Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (chi tiết)Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận đầy đủ nhất, SGK trang 23 Ngữ văn 11 tập 1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I Video hướng dẫn giải I - PHÂN TÍCH ĐỀ Đọc các đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: 1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai? 2. Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề là gì? 3. Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống hay văn học? Lời giải chi tiết: 1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai. 2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề: - Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II. - Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến 3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài: - Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu - Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu → dẫn chứng văn học - Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu → dẫn chứng văn học Phần III Video hướng dẫn giải II. LUYỆN TẬP Phân tích đề và lập dàn ý: Đề 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Trả lời: 1. Phân tích đề: - Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - Yêu cầu nội dung: + Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phú Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê - Trịnh thế kỷ XVIII. - Thao tác: lập luận phân tích - Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích Vào phú chúa Trịnh 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài * Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh * Chân dung Trịnh Cán: * Thái độ của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa. Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn. c. Kết bài Đề 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình - bài II) Trả lời: 1. Phân tích đề: - Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương - Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận - Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ. - Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Tự tình hoặc Bánh trôi nước cùng tài năng của Hồ Xuân Hương b. Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua - Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn - Sử dụng các từ ngữ thuần Việt: + Bánh trôi nước: em, bảy nổi ba chìm,... + Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn... - Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” - Sử dụng câu so sánh: "Xanh như lá, bạc như vôi” c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó Loigiaihay.com
Quảng cáo
|