
Mặt khác:

Xà phòng hóa hoàn toàn 15,96 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 17,48 gam hỗn hợp hai muối.

=> Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E sẽ thu được 8,74 gam hỗn hợp 2 muối.

2 muối trên gồm có: 0,02 mol C15HxCOOK và 0,01 mol C15HyCOOK 

=> 0,02 *(263 +x) + 0,01 *(263 + y) = 8,74

2x +y + 5 = 90 (1)

Trong phân tử X, Y không có quá 3 liên kết pi

=> 15 * 2 + 2 >x,y > 15 * 2 + 2 - 6 (2)

=> x = 27; y = 31 là thỏa mãn. 

CTPT của X là : C15H27COOH

MX = 252 (gần 253 nhất)

Câu 30 :

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY, đều có số C lớn hơn 1); T là este hai chức thuần tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 0,485 mol O2. Mặt khác, lượng E trên có thể tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 0,2M thu được 0,07 mol muối của X. Biết X là axit no, phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A
    42,2%.
  • B
    44,6%.
  • C
    43,6%.
  • D
    45,5%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp đồng đẳng hóa kết hợp ankan hóa.

Lời giải chi tiết :

nO(E) = 2nCOO = 2nNaOH = 0,32 mol

Đốt E thu được CO2 (x mol) và H2O (y mol)

BTKL → 11,7 + 0,485.32 = 44x + 18y

BTNT "O" → 0,32 + 0,485.2 = 2x + y

⟹ x = 0,5 và y = 0,29

*Quy đổi E thành \(11,7\left( g \right)E\left\{ \begin{array}{l}C{H_3}COOH & :0,16\\{C_2}{H_4}{\left( {OH} \right)_2} & :a\\C{H_2} & :b\\{H_2} & : - c\\{H_2}O & : - 2{\rm{a}}\end{array} \right.\) (vì axit có C > 1)

\(\left\{ \begin{array}{l}{m_{hh}} = 0,16.60 + 62{\rm{a}} + 14b + \left( { - 2c} \right) + \left( { - 2{\rm{a}}} \right).18 = 11,7 & \left( 1 \right)\\{n_{C{O_2}}} = 0,16.2 + 2{\rm{a}} + b = 0,5 & \left( 2 \right)\\{n_{{H_2}O}} = 0,16.2 + 3{\rm{a}} + b - c - 2{\rm{a}} = 0,29 & \left( 3 \right)\end{array} \right.\)

Lấy (2) - (3) ⟹ a + c = 0,21 do a > 0 ⟹ c < 0,21

Mặt khác: Số mol muối của Y là 0,16 - 0,07 = 0,09

⟹ số mol H2 phải là bội của 0,09

Trường hợp 1: c = 0,09

Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( 1 \right)\\\left( 2 \right)\\c = 0,09\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,12\\b =  - 0,06 < 0\left( {LOAI} \right)\\c = 0,09\end{array} \right.\)

Trường hợp 2: c = 0,18

Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( 1 \right)\\\left( 2 \right)\\c = 0,09\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,03\\b = 0,12 < 0\left( {TM} \right)\\c = 0,18\end{array} \right.\)

Muối Y có thể cộng 2H2

Ta thấy: 0,12 = 0,09 + 0,03

⟹ CH2 ghép vào gốc của Y  và ancol

⟹ \(11,7\left( g \right)E\left\{ \begin{array}{l}C{H_3}COOH &  & :0,04\\CH \equiv C - COOH & :0,06\\C{H_3}COO - {C_3}{H_6} - OOC - C \equiv CH & :0,03\end{array} \right.\)

⟹ %mT/E = \(\dfrac{{0,03.170}}{{11,7}}.100\% \) = 43,59%

Câu 31 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
     2,7.  
  • B
     1,1.   
  • C
     4,7.   
  • D
     2,9.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định tỷ lệ mol este đơn chức và este 2 chức

- Xét phản ứng thủy phân hỗn hợp E trong NaOH:

Đặt n este đơn chức = x và n este hai chức = y (mol)

- Lập hệ phương trình theo nE và nNaOH ⟹ x, y ⟹ x : y = 3 : 5

Bước 2: Tìm CTCT của este đơn chức và este 2 chức

- Do 3 este đều chứa 4 liên kết π nên ta giả sử E gồm: CnH2n-6O2 (3a mol) và CmH2m-6O4 (5a mol)

- nCO2 - nH2O = 3nE mà: mE = mC + mH + mO ⟹ Tính a

⟹ nCO2; n este đơn chức và n este hai chức 

- BTNT C: Xác định nghiệm n = 7 và m = 8 thỏa mãn (Do các axit đều 4C và ancol không no tối thiểu 3C nên n ≥ 7 và m ≥ 8)

Bước 3: Tính m1:m2

­- Xác định CTCT của ancol đơn chức và ancol đa chức:

Dựa vào phản ứng: thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức và một ancol no, đơn chức ⟹ cấu tạo của các chất trong E

- Tính m1 và m2 ⟹ m1:m2

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định tỷ lệ mol este đơn chức và este 2 chức

- nNaOH = 0,234.2,5 = 0,585 mol

- Xét phản ứng thủy phân hỗn hợp E trong NaOH:

Đặt n este đơn chức = x và n este hai chức = y (mol)

⟹ nE = x + y = 0,36 mol và nNaOH = x + 2y = 0,585

Giải hệ thu được x = 0,135 và y = 0,225

⟹ x : y = 3 : 5

Bước 2: Tìm CTCT của este đơn chức và este 2 chức

- Xét phản ứng đốt cháy E:

Do X, Y đều chứa 4 liên kết π nên ta giả sử E gồm:

CnH2n-6O2 (3a mol) và CmH2m-6O4 (5a mol)

nCO2 - nH2O = 3nE ⟹ nCO2  - 0,37 = 3.8a ⟹ nCO2 = 24a + 0,37 (mol)

- Mặt khác: mE = mC + mH + mO ⟹ 12(24a + 0,37) + 0,37.2 + 3a.32 + 5a.64 = 12,22 ⟹ a = 0,01 mol

⟹ nCO2 = 24.0,01 + 0,37 = 0,61 mol; n este đơn chức = 0,03 và n este hai chức = 0,05 (mol)

- BTNT "C": nCO2 = 0,03n + 0,05m = 0,61 chỉ có nghiệm n = 7 và m = 8 thỏa mãn (Do các axit đều 4C và ancol không no tối thiểu 3C nên n ≥ 7 và m ≥ 8)

- Do thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức và một ancol no, đơn chức nên ta suy ra cấu tạo của các chất trong E là:

Este đơn chức: CH2=C(CH3)-COOCH2\( \equiv \)CH (0,03 mol)

Este 2 chức số 1: CH3-OOC-CH=CH-COO-CH2-CH=CH2

Bước 3: Tính m1:m2

- Ancol đa chức gồm: CH≡C-CH2-OH (0,03 mol) và CH2=CH-CH2-OH (0,05 mol)

⟹ m1 = 0,03.56 + 0,05.58 = 4,58 gam

- Ancol đơn chức gồm: CH3OH (0,05 mol)

⟹ m2 = 0,05.32 = 1,6 gam

⟹ m1 : m2 = 4,58 : 1,6 = 2,8625 gần nhất với 2,9.

close