Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Etylamin phản ứng với dung dịch HCl thu được sản phẩm là  

  • A

    CH3NH3Cl.    

  • B

    CH3NH3HSO4.

  • C

    C2H5NH3Cl.

  • D

    (CH3)2NH2Cl.

Câu 2 :

Metylamin (CH3NH2) phản ứng được với dung dịch

  • A

    NaOH.

  • B

    HCl.

  • C

    Na2CO3.

  • D

    NaCl

Câu 3 :

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :

  • A

    CH3NH2.

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH3OH.

  • D

    CH3COOH.

Câu 4 :

Cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 5 :

Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ?

  • A

    Nhận biết bằng mùi.   

  • B

    Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.

  • C

    Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.     

  • D

    Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.

Câu 6 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?

  • A

    Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.

  • B

    Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.

  • C

    Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.

  • D

    Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2

Câu 7 :

Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH; (4) anilin + H2O. Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?

  • A

    (3), (4).

  • B

    (1), (2).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (1), (4).

Câu 8 :

Cho dung dịch metylamin cho đến dư lần lượt vào từng ống nghiệm đựng các dung dịch AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl. Số chất kết tủa còn lại là :

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 9 :

Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2 ?

  • A

    Dựa vào mùi của khí.

  • B

    Thử bằng quì tím ẩm.

  • C

    Thử bằng dung dịch HCl đặc.

  • D

    Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2.

Câu 10 :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?

  • A

    Etylamin.

  • B

    Metylamin.

  • C

    Trimetylamin.

  • D

    Đimetylamin

Câu 11 :

Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên

  • A

    rửa cá bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) để sát trùng.

  • B

    rửa cá bằng dung dịch xôđa, Na2CO3.

  • C

    ngâm cá thật lâu với nước để các amin tan đi.

  • D

    rửa cá bằng giấm ăn.

Câu 12 :

Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

  • A

    7,65 gam.

  • B

    8,15 gam.

  • C

    8,10 gam

  • D

    0,85 gam.

Câu 13 :

Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là

  • A

    18,6 gam.

  • B

    9,3 gam.

  • C

    37,2 gam.

  • D

    27,9 gam.

Câu 14 :

Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. X là

  • A

    metanamin.

  • B

    etanamin.

  • C

    propanamin.

  • D

    benzenamin.

Câu 15 :

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là

  • A

    16,825 gam.

  • B

    20,18 gam.

  • C

    21,123 gam.

  • D

    15,925 gam.

Câu 16 :

Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch C không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

  • A

     H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-NH2.

  • B

    CH3CH2CH2NH2.

  • C

    H2NCH2CH2NH2.

  • D

    H2NCH2CH2CH2NH2.

Câu 17 :

Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

  • A

    0,45 gam.

  • B

    0,38 gam.

  • C

    0,58 gam.

  • D

    0,31 gam.

Câu 18 :

Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vửa đủ thu được m + 7,3 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 23,52 lít khí O2 (đktc). X có thể là

  • A

    CH3NH2.

  • B

    C2H5NH2.

  • C

    C3H7NH2.

  • D

    C4H9NH2.

Câu 19 :

Sục V lít khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    6,72.   

  • B

    4,48.

  • C

    8,96.

  • D

    1,12.

Câu 20 :

 Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 200 ml dung dịch A. Sục khí metylamin tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là

  • A

    0,1M và 0,75M.         

  • B

    0,5M và 0,75M.

  • C

    0,75M và 0,1M.

  • D

    0,75M và 0,5M.

Câu 21 :

Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 ?

  • A

    41,4 gam.

  • B

    40,02 gam.

  • C

    51,57 gam.

  • D

    33,12 gam.

Câu 22 :

Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :

  • A

    4,24

  • B

    3,18

  • C

    5,36    

  • D

    8,04

Câu 23 :

Cho 10 gam amin đơn chức X  phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo amin bậc 1 của X là: 

  • A

    5

  • B

    8

  • C

    7

  • D

    4

Câu 24 :

Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là :

  • A

    CH5N và C2H7N.

  • B

    C2H7N và C3H9N.

  • C

    CH5N và C4H11N.             

  • D

    Cả B và C đều đúng

Câu 25 :

Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2M.

  • B

    Số mol của mỗi amin là 0,02 mol.

  • C

    Công thức thức của hai amin là CH5N và C2H7N.       

  • D

    Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin.

Câu 26 :

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì CTPT của 3 amin là ? 

  • A

    C2H7N ; C3H9N ; C4H11N.

  • B

    C3H9N ; C4H11N ; C5H13N.

  • C

    C3H7N ; C4H9N ; C5H11N.

  • D

    CH5N ; C2H7N ; C3H9N.

Câu 27 :

Chất X chứa (C,H,N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:

  

  • A
    C3H9N   
  • B
     C2H7N
  • C
    CH5N                      
  • D
     C3H7N
Câu 28 :

Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2 M. Công thức phân tử của X là

  • A
    C3H7N          
  • B
    C3H9N       
  • C
    C2H5N          
  • D
    CH5N
Câu 29 :

Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoni clorua thu được là

  • A
    25,9 gam. 
  • B
    20,25 gam. 
  • C
    19,425 gam. 
  • D

    27,15 gam.

Câu 30 :

Cho 1 dung dịch chứa 6,75 gam một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 3,9 gam kết tủa. Amin có công thức là

  • A
    C2H5NH2
  • B
    (CH3)2NH. 
  • C
    CH3NH2
  • D
    C2H7NH2
Câu 31 :

Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A
    160. 
  • B
    720
  • C
    329. 
  • D
    320
Câu 32 :

Cho 9,3 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là

  • A
    C3H7NH2
  • B
    C4H9NH2
  • C
    C2H5NH2
  • D
    CH3NH2
Câu 33 :

Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,336 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

  • A
    45.       
  • B
    60
  • C
    15
  • D
    30
Câu 34 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2 thu được CO2, H2O và N­2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là

  • A
    22,35 gam.
  • B
    31,56 gam. 
  • C
    23,08 gam. 
  • D
    30,30 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Etylamin phản ứng với dung dịch HCl thu được sản phẩm là  

  • A

    CH3NH3Cl.    

  • B

    CH3NH3HSO4.

  • C

    C2H5NH3Cl.

  • D

    (CH3)2NH2Cl.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CH5NH2  + HCl → C2H5NH3Cl

Câu 2 :

Metylamin (CH3NH2) phản ứng được với dung dịch

  • A

    NaOH.

  • B

    HCl.

  • C

    Na2CO3.

  • D

    NaCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Metylamin phản ứng được với dung dịch HCl

CH3NH2  + HCl → CH3NH3Cl

Câu 3 :

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :

  • A

    CH3NH2.

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH3OH.

  • D

    CH3COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CH3NH2 phản ứng với dung dịch FeCl3 thu được kết tủa hiđroxit

3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

Câu 4 :

Cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết các đồng phân amin bậc I, II, III

Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion H+ tạo ra muối amoni

$-N{{H}_{2}}~+{{H}^{+}}\to -N{{H}_{3}}^{+}$ (Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3).

Lời giải chi tiết :

C3H9N có các đồng phân là

CH3-CH2-CH2NH2

CH3-CH(NH2)-CH3

CH3-CH2-NH-CH3

(CH3)3N

Mỗi đồng phân tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1 muối → có thể tạo ra tối đa 4 muối

Câu 5 :

Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ?

  • A

    Nhận biết bằng mùi.   

  • B

    Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.

  • C

    Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.     

  • D

    Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai. Không nhận biết bằng mùi vì CH3NH2 độc

B sai. Dung dịch sau phản ứng không có hiện tượng gì

C sai vì  không phản ứng

D đúng vì hơi HCl gặp hơi CH3NH2 tạo thành khói trắng

Câu 6 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?

  • A

    Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.

  • B

    Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.

  • C

    Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.

  • D

    Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2

Phương trình phản ứng :

CH3NH2 + HBr → CH3NH3Br

2CH3NH2 + FeCl2 +2H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl

Anilin chỉ tác dụng với HBr, không tác dụng với FeCl2

CH5NH2  + HBr → C6H5NH3Br

Câu 7 :

Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH; (4) anilin + H2O. Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?

  • A

    (3), (4).

  • B

    (1), (2).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (1), (4).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ống (1): Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp

Ống (2): Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp

CH5NH2  + HCl → C6H5NH3Cl

Ống (3): anilin không phản ứng với dung dịch NaOH, không tan trong nước → có sự tách lớp

Ống (4): anilin không tan trong nước → có sự tách lớp

Câu 8 :

Cho dung dịch metylamin cho đến dư lần lượt vào từng ống nghiệm đựng các dung dịch AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl. Số chất kết tủa còn lại là :

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cho metylamin vào các dung dịch → ban đầu thu được các kết tủa : Al(OH)3, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2

Vì Zn(OH)2 và Cu(OH)2 tạo phức với amin => kết tủa còn lại thu được là Al(OH)3 và Fe(OH)3

Câu 9 :

Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2 ?

  • A

    Dựa vào mùi của khí.

  • B

    Thử bằng quì tím ẩm.

  • C

    Thử bằng dung dịch HCl đặc.

  • D

    Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì amin độc nên không nhận biết bằng mùi

B sai vì 2 khí đều làm quỳ ẩm chuyển xanh

C sai vì 2 khí đều tạo khói trắng khi tác dụng với HCl đặc

D đúng vì đốt NH3 không thu được CO2 còn đốt CH3NH2 thu được CO2 làm vẩn đục nước vôi trong

Câu 10 :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?

  • A

    Etylamin.

  • B

    Metylamin.

  • C

    Trimetylamin.

  • D

    Đimetylamin

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất cảu amin

Lời giải chi tiết :

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất trimetylamin   

Câu 11 :

Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên

  • A

    rửa cá bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) để sát trùng.

  • B

    rửa cá bằng dung dịch xôđa, Na2CO3.

  • C

    ngâm cá thật lâu với nước để các amin tan đi.

  • D

    rửa cá bằng giấm ăn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng phản ứng : RNH2 + H+ -> RNH3+ (muối, dễ rửa trôi)

Câu 12 :

Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

  • A

    7,65 gam.

  • B

    8,15 gam.

  • C

    8,10 gam

  • D

    0,85 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng: mmuối = mC2H5NH2 + mHCl

Lời giải chi tiết :

Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1 => nHCl  = nC2H5NH2 = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng: mmuối = mC2H5NH2 + mHCl = 4,5 + 0,1.36,5 = 8,15 gam

Câu 13 :

Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là

  • A

    18,6 gam.

  • B

    9,3 gam.

  • C

    37,2 gam.

  • D

    27,9 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nC6H5NH2  = nC6H5NH3Cl

Lời giải chi tiết :

nC6H5NH2  = nC6H5NH3Cl = 38,85 / 129,5 = 0,3 mol

→ mC6H5NH2 = 0,3.93 = 27,9 gam

Câu 14 :

Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. X là

  • A

    metanamin.

  • B

    etanamin.

  • C

    propanamin.

  • D

    benzenamin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) viết PTHH : RNH2 + HCl → RNH3Cl

+) Mmuối = 0,81 / 0,012 = 67,5 => Mamin = 67,5 – 36,5 = 31

Lời giải chi tiết :

RNH2 + HCl → RNH3Cl

             0,012      0,012

Mmuối = 0,81 / 0,012 = 67,5 => Mamin = 67,5 – 36,5 = 31

=> amin là CH3NH2

Câu 15 :

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là

  • A

    16,825 gam.

  • B

    20,18 gam.

  • C

    21,123 gam.

  • D

    15,925 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng bảo toàn khối lượng: mmuối = mamin + mHCl

Lời giải chi tiết :

Sử dụng bảo toàn khối lượng: mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam

Câu 16 :

Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch C không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

  • A

     H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-NH2.

  • B

    CH3CH2CH2NH2.

  • C

    H2NCH2CH2NH2.

  • D

    H2NCH2CH2CH2NH2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl =\(\dfrac{{17,64 - 8,88}}{{36,5}} = 0,24\,\,mol\)

TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl

TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2

Lời giải chi tiết :

Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{17,64 - 8,88}}{{36,5}} = 0,24\,\,mol\)

TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl = 0,24 mol

=> Mamin = 8,88 / 0,24 = 37 => loại

TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2 = 0,12 mol

=> Mamin = 8,88 / 0,12 = 74 => amin là H2NCH2CH2CH2NH2

Câu 17 :

Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

  • A

    0,45 gam.

  • B

    0,38 gam.

  • C

    0,58 gam.

  • D

    0,31 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là \(\bar RN{H_2}\)

+) Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối amin

+) Vì amin đơn chức nên namin = nHCl

\(\to {\bar M_{\bar RN{H_2}}} = \dfrac{{0,76}}{{0,02}} = 38\,\, \to \,\,\bar R = 22\) → có 1 amin là CH3NH2

+) Vì số mol 2 amin bằng nhau => nCH3NH2 = 0,01 mol

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là \(\bar RN{H_2}\)

Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối amin => mHCl = 1,49 – 0,76 = 0,73 gam

=> nHCl = 0,02 mol

Vì amin đơn chức nên namin = nHCl = 0,02 mol

\( \to {\bar M_{\bar RN{H_2}}} = \dfrac{{0,76}}{{0,02}} = 38\,\, \to \,\,\bar R = 22\)→ có 1 amin là CH3NH2

Vì số mol 2 amin bằng nhau => nCH3NH2 = 0,01 mol => m = 0,31 gam

Câu 18 :

Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vửa đủ thu được m + 7,3 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 23,52 lít khí O2 (đktc). X có thể là

  • A

    CH3NH2.

  • B

    C2H5NH2.

  • C

    C3H7NH2.

  • D

    C4H9NH2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{m + 7,3 - m}}{{36,5}} = 0,2\,\,mol\)

Vì amin đơn chức => namin = nHCl

Dựa vào 4 đáp án => amin no, mạch hở, đơn chức

Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức : nH2O - nCO2 = 1,5.namin

Bảo toàn nguyên tử O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ số C trong X = nCO2 / nX

Lời giải chi tiết :

Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{m + 7,3 - m}}{{36,5}} = 0,2\,\,mol\)

Vì amin đơn chức => namin = 0,2 mol

Dựa vào 4 đáp án => amin no, mạch hở, đơn chức

Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol

Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức : nH2O - nCO2 = 1,5.namin

=> y – x = 0,3   (1)

Bảo toàn nguyên tử O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 2,1   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,6;  y = 0,9

→ số C trong X = nCO2 / nX = 0,6 / 0,2 = 3

=> X là C3H9N

Câu 19 :

Sục V lít khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    6,72.   

  • B

    4,48.

  • C

    8,96.

  • D

    1,12.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

Lời giải chi tiết :

PTHH: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

               0,3                           ←                  0,1

=> nCH3NH2 = 0,3 mol => V = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 20 :

 Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 200 ml dung dịch A. Sục khí metylamin tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là

  • A

    0,1M và 0,75M.         

  • B

    0,5M và 0,75M.

  • C

    0,75M và 0,1M.

  • D

    0,75M và 0,5M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cho metylamin dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2)

Cho NaOH dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư)

Lời giải chi tiết :

Cho metylamin dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2)

→ nAl(OH)3 = 11,7 / 78 = 0,15 mol => nAlCl3 = 0,15 mol

Cho NaOH dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư)

→ nCu(OH)2 = 9,8 / 98 = 0,1 mol => nCuCl2 = 0,1 mol

Vậy \({C_{M\,\,AlC{l_3}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,2}} = 0,75M;\,\,{C_{M\,\,CuC{l_2}}} = \dfrac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\)

Câu 21 :

Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 ?

  • A

    41,4 gam.

  • B

    40,02 gam.

  • C

    51,57 gam.

  • D

    33,12 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi công thức chung của metylamin và etylamin là RNH2

RNH2 + HCl → RNH3Cl

3RNH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3RNH3Cl

=> nRNH2 cần dùng =  0,2 + 0,96 = 1,16 mol => m = 1,16.2.17,25 = 40,02 gam

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của metylamin và etylamin là RNH2

RNH2 + HCl → RNH3Cl

0,2   ←   0,2

3RNH2 + FeCl3 + 3H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)3 + 3RNH3Cl

0,96   ←   0,32

=> nRNH2 cần dùng =  0,2 + 0,96 = 1,16 mol => m = 1,16.2.17,25 = 40,02 gam

Câu 22 :

Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :

  • A

    4,24

  • B

    3,18

  • C

    5,36    

  • D

    8,04

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biện luận công thức cấu tạo của hợp chất có nguyên tố Nito

Dạng 1: Muối cacboxylat của amin :

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+3NO2 (n≥1) . Là muối của amino đơn chức mạch hở  hoặc amoniac và  axit cacboxylic no đơn chức mạch hở  nên muối có tính lưỡng tính

CnH2n+3NO2 + H+     → CxH2x+1COOH + CyH2y+3NH+                   (x+y+1=n)

CnH2n+3NO2 + OH-     →  CxH2x+1COO-   + CyH2y+3N  + H2O            (x+y+1=n)

Đặc điểm: khi phản ứng với NaOH thu được muối duy nhất và khí bay ra làm xanh quì tím ẩm

Dạng 2: Muối nitrat của amin

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4O3N2 (n≥1) . Là muối của bazơ yếu ( CnH2n + 3N)  và axit  mạnh (HNO3) nên muối  có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước

CnH2n+3NH+NO3-  +  NaOH    → CnH2n+3N  + H2O + NaNO3

Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quì tím ẩm

Dạng 3: Muối cacbonat của amin:

a- Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là:Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là: NaCl + khí cacbonic + nước.

Cũng cần lưu ý: Công thức phân tử chung của muối có dạng : CnH2n+6O3N2 (n≥2)  rất dễ nhầm lẫn với muối nitrat của amin có dạng CnH2n+4O3N2 .

b- Công thức phân tử chung của muỗi có dạng CnH2n+3 O3N (n≥2). Là  muối của

amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic( muối hiđrocacbonat)  nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là :Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm  là :  NaCl + khí cacbonic + nước

Lời giải chi tiết :

- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g

=> 2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y

=> x + y = 0,2 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2

=> x = 0,12 ; y = 0,08 mol

- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :

+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 => A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3

(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)

+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2

- Các phương trình phản ứng :

(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O

                                                                        (M = 106)

(COONH3CH3)2  + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O

                                                 (M = 134) => E

=> mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04g

Câu 23 :

Cho 10 gam amin đơn chức X  phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo amin bậc 1 của X là: 

  • A

    5

  • B

    8

  • C

    7

  • D

    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

maxit = mmuối - maxit = 15 - 10 = 5 (gam)

namin = naxit = 5/36,5 = 0,136 (mol)

Mamin = 10 : 0,136 = 73 (gam/mol)

=> amin là C4H11N

CTCT các amin bậc 1 là:

CH3-CH2-CH2-CH2-NH2

CH3-CH2-CH(NH2)-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-NH2

(CH3)3-C-NH2

Câu 24 :

Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là :

  • A

    CH5N và C2H7N.

  • B

    C2H7N và C3H9N.

  • C

    CH5N và C4H11N.             

  • D

    Cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

mHCl = 8,85 - 5,2 = 3,65 (gam)

nHCl = 0,1 (mol)

namin = aaxit = 0,1 mol

=> Khối lượng mol trung bình 2 amin là : 52 : 0,1 = 52

Vậy 2 amin là C3H9N và C2H7N hoặc CH5N và C4H11N

 

Câu 25 :

Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2M.

  • B

    Số mol của mỗi amin là 0,02 mol.

  • C

    Công thức thức của hai amin là CH5N và C2H7N.       

  • D

    Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

mamin +maxit = mmuối

=> maxit = mmuối - mamin = 2,98 - 1,52 = 1,46 (g)

=> naxit = 0,04 mol 

namin = naxit = 0,04 mol => số mol mỗi amin = 0,02 (mol)  => B đúng

CM(HCl) = 0,04 : 0,2 = 0,2 (mol/l) => A đúng

Khối lượng mol trung bình 2 amin là: 1,52 : 0,04 = 38

Tổng khối lượng mol 2 amin là: 38 * 2 = 76 

Vậy 2 amin có CTPT thỏa mãn là CH5N và C2H7N => C đúng

Đối với amin có CTPT C2H7N, thì amin này có thể là dimetyl amin hoặc etyl amin => D sai

 

Câu 26 :

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì CTPT của 3 amin là ? 

  • A

    C2H7N ; C3H9N ; C4H11N.

  • B

    C3H9N ; C4H11N ; C5H13N.

  • C

    C3H7N ; C4H9N ; C5H11N.

  • D

    CH5N ; C2H7N ; C3H9N.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

maxit = mmuối - mamin = 31,68 - 20 = 11,68 (gam)

nHCl = 11,68/36,5 = 0,32 (mol)

Vì đây là amin đơn chức => namin = nHCl = 0,32 mol

Số mol mỗi amin (theo thứ tự M tăng dần) lần lượt là: 0,02 ; 0,2 và 0,1

Gọi khối lượng mol của amin có M bé nhất là X (gam/mol)

Vậy M của 2 amin còn lại là: X+ 14; X+ 28

Ta có phương trình:

0,02 *X + 0,2 * (X + 14) + 0,1 (X + 28) = 20

=> X = 45 =>  là C2H7N

Vậy 2 amin còn lại sẽ là : C3H9N và C4H11N

 

 

Câu 27 :

Chất X chứa (C,H,N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:

  

  • A
    C3H9N   
  • B
     C2H7N
  • C
    CH5N                      
  • D
     C3H7N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Công thức tính phần trăm: %N = (14/MX). 100%

Lời giải chi tiết :

X + HCl → RNH3Cl → X là amin đơn chức bậc 1

%mN(X) = 45,16% → MX = 31g → CH3NH2   (CH5N)

Câu 28 :

Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2 M. Công thức phân tử của X là

  • A
    C3H7N          
  • B
    C3H9N       
  • C
    C2H5N          
  • D
    CH5N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình để tìm lời giải cho bài toán

Lời giải chi tiết :

RN + HCl -> RNHCl

0,7 <- 0,7 mol

=> Mamin = 31g => CH5N

Câu 29 :

Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoni clorua thu được là

  • A
    25,9 gam. 
  • B
    20,25 gam. 
  • C
    19,425 gam. 
  • D

    27,15 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đổi số mol anilin, số mol HCl. Nhận thấy anilin pư hết, HCl dư nên mọi tính toán theo số mol của anilin.

Lời giải chi tiết :

nC6H5NH2 = 13,95/93 = 0,15 (mol);

nHCl  = VHCl×CM = 0,2×1 = 0,2 (mol)

PTHH: C6H5NH2 +   HCl    →   C6H5NH3Cl

(mol)       0,15   →0,15 dư 0,05­  → 0,15

Muối thu được là: C6H5NH3Cl: 0,15 (mol) →

mC6H5NH3Cl = 0,15×129,5 = 19,425 (g)

Câu 30 :

Cho 1 dung dịch chứa 6,75 gam một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 3,9 gam kết tủa. Amin có công thức là

  • A
    C2H5NH2
  • B
    (CH3)2NH. 
  • C
    CH3NH2
  • D
    C2H7NH2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: 3CnH2n+1NH2 + 3H2O + AlCl3 → 3CnH2n+1NH3Cl + Al(OH)3

Lời giải chi tiết :

nAl(OH)3 = 3,9 : 78 = 0,05 mol

Đặt công thức của amin là CnH2n+1NH2

PTHH: 3CnH2n+1NH2 + 3H2O + AlCl3 → 3CnH2n+1NH3Cl + Al(OH)3

Theo PTHH: n amin = 3nAl(OH)3 = 0,15 mol

=> M amin = 6,75 : 0,15 = 45 => 14n + 17 = 45 => n = 2

Vậy amin là C2H5NH2

Câu 31 :

Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A
    160. 
  • B
    720
  • C
    329. 
  • D
    320

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng ta có: mHCl = m­muối - mamin = ? => nHCl = ? => V = ?

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 amin đơn chức là RNH2

PTHH: RNH2 + HCl → RNH3

Bảo toàn khối lượng ta có: mHCl = mRNH3 – mRNH2 = 47,52 – 30 = 17,52 (g)

=> nHCl = 17,52 : 36,5 = 0,48 (mol)

=> VHCl = n : CM = 0,48 : 1,5 = 0,32 (l) = 320 (ml)

Câu 32 :

Cho 9,3 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là

  • A
    C3H7NH2
  • B
    C4H9NH2
  • C
    C2H5NH2
  • D
    CH3NH2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi công thức của ankyl amin là: CnH2n+1NH2

=> MCnH2n+1NH2   => n

Lời giải chi tiết :

nFe(OH)3 = 10,7 : 107 = 0,1(mol)

Gọi công thức của ankyl amin là: CnH2n+1NH2

3CnH2n+1NH2 + FeCl3 + 3H2O → 3CnH2n+1NH3Cl + Fe(OH)3

0,3                                        ←                                 0,1         (mol)

=> MCnH2n+1NH2 = 9,3 : 0,3 = 31 (g/mol)               

=> 14n + 17 = 31

=> n = 1

=> công thức là CH3NH2

Câu 33 :

Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,336 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

  • A
    45.       
  • B
    60
  • C
    15
  • D
    30

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bảo toàn nguyên tố N: nN = 2nN2 = ?

- Amin đơn chức phản ứng với HCl: nHCl = nN = ?

Lời giải chi tiết :

- Bảo toàn nguyên tố N: nN = 2nN2 = 2.(0,336:22,4) = 0,03 mol

- Amin đơn chức phản ứng với HCl: nHCl = nN = 0,03 mol

=> V dd HCl = n/CM = 0,03/1 = 0,03 lít = 30 ml

Câu 34 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2 thu được CO2, H2O và N­2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là

  • A
    22,35 gam.
  • B
    31,56 gam. 
  • C
    23,08 gam. 
  • D
    30,30 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét quá trình đốt cháy: Đặt số mol CO2 = a(mol) và H2O = b (mol)

Lập hệ với namin = (nH2O – nCO2)/2 và bảo toàn nguyên tố O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ta tìm được a, b = ?

BTKL tìm được mX = mC + mH + mN . Từ đó tìm được: MX = mX : nX = ?

Xét quá trình pư với HNO3.

Tìm được nHNO3 = nX . Sau đó bảo toàn khối lượng: mmuối = mX + mHNO3

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 amin có dạng: CnH2n+3N: 0,1 (mol)

Xét quá trình cháy

PT cháy: CnH2n+3N + (3n+ 1,5)/2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5nN2 (1)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}C{O_2}:a\,(mol)\\{H_2}O:\,b\,(mol)\end{array} \right.\)

Đốt cháy amin trên có: namin = (nH2O – nCO2)/1,5 → 0,1 = (b – a)/1,5 hay b – a = 0,15 (I)

BTNT “O”: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 → 2a + b = 2.0,3 (II)

giải hệ (I) và (II) ta được: a = 0,15 và b = 0,3 → \(\left\{ \begin{array}{l}C{O_2}:0,15\,(mol)\\{H_2}O:\,0,3\,(mol)\end{array} \right.\)

BTKL ta có: mamin = mC + mH + mN = 0,15.12 + 0,3.2 + 0,1.14 = 3,8 (g)

→ Phân tử khối trung bình của amin là: Mamin = mamin : namin = 3,8 : 0,1 = 38 (g/mol)

Xét quá trình phản ứng với HNO3

namin = mamin : Mamin = 11,4 : 38 = 0,3 (mol)

PTHH: CnH2n+1NH2 + HNO3 → CnH2n+1NH3NO3 (2)

(mol)    0,3              → 0,3

Theo PTHH (2): nHNO3 = nCnH2n+1NH2 = 0,3 (mol)

BTKL ta có: mmuối = mCnH2n+1NH3NO3 = mCnH2n+1NH2+mHNO3 = 11,4 + 0,3.63 = 30,3 (g)

close