Trắc nghiệm Bài 32. Hợp chất của sắt - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 2 :

Nung nóng hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa

  • A

    MgO, FeO.

  • B

    Mg(OH)2, Fe(OH)2.

  • C

    Fe, MgO.

  • D

    MgO, Fe2O3.

Câu 3 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

  • A

    FeO + Cl2.

  • B

    FeCl3 + Fe.

  • C

    Fe + NaCl.

  • D

    Fe + Cl2.

Câu 4 :

Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

  • A

    một cái đinh sắt.         

  • B

    một miếng Cu.

  • C

    Một ít dung dịch sắt Fe3+.

  • D

    một thanh Mg.

Câu 5 :

Phản ứng nào dưới đây không thu được FeO ?

  • A

    Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • B

    FeCO3$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • C

    Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • D

    Fe2O3 + CO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

Câu 6 :

Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau ?

  • A

    Ba(NO3)2 + FeSO4

  • B

    Fe(OH)2 + HNO3

  • C

    Fe + HNO3

  • D

    FeO + NO2

Câu 7 :

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

  • A

    Zn, Ag+.

  • B

    Ag, Cu2+

  • C

    Ag, Fe3+.

  • D

    Zn, Cu2+.

Câu 8 :

Cho các phản ứng chuyển hóa sau: NaOH + dung dịch X → Fe(OH)2;  Fe(OH)2 + dung dịch Y → Fe2(SO4)3;  Fe2(SO4)3 + dung dịch Z → BaSO4. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

  • A

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2.

  • B

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • C

    FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • D

    FeCl2, H2SO4 loãng, Ba(NO3)2.

Câu 9 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

  • A

    Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

  • B

    Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

  • C

    Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

  • D

    Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Câu 10 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    Tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 11 :

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?

  • A

    NaOH.

  • B

    Ag.

  • C

    BaCl2.

  • D

    Fe.

Câu 12 :

Khi nhỏ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3, hiện tượng xảy ra là

  • A

    có kết tủa trắng tạo ra.

  • B

    có kết tủa nâu đỏ tạo ra.

  • C

    có khí thoát ra.           

  • D

    cả B và C

Câu 13 :

Dung dịch X có chứa FeSO4, dung dịch Y có chứa Fe2(SO4)3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt X và Y là

  • A

    dung dịch NH3.

  • B

    dung dịch KMnO4 trong H2SO4.

  • C

    kim loại Cu

  • D

    tất cả các đáp án trên.

Câu 14 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn 1 phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

  • A

    FeCl2, FeCl3, HCl.

  • B

    FeCl2, CuCl2, HCl.

  • C

    FeCl2, CuCl2, FeCl3.

  • D

    CuCl2, FeCl3, HCl.

Câu 15 :

Hòa tan chất rắn X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

  • A

    Fe3O4.

  • B

    FeO.

  • C

    Fe.

  • D

    Fe2O3.

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

  • B

    Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

  • C

    Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

  • D

    Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây sai :

  • A

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.     

  • B

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

  • C

    FeO + CO → Fe + CO2.

  • D

    Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

Câu 18 :

Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A

    Fe(OH)3.

  • B

    Fe2O3.

  • C

    FeCl2.

  • D

    FeCl3.

Câu 19 :

Cho dãy chuyển hoá sau: $F\text{e}\xrightarrow{+X}F\text{e}C{{l}_{3}}\xrightarrow{+Y}F\text{e}C{{l}_{2}}\xrightarrow{+Z}F\text{e}{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}$. X, Y, Z không thể là:

  • A

    Cl2, Fe, HNO3.

  • B

    Cl2, Cu, HNO3.

  • C

    Cl2, Fe, AgNO3.

  • D

    HCl, Cl2, AgNO3.

Câu 20 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 21 :

Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    6

  • D

    5

Câu 22 :

Có bao nhiêu chất thỏa mãn sơ đồ: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 23 :

Bằng phương pháp hóa học. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các chất rắn (dạng bột) sau: Fe, FeO, Fe3O4, CuO.

  • A

    dung dịch HCl

  • B

    dung dịch HNO3 đặc, nóng

  • C

    dung dịch AgNO3

  • D

    dung dịch NaOH

Câu 24 :

Cho các phản ứng sau:

1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3

2) dung dịch FeSO4 dư + Zn

3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4

4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Câu 25 :

Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây, có bao nhiêu sơ đồ sai ?

(1) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

(2) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

(3) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

(4)  FeCl2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + HCl + NO + H2O

(5) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2

(6) FeO + H2SO4 đặc nguội → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 26 :

Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào dưới đây

  • A

    dd HCl

  • B

    dd H2SO4 loãng

  • C

    dd HNO3 đặc nguội

  • D

    Tất cả các phương án đều đúng

Câu 27 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Câu 28 :

Công thức hóa học của sắt (III) oxit là:

  • A
    Fe2O3   
  • B
     Fe3O4  
  • C
    Fe(OH)3           
  • D
    Fe2(SO4)3
Câu 29 :

Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    38,7                         
  • B
    40,8                       
  • C
    43,05                 
  • D
    47,9
Câu 30 :

Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

  • A
    8
  • B
    12
  • C
    14
  • D
    16
Câu 31 :

Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư chỉ thu được muối Fe3+?

  • A
    FeCO3.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe(OH)2.
Câu 32 :

Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

  • A
    Fe(OH)3.
  • B
    Fe(NO3)2.
  • C
    Fe2(SO4)3.
  • D
    Fe2O3.
Câu 33 :

Nhiệt phân sắt(II) hiđroxit trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 34 :

Màu của Fe2O3

  • A
    đỏ nâu.
  • B
    nâu.
  • C
    đỏ gạch.
  • D
    đen.
Câu 35 :

Khi kết tinh dung dịch FeSO4, người ta sẽ thu được một tinh thể ở dạng ngậm nước. Công thức của tinh thể đó là

  • A
    FeSO4.6H2O.
  • B
    FeSO4.4H2O.
  • C
    FeSO4.7H2O.
  • D
    FeSO4.5H2O.
Câu 36 :

Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là

  • A
    4
  • B
    1
  • C
    2
  • D
    3
Câu 37 :

Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt nguyên chất đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Hỗn hợp X không bị hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

  • A
    AgNO3.
  • B
    HCl.
  • C
    HNO3 đặc, nóng.
  • D
    H2SO4 đặc, nóng.
Câu 38 :

Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch X thu được dung chỉ chứa một muối. Công thức hóa học của X là

  • A
    HCl.
  • B
    HNO3 loãng.
  • C
    H2SO4 loãng.
  • D
    AgNO3.
Câu 39 :

Hòa tan sắt(II) oxit bằng dung dịch axit sufuric đặc, nóng thu được dung dịch chứa chất tan là

  • A
    sắt(II) sunfat.
  • B
    sắt(III) sunfat.
  • C
    sắt(II) sunfit.
  • D
    sắt(III) sunfit.
Câu 40 :

Biết A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Cho các phản ứng sau:

a) A + HCl → 2 muối + H2O

b) B + NaOH → 2 muối + H2O

c) C + muối → 1 muối

d) D + muối → 2 muối

Các chất A, B, C, D có thể là

  • A
    Fe3O4, CaCO3, Fe, Cu.
  • B
    Fe3O4, CaCO3, Cu, Fe.
  • C
    Fe2O3, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
  • D
    Fe3O4, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
Câu 41 :

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

  • A
    Fe3O4.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe.
  • D
    Fe2O3.
Câu 42 :

Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl, H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ?

  • A
    FeO + HNO3
  • B
    FeO + HCl
  • C
    FeO + H2SO4 đặc
  • D
    FeO + H2
Câu 43 :

Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?

  • A
    FeO.
  • B
    FeS.
  • C
    FeCO3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 44 :

Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố sắt?

  • A
    Quặng boxit.
  • B
    Quặng dolomit.
  • C
    Quặng cromit.
  • D
    Quặng apatit.
Câu 45 :

Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là:

  • A
    y = 2x.
  • B
    2x = y + z.
  • C
    2x = y + 2z.
  • D
    x = y – 2z.
Câu 46 :

Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (với tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với NH3 dư, thu được kết tủa là

  • A
    Fe(OH)3.                                                         
  • B
    Cu(OH)2 và Fe(OH)3
  • C
    Fe(OH)2.                                                         
  • D
    Cu(OH)2.
Câu 47 :

Cho các chất: Fe, Fe3O4, FeSO3, FeCO3, FeCl2, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư là:

  • A
    6
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    4
Câu 48 :

Ở một số địa phương sử dụng nước giếng khoan, khi mới bơm lên nước trong nhưng để lâu thì có mùi tanh và bị ngả màu vàng. Ion làm cho nước có màu vàng là

  • A
    Na+
  • B
    K+.   
  • C
     Cu2+.  
  • D
     Fe3+.
Câu 49 :

Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:

  • A
    dd HNO3.  
  • B
    bột sắt dư.      
  • C
    bột nhôm dư.   
  • D
    NaOH vừa đủ.
Câu 50 :

Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    5
Câu 51 :

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    3
Câu 52 :

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

  • A
    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
  • B
    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
  • C
    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
  • D
    FeO + CO → Fe + CO2
Câu 53 :

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

  • A
    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
  • B
    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
  • C
    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
  • D
    FeO + CO → Fe + CO2
Câu 54 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.

(b) Đốt Fe trong khí Cl2 dư.

(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là:

  • A
    5
  • B
    2
  • C
    4
  • D
    3
Câu 55 :

Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2 lần lượt là

  • A
    Pirit, hematit, manhetit, xiđêrit                                     
  • B
    Xiđêrit, hematit, manhetit, pirit
  • C
    Xiđêrit, hematit, pirit, manhetit                                    
  • D
     Hematit, pirit, manhetit, xiđêrit
Câu 56 :

Cho các phản ứng sau:

1) Dung dịch FeCl2  +  dung dịch AgNO3        →    

2) Dung dịch FeSO4 (dư)  + Zn →

3) Dung dịch FeSO4  + dung dịch KMnO4  +  H2SO4    → 

4) Dung dịch FeSO4  +  khí Cl2  →

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 57 :

Trong các loại vật liệu xây dựng thì sắt, thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng làm vật liệu cho công trình xây dựng, đồ dùng hay trong ngành công nghiệp, cơ khí, ...

Các loại sắt, thép xây dựng được chế tạo thành các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố để tạo ra vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Vật liệu sắt thép nhìn chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn những vật liệu truyền thống, tự nhiên như: gỗ, đất, đá,... nhờ chất lượng về độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và độ bền cao. Sắt thép xây dựng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đời sống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 57.1

Luyện gang từ 10 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3 thu được m tấn gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. (Biết C = 12; O = 16; Fe = 56). Giá trị của m là

  • A.
    3,91.
  • B.
    4,59.
  • C.
    5,40.
  • D.
    4,48.
Câu 57.2

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn

  • A.
    sắt đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • B.
    kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
  • C.
    kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • D.
    sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
Câu 57.3

Cho các nhận định sau:

(1) Thép và gang đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó thép có hàm lượng cacbon thấp hơn nhiều so với gang.

(2) Thép thường được luyện từ quặng oxit sắt.

(3) Nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách khử các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

(4) Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(5) Gang giòn và cứng hơn thép.

Số nhận định đúng

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa và tính khử.

Câu 2 :

Nung nóng hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa

  • A

    MgO, FeO.

  • B

    Mg(OH)2, Fe(OH)2.

  • C

    Fe, MgO.

  • D

    MgO, Fe2O3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng:

Mg(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ MgO + H2O

4Fe(OH)2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3 + 4H2O

Câu 3 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

  • A

    FeO + Cl2.

  • B

    FeCl3 + Fe.

  • C

    Fe + NaCl.

  • D

    Fe + Cl2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

Câu 4 :

Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

  • A

    một cái đinh sắt.         

  • B

    một miếng Cu.

  • C

    Một ít dung dịch sắt Fe3+.

  • D

    một thanh Mg.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muối Fe2+ để trong không khí thường bị oxi hóa thành muối Fe3+ => để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào một cái đinh sắt để khử các ion Fe3+

Câu 5 :

Phản ứng nào dưới đây không thu được FeO ?

  • A

    Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • B

    FeCO3$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • C

    Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • D

    Fe2O3 + CO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng không thu được FeO là : 4Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 6 :

Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau ?

  • A

    Ba(NO3)2 + FeSO4

  • B

    Fe(OH)2 + HNO3

  • C

    Fe + HNO3

  • D

    FeO + NO2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để điều chế Fe(NO3)2, có thể cho Ba(NO3)2 tác dụng với FeSO4

Ba(NO3)2 + FeSO4 → Fe(NO3)2 + BaSO4

Câu 7 :

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

  • A

    Zn, Ag+.

  • B

    Ag, Cu2+

  • C

    Ag, Fe3+.

  • D

    Zn, Cu2+.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là Zn, Ag+

PTHH: Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe

             Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Câu 8 :

Cho các phản ứng chuyển hóa sau: NaOH + dung dịch X → Fe(OH)2;  Fe(OH)2 + dung dịch Y → Fe2(SO4)3;  Fe2(SO4)3 + dung dịch Z → BaSO4. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

  • A

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2.

  • B

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • C

    FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • D

    FeCl2, H2SO4 loãng, Ba(NO3)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl

                 dd X

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

                     dd Y

Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2FeCl3

                     dd Z

Câu 9 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

  • A

    Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

  • B

    Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

  • C

    Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

  • D

    Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

Câu 10 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    Tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa

Câu 11 :

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?

  • A

    NaOH.

  • B

    Ag.

  • C

    BaCl2.

  • D

    Fe.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với Ag

Câu 12 :

Khi nhỏ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3, hiện tượng xảy ra là

  • A

    có kết tủa trắng tạo ra.

  • B

    có kết tủa nâu đỏ tạo ra.

  • C

    có khí thoát ra.           

  • D

    cả B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2Fe(NO3)3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 ↓ + 6NaNO3 + 3CO2

Câu 13 :

Dung dịch X có chứa FeSO4, dung dịch Y có chứa Fe2(SO4)3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt X và Y là

  • A

    dung dịch NH3.

  • B

    dung dịch KMnO4 trong H2SO4.

  • C

    kim loại Cu

  • D

    tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

 

FeSO4

Fe2(SO4)3

Dung dịch NH3

Kết tủa trắng xanh

Kết tủa nâu đỏ

Dung dịch KMnO4 trong H2SO4

Mất màu dung dịch

Không hiện tượng

Kim loại Cu

Không hiện tượng

Cu tan, tạo dung dịch màu xanh lam

Câu 14 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn 1 phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

  • A

    FeCl2, FeCl3, HCl.

  • B

    FeCl2, CuCl2, HCl.

  • C

    FeCl2, CuCl2, FeCl3.

  • D

    CuCl2, FeCl3, HCl.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không tan là Cu => dung dịch thu được gồm FeCl2, CuCl2 và HCl dư

Câu 15 :

Hòa tan chất rắn X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

  • A

    Fe3O4.

  • B

    FeO.

  • C

    Fe.

  • D

    Fe2O3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Y hòa tan được Cu => Y chứa muối Fe3+

Y làm mất màu dung dịch KMnO4 => Y chứa muối Fe2+

=> X là Fe3O4

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

  • B

    Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

  • C

    Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

  • D

    Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là : trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử

Vì Fe2+  thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại Mg

Mg + Fe2+ → Mg2+  + Fe

Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây sai :

  • A

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.     

  • B

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

  • C

    FeO + CO → Fe + CO2.

  • D

    Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng sai là : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2O

Vì Fe3O4 tác dụng với HNO3 tạo thành muối Fe3+

Câu 18 :

Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A

    Fe(OH)3.

  • B

    Fe2O3.

  • C

    FeCl2.

  • D

    FeCl3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Fe có 4 số oxi hóa là 0, +2, +8/3 và +3. ở số oxi hóa trung gian +2, Fe vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

(lưu ý Fe(OH)2 cũng chứa Fe+2 nhưng nó chỉ có tính khử)

Câu 19 :

Cho dãy chuyển hoá sau: $F\text{e}\xrightarrow{+X}F\text{e}C{{l}_{3}}\xrightarrow{+Y}F\text{e}C{{l}_{2}}\xrightarrow{+Z}F\text{e}{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}$. X, Y, Z không thể là:

  • A

    Cl2, Fe, HNO3.

  • B

    Cl2, Cu, HNO3.

  • C

    Cl2, Fe, AgNO3.

  • D

    HCl, Cl2, AgNO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng

$Fe + 3/2C{l_2} \to FeC{l_3}$

$2FeC{l_3} + Fe \to 3FeC{l_2}$

$2FeC{l_3} + Cu \to 2FeC{l_2} + CuC{l_2}$

$FeC{{l}_{2}}+4HN{{O}_{3}}\to Fe{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+2HCl+N{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O$

$FeC{l_2} + 3AgN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + 2AgCl + Ag$

Câu 20 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

X: Fe2O3
Y: FeCl3

NaCl, Cu(OH)2 không tác dụng FeCl3 → Loại.

KOH, AgNO3 thỏa mãn

Câu 21 :

Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    6

  • D

    5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

 (1) $3F{{e}^{2+}}+4{{H}^{+}}+N{{O}_{3}}^{-}\xrightarrow{{}}3F{{e}^{3+}}+NO+2{{H}_{2}}O$        

(2) $Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}FeC{{O}_{3}}_{\downarrow }+2NaN{{O}_{3}}$         

(3) $Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}+AgN{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}Fe{{(N{{O}_{3}})}_{3}}+A{{g}_{\downarrow }}$                                           

(4) $Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}+2NaOH\xrightarrow{{}}Fe{{(OH)}_{2}}_{\downarrow }+2NaN{{O}_{3}}$

(5) $3F{{e}^{2+}}+4{{H}^{+}}+N{{O}_{3}}^{-}\xrightarrow{{}}3F{{e}^{3+}}+NO+{{2H}_{2}}O$

Vậy có 5 dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 là HCl, Na2CO3, AgNO3, NaOH và KHSO4.

Câu 22 :

Có bao nhiêu chất thỏa mãn sơ đồ: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

X là Fe hoặc các hợp chất của Fe chưa đạt số oxi hóa tối đa và có thể chứa O, N

Các chất thỏa mãn Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(NO3)2

Câu 23 :

Bằng phương pháp hóa học. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các chất rắn (dạng bột) sau: Fe, FeO, Fe3O4, CuO.

  • A

    dung dịch HCl

  • B

    dung dịch HNO3 đặc, nóng

  • C

    dung dịch AgNO3

  • D

    dung dịch NaOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

 

Fe

FeO

Fe3O4

CuO

HCl

Khí H2 thoát ra, tạo dd có màu xanh rất nhạt

Tan không tạo khí, tạo dd có màu xanh rất nhạt

Tan, tạo dung dịch màu vàng nâu

Tan, tạo dd màu xanh lam

Câu 24 :

Cho các phản ứng sau:

1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3

2) dung dịch FeSO4 dư + Zn

3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4

4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Ion Fe2+ bị oxi hóa tạo thành Fe3+ => có các phản ứng (1), (3), (4)

Câu 25 :

Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây, có bao nhiêu sơ đồ sai ?

(1) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

(2) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

(3) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

(4)  FeCl2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + HCl + NO + H2O

(5) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2

(6) FeO + H2SO4 đặc nguội → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Những phản ứng hóa học sai là

(2) vì không tạo khí SO2

(5) vì không tạo khí H2

Câu 26 :

Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào dưới đây

  • A

    dd HCl

  • B

    dd H2SO4 loãng

  • C

    dd HNO3 đặc nguội

  • D

    Tất cả các phương án đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí

Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4 loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.

Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên. 

Câu 27 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi Fe trong hợp chất chưa đạt số oxi hóa tối đa

=> các chất thỏa mãn là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3

Câu 28 :

Công thức hóa học của sắt (III) oxit là:

  • A
    Fe2O3   
  • B
     Fe3O4  
  • C
    Fe(OH)3           
  • D
    Fe2(SO4)3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của sắt (III) oxit là Fe2O3

Câu 29 :

Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A
    38,7                         
  • B
    40,8                       
  • C
    43,05                 
  • D
    47,9

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: FeCl3  + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

Lời giải chi tiết :

FeCl3  + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

0,1                                            → 0,3 mol

→ m ↓ = mAgCl = 0,3 . 143,5 = 43,05  

Câu 30 :

Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

  • A
    8
  • B
    12
  • C
    14
  • D
    16

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nung Fe(OH)3 thu được chất rắn là Fe2O3, bảo toàn nguyên tố Fe: nFe2O3 = 1/2 nFe(OH)3 = ? → m = ?

Lời giải chi tiết :

nFe(OH)3 = 21,4: 107 = 0,2 (mol)

PTHH: 2Fe(OH)3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)Fe2O3 + 3H2O

                   0,2            → 0,1                   (mol)

=> Khối lượng Fe2O3 thu được là: 0,1.160 = 16 (g)

Câu 31 :

Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư chỉ thu được muối Fe3+?

  • A
    FeCO3.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất của Fe

Lời giải chi tiết :

- Xét A: FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O ⟹ thu được Fe2+

- Xét B: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O ⟹ thu được Fe3+

- Xét C: Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O ⟹ thu được Fe2+, Fe3+

- Xét D: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O ⟹ thu được Fe2+

Câu 32 :

Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

  • A
    Fe(OH)3.
  • B
    Fe(NO3)2.
  • C
    Fe2(SO4)3.
  • D
    Fe2O3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Fe(NO3)2 có chứa sắt có số oxi hóa +2

Fe(OH)3, Fe2(SO4)3, Fe2O3 đều là hợp chất có chứa Fe có số oxi hóa +3

Câu 33 :

Nhiệt phân sắt(II) hiđroxit trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Fe2O3.

PTHH:

2Fe(OH)2 + O2\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)Fe2O3 + 2H2O

Câu 34 :

Màu của Fe2O3

  • A
    đỏ nâu.
  • B
    nâu.
  • C
    đỏ gạch.
  • D
    đen.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fe2O3 có màu đỏ nâu.

Câu 35 :

Khi kết tinh dung dịch FeSO4, người ta sẽ thu được một tinh thể ở dạng ngậm nước. Công thức của tinh thể đó là

  • A
    FeSO4.6H2O.
  • B
    FeSO4.4H2O.
  • C
    FeSO4.7H2O.
  • D
    FeSO4.5H2O.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của tinh thể đó là FeSO4.7H2O. 

Câu 36 :

Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là

  • A
    4
  • B
    1
  • C
    2
  • D
    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các chất phản ứng với HCl là: Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2

Fe(OH)3 + 3H+ → Fe3+ + 3H2O

Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + spk + H2O

→ có 3 chất

Câu 37 :

Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt nguyên chất đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Hỗn hợp X không bị hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

  • A
    AgNO3.
  • B
    HCl.
  • C
    HNO3 đặc, nóng.
  • D
    H2SO4 đặc, nóng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của sắt và hợp chất của chúng trong sgk hóa 12.

Lời giải chi tiết :

A. Chỉ có Fe tan trong dd AgNO3 dư, còn lại Fe2O3, Fe3O4 và FeO không tan.

B. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn

PTHH minh họa:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 3H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

C. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc, nóng

PTHH minh họa:

Fe + 6HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 đặc, nóng → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe3O4 + 10HNO3 đặc, nóng → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

FeO + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

D. Hỗn hợp X bị hòa tan hoàn toàn H2SO4 đặc, nóng.

PTHH minh họa:

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc, nóng → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O

2FeO + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

Câu 38 :

Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch X thu được dung chỉ chứa một muối. Công thức hóa học của X là

  • A
    HCl.
  • B
    HNO3 loãng.
  • C
    H2SO4 loãng.
  • D
    AgNO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có phương trình

3FeO + 10HNO→ 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Fe2O3 + 6HNO→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 39 :

Hòa tan sắt(II) oxit bằng dung dịch axit sufuric đặc, nóng thu được dung dịch chứa chất tan là

  • A
    sắt(II) sunfat.
  • B
    sắt(III) sunfat.
  • C
    sắt(II) sunfit.
  • D
    sắt(III) sunfit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có phương trình hóa học:

FeO + 4H2SO4(đ)\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Câu 40 :

Biết A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Cho các phản ứng sau:

a) A + HCl → 2 muối + H2O

b) B + NaOH → 2 muối + H2O

c) C + muối → 1 muối

d) D + muối → 2 muối

Các chất A, B, C, D có thể là

  • A
    Fe3O4, CaCO3, Fe, Cu.
  • B
    Fe3O4, CaCO3, Cu, Fe.
  • C
    Fe2O3, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
  • D
    Fe3O4, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

a) Fe3O4 (A) + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

b) Ca(HCO3)2 (B) + NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

c) Fe (C) + 2FeCl3 → 3FeCl2

d) Cu (D) + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Câu 41 :

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

  • A
    Fe3O4.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe.
  • D
    Fe2O3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của các hợp chất của sắt, viết phương trình phản ứng và kết luận.

Lời giải chi tiết :

4Fe(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + 3H2O

4FeCO3 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 4CO2

Vậy chất rắn thu được là Fe2O3.

Câu 42 :

Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl, H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ?

  • A
    FeO + HNO3
  • B
    FeO + HCl
  • C
    FeO + H2SO4 đặc
  • D
    FeO + H2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của oxit bazo:

Oxit bazo tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O chứng tỏ FeO là oxit bazơ.

Phản ứng FeO + HNO3 hoặc  FeO + H2SO4 đặc chứng tỏ FeO là chất khử.

Phản ứng FeO + H2 chứng tỏ FeO là chất oxi hóa.

Câu 43 :

Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?

  • A
    FeO.
  • B
    FeS.
  • C
    FeCO3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết PTHH và cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải chi tiết :

A. FeO + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 2H2O

→ 1 mol FeO tạo 1 mol khí

B. FeS + 12HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + H2SO4 + 9NO2 ↑ + 5H2O

→ 1 mol FeS tạo 9 mol khí

C. FeCO3 + 4HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + CO2 ↑ + NO2 ↑ + 2H2O

→ 1 mol FeCO3 tạo 2 mol khí

D. Fe3O4 + 10HNO3 đặc, nóng → 3Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + 5H2O

→ 1 mol Fe3O4 tạo 1 mol khí

Câu 44 :

Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố sắt?

  • A
    Quặng boxit.
  • B
    Quặng dolomit.
  • C
    Quặng cromit.
  • D
    Quặng apatit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của các loại quặng:

- Quặng boxit: Al2O3

- Quặng dolomit: MgCO3.CaCO3

- Quặng cromit: FeO, Cr2O3

- Quặng apatit: Ca3(PO4)2

Vậy quặng có chứa nguyên tố Fe là quặng cromit.

Câu 45 :

Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là:

  • A
    y = 2x.
  • B
    2x = y + z.
  • C
    2x = y + 2z.
  • D
    x = y – 2z.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo đề bài, dung dịch sau phản ứng chỉ có 1 muối

=> sau phản ứng dung dịch chỉ có muối FeCl2

Áp dụng định luật bảo toàn e

=> 2 * nFe (phản ứng) = n H+ + n FeCl

=> 2x = y + z

Câu 46 :

Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (với tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với NH3 dư, thu được kết tủa là

  • A
    Fe(OH)3.                                                         
  • B
    Cu(OH)2 và Fe(OH)3
  • C
    Fe(OH)2.                                                         
  • D
    Cu(OH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra, chú ý NH3 có khả năng tạo phức với đồng

Lời giải chi tiết :

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

2NH3 + FeCl2 + 2H2O → 2NH4Cl + Fe(OH)2

2NH3 + CuCl2 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl

4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan)

Câu 47 :

Cho các chất: Fe, Fe3O4, FeSO3, FeCO3, FeCl2, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư là:

  • A
    6
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học hợp chất của sắt

Lời giải chi tiết :

Chỉ có FeCl2 và FeCl3 không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng dư

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

FeSO3 + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O

=> Vậy có 4 chất phản ứng.

Câu 48 :

Ở một số địa phương sử dụng nước giếng khoan, khi mới bơm lên nước trong nhưng để lâu thì có mùi tanh và bị ngả màu vàng. Ion làm cho nước có màu vàng là

  • A
    Na+
  • B
    K+.   
  • C
     Cu2+.  
  • D
     Fe3+.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi mới bơm lên trong nước có sắt hóa trị 2, nhưng sau một thời gian tiếp xúc với không khí, sắt sẽ chuyển sang hóa trị 3, có màu vàng và nổi váng.

Câu 49 :

Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:

  • A
    dd HNO3.  
  • B
    bột sắt dư.      
  • C
    bột nhôm dư.   
  • D
    NaOH vừa đủ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết :

- Để loại bỏ CuSO4, ta dùng Fe vì sau khi phản ứng thì tạo ra muối FeSO4. Nếu dùng chất khác thì dù loại bỏ được CuSO4 nhưng sẽ vẫn lẫn tạp chất.

           Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 50 :

Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối sắt (III) để xác định các chất phản ứng được với FeCl3.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các chất trong dãy đều phản ứng được với FeCl3.

Các phương trình hóa học xảy ra là:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3

FeCl3 + 3AgNO3 →Fe(NO3)3 + 3AgCl

3FeCl3 + Fe→3 FeCl2

FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl

Vậy có tất cả 6 chất phản ứng được với dung dịch FeCl3.

Câu 51 :

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thành phần dung dịch X chứa Fe2+, Fe3+, SO42-, H+.

Dựa vào tính chất của Fe2+, Fe3+ để xét các chất phản ứng được với dung dịch X.

Lời giải chi tiết :

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H­2O

Thành phần dung dịch X chứa Fe2+, Fe3+, SO42-, H+.

Có 6 chất là Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3 tác dụng được với dung dịch X.

Các phương trình hóa học lần lượt xảy ra là:

Cu + 2Fe3+ →2Fe2+ + Cu2+

3Fe2+ + 4H+ + NO3- →3Fe3++ NO + 2H2O

5Fe2+ + 8H+ + MnO4- → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3++ 2Cl-

3Fe2+ + 4H+ + NO3- →3Fe3+ + NO + 2H2O

Câu 52 :

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

  • A
    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
  • B
    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
  • C
    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
  • D
    FeO + CO → Fe + CO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử là phản ứng trong đó sắt có số oxi hóa tăng từ +2 lên +3.

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O thì Fe tăng từ +2 lên +3 nên chứng tỏ hợp chất sắt (II) có tính khử.

Câu 53 :

Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?

  • A
    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
  • B
    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
  • C
    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
  • D
    FeO + CO → Fe + CO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử là phản ứng trong đó sắt có số oxi hóa tăng từ +2 lên +3.

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O thì Fe tăng từ +2 lên +3 nên chứng tỏ hợp chất sắt (II) có tính khử.

Câu 54 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.

(b) Đốt Fe trong khí Cl2 dư.

(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là:

  • A
    5
  • B
    2
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

a) 3Mgdư + 2FeCl3 → 2Fe + 3MgCl2

b) 2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2FeCl3

c) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc, nóng → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O

d) Fe + 3AgNO3 dư → 3Ag + Fe(NO3)3

e) 3Fe dư + 8HNO3 →  3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O

g) FeO + 2KHSO4 → FeSO4 + K2SO4 + H2O

=> có 2 phản ứng e, g thu được muối sắt (II)

Câu 55 :

Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2 lần lượt là

  • A
    Pirit, hematit, manhetit, xiđêrit                                     
  • B
    Xiđêrit, hematit, manhetit, pirit
  • C
    Xiđêrit, hematit, pirit, manhetit                                    
  • D
     Hematit, pirit, manhetit, xiđêrit

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2 lần lượt là Xiđêrit, hematit, manhetit, pirit

Câu 56 :

Cho các phản ứng sau:

1) Dung dịch FeCl2  +  dung dịch AgNO3        →    

2) Dung dịch FeSO4 (dư)  + Zn →

3) Dung dịch FeSO4  + dung dịch KMnO4  +  H2SO4    → 

4) Dung dịch FeSO4  +  khí Cl2  →

Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng 1, 3, 4

1) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag

3) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

4) 6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Câu 57 :

Trong các loại vật liệu xây dựng thì sắt, thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng làm vật liệu cho công trình xây dựng, đồ dùng hay trong ngành công nghiệp, cơ khí, ...

Các loại sắt, thép xây dựng được chế tạo thành các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố để tạo ra vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Vật liệu sắt thép nhìn chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn những vật liệu truyền thống, tự nhiên như: gỗ, đất, đá,... nhờ chất lượng về độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và độ bền cao. Sắt thép xây dựng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đời sống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 57.1

Luyện gang từ 10 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3 thu được m tấn gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. (Biết C = 12; O = 16; Fe = 56). Giá trị của m là

  • A.
    3,91.
  • B.
    4,59.
  • C.
    5,40.
  • D.
    4,48.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính khối lượng sắt thu được theo lý thuyết

Bản chất của quá trình luyện gang: Fe2O3 → 2Fe

Vì gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất hay chứa 97,5% sắt

\({m_{gang(LT)}} = \dfrac{x}{{97,5\% }}\)

Bước 2: Tính khối lượng sắt thực tế thu được

\({m_{gang(TT)}} = {m_{gang(LT)}}.H \)

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính khối lượng sắt thu được theo lý thuyết

Khối lượng Fe2O3 đem luyện gang là 10.64% = 6,4 (tấn)

Xét quá trình luyện gang:

Fe2O3 → 2Fe

 160        2.56  (tấn)

  6,4 →     x     (tấn)

⟹ \({m_{Fe(LT)}} = x = \dfrac{{6,4.2.56}}{{160}} = 4,48\) (tấn)

Vì gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất hay chứa 97,5% sắt

⟹ \({m_{gang(LT)}} = \dfrac{x}{{97,5\% }} = 4,59\) (tấn).

Bước 2: Tính khối lượng sắt thực tế thu được

\({m_{gang(TT)}} = {m_{gang(LT)}}.H = 4,59.85\%  = 3,91\) (tấn). (Do H = 85%).

Vậy m = 3,91 (tấn).

Câu 57.2

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn

  • A.
    sắt đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • B.
    kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
  • C.
    kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • D.
    sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong pin điện, kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ đóng vai trò anot (cực âm) và bị oxi hóa.

Lời giải chi tiết :

Trong pin điện Fe – Zn thì Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là anot (cực âm) và bị oxi hóa.

Câu 57.3

Cho các nhận định sau:

(1) Thép và gang đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó thép có hàm lượng cacbon thấp hơn nhiều so với gang.

(2) Thép thường được luyện từ quặng oxit sắt.

(3) Nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách khử các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

(4) Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(5) Gang giòn và cứng hơn thép.

Số nhận định đúng

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tổng hợp về gang và thép.

Lời giải chi tiết :

(2) sai vì gang thường được luyện tử quặng oxit sắt.

(3) sai vì nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

Vậy có 3 nhận định đúng là (1), (4) và (5).

close