Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtChọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở).
Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức đã học, nối cột A với cột B sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết: 1-đ; 2-d; 3-c; 4-b; 5-a. Câu 2 Câu 2 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể (làm vào vở)
Phương pháp giải: Nhớ lại những lưu ý khi đọc hiểu văn bản và điền vào bảng Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các văn bản, đoạn trích mà e đã đọc mở rộng theo yêu cầu của giáo viên trong học kì II tương ứng với các thể loại sau:
b.Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy.
Phương pháp giải: Nhớ lại các văn bản đã học, liệt kê vào bảng theo mẫu. Lời giải chi tiết: a.
b.
Câu 4 Câu 4 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Đọc đoạn thơ sau: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… (Tế Hanh, Quê hương) a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ. b. Xác định cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ. c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Phương pháp giải: Đọc đoạn thơ và thực hiện theo các yêu cầu của bài. Lời giải chi tiết: a. Cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ. - Gieo vần liền: sông-hồng; cá-mã; giang-làng. - Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3 => Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ. b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây. c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. - Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”. - Tác dụng: So sánh chiếc thuyền hăng như một con ngựa đẹp và khỏe. Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Khí thế dũng mãnh của con thuyền, hiên ngang, dũng mãnh và đầy nhiệt huyết Câu 5 Câu 5 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học-một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là gì? Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm gì? Phương pháp giải: Dựa vào sự tìm hiểu của bản thân, nêu đặc điểm về mục đích của hai văn bản. Sau đó nêu đặc điểm của kiểu văn bản ấy Lời giải chi tiết: - Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học-một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là: Thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội. - Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm: + Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Câu 6 Câu 6 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện qua các câu sau: a. Cái răng, cái tóc là góc con người. b. Đói cho sạch, rách cho thơm. c. Một mặt người bằng mười mặt của. Phương pháp giải: Nhớ lại đặc điểm của tục ngữ và chỉ ra các đặc điểm ấy thông qua các câu. Lời giải chi tiết: a. Cái răng, cái tóc là góc con người. - Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người. - Câu tục ngữ ngắn gọn: 8 chữ - Có nhịp điệu, hình ảnh. - Gieo vần cách: tóc-góc. b. Đói cho sạch, rách cho thơm. - Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình. - Câu tục ngữ ngắn gọn: 6 chữ - Gieo vần sát: sạch-rách - Có hai vế đối xứng nhau. c. Một mặt người bằng mười mặt của. - Nội dung: Đề cao giá trị con người - Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải. - Câu tục ngữ ngắn gọn: 7 chữ - Gieo vần cách: người-mười - Có nhịp điệu, hình ảnh. - Có hai vế đối xứng nhau. Câu 7 Câu 7 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động? Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin như thế nào? Phương pháp giải: Nêu dấu hiệu nhận biết văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động và nêu cách triển khai thông tin. Lời giải chi tiết: - Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là: + Có phần giới thiệu mục đích, quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động. + Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động. + Trình bày các bước cần thực hiện. - Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin: Triển khai theo trật tự thời gian. Câu 8 Câu 8 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Chỉ ra những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng (đề tài, cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian) được thể hiện qua văn bản Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) và Xưởng Sô-cô-la (Rô-a Đan). Phương pháp giải: Nhớ lại hai văn bản và liệt kê các đặc điểm. Lời giải chi tiết:
Câu 9 Câu 9 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) So sánh các trường hợp đây và lí giải sự khác biệt về ý nghĩa của chúng: a. (1) Bài văn này dở quá! (2) Bài văn này không được hay lắm! b. (1) Anh ấy chạy rất nhanh. Chạy một trăm mét mà chỉ mất gần mười giây. (2) Anh ấy chạy nhanh như tên bay. Chạy mất trăm mét mà chỉ mất gần mười giây. Xác định và nêu chức năng các số từ có trong câu b. Phương pháp giải: Đọc các câu văn, so sánh và lí giải. Lời giải chi tiết: a. Trong câu (1) người viết chê một cách thẳng thắn, không giấu giếm. Câu (2) cũng với ý chê nhưng đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để khiến cho người nghe không cảm thấy khó chịu, gây mất thiện cảm. b. Trong câu (1) chỉ đơn thuần kể lại việc anh ấy chạy nhanh. Câu (2) dùng biện pháp so sánh, tô đậm thêm về sức mạnh của người được nhắc đến trong câu. - Số từ trong câu là: một trăm, mười. - Chức năng: Bổ sung ý nghĩa về số lượng và thời gian. Câu 10 Câu 10 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau: (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chớm dựng đầu răng nhọn đã ứng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên chi hồ điệp. (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) a. Hãy xác định các phép liên kết có trong đoạn trích trên. b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. (1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên. (2) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì? d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”. Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức đã học, trả lời theo yêu cầu đề bài. Lời giải chi tiết: a. Các phép liên kết trong đoạn trích: - Phép lặp: “vệt rừng đen”, “chim” - Phép liên tưởng: hình ảnh dòng sông, quang cảnh đàn chim. b.(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim //cất cánh tua tủa bay lên. TN C V => Câu đơn bình thường, kể về sự việc chim cất cánh từ vệt rừng. (2) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim / C cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất V-mở rộng vị ngữ bằng cụm từ chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. => Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ. Miêu tả hình ảnh chim bay một cách sinh động, hấp dẫn hơn. => Tác dụng việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ là: hình ảnh được miêu tả chi tiết và rõ ràng, hiệu quả diễn đạt tăng cao. c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng: tăng tính biểu cảm, làm cho câu văn giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. Người đọc có thể hình dung một cách rõ hơn về hình ảnh đàn chim. d. Nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên: chỉ số lượng chim bay lên nhiều, nhanh. - Nghĩa “tua tủa” trong từ điển mang ý nghĩa: đâm ra từ mọi phía, chỉ sự vươn lên. + Giống: đều chỉ về một sự vật nào đó. + Khác: Một cái chỉ về số lượng, một cái chỉ về hướng. - Các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa” + Những ngọn giáo tua tủa như cành cây. + Lông của con nhím đâm lên tua tủa. Câu 11 Câu 11 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì? Phương pháp giải: Nêu các bước, các thao tác và ý nghĩa để tạo lập một bài viết. Lời giải chi tiết: - Quy trình viết gồm: 4 bước - Các thao tác cần thực hiện ở từng bước là: + Bước 1: Xác định đề tài, thu thập tư liệu. + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý + Bước 3: Viết bài + Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm. - Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là: + Bước 1: định hướng cho quá trình tạo lập văn bản + Bước 2: tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản + Bước 3: trực tiếp cho ra “sản phẩm”. Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. + Bước 4: khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. “Sản phẩm” phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, … Câu 12 Câu 12 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10). Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống và bài văn biểu cam về con người. Lời giải chi tiết:
Câu 13 Câu 13 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và suy nghĩ bản thân, nêu yêu cầu việc viết tường trình. Lời giải chi tiết: Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau: *Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau: + Quốc hiệu, tiêu ngữ + Địa điểm, thời gian viết + Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình. + Người nhận + Một số thông tin người viết. + Nội dung tường trình + Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan/ lời hứa. + Kí tên *Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người người viết, người gửi, người nhận và ngày, tháng, địa điểm viết tường trình. + Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra. + Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra. Câu 14 Câu 14 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6:
Phương pháp giải: Tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6 theo bảng. Lời giải chi tiết:
Câu 15 Câu 15 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Lập dàn ý và viết đoạn mở bài cho hai trong ba đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại. Đề 2: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về văn bản truyện em đã học Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học. Phương pháp giải: Chọn 2 trong 3 đề, lập dàn ý và viết mở bài cho hai đề đó. Lời giải chi tiết: Dàn ý I. Mở bài - Giới thiệu về người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại: tên, ngoại hình, tính cách,... - Nêu hoàn cảnh hai người quen nhau và trở thành bạn thân. - Nêu cảm xúc của em khi nhớ về người bạn đó. II. Thân bài - Kể về những kỷ niệm đẹp đẽ của em và người bạn đó: + Kỷ niệm về thời thơ ấu. + Kỷ niệm về thời học sinh. + Kỷ niệm về những lần đi chơi cùng nhau. - Nêu những phẩm chất tốt đẹp của người bạn đó khiến em yêu quý và trân trọng. - Nêu cảm xúc của em khi nghĩ về những thay đổi có thể đã xảy ra với người bạn đó trong thời gian qua. III. Kết bài - Khẳng định lại tình bạn đẹp đẽ giữa em và người bạn đó. - Nêu mong muốn được gặp lại người bạn đó trong tương lai. Đoạn mở bài Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có những người bạn tốt để chia sẻ vui buồn, cùng nhau trải qua những khoảnh khắc khó khăn. Với em, người bạn thân nhất chính là Nam. Chúng em quen nhau từ hồi còn học mẫu giáo và đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ bên nhau. Tuy nhiên, do gia đình em chuyển nhà về quê sinh sống nên hai đứa đã không còn được gặp nhau thường xuyên như trước. Kể từ ngày em xa Nam, đã hơn hai năm trôi qua, nhưng hình ảnh và những kỷ niệm về người bạn ấy vẫn luôn sống động trong tâm trí em. Câu 16 Câu 16: (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều gì? Phương pháp giải: Dựa vào kinh nghiệm bản thân, trình bày những lưu ý để có một bài trình bày hấp dẫn. Lời giải chi tiết: Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý: + Bài trình bày cần có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc. + Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút. + Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề. + Đưa ra được lý lẽ, bằng chứng thuyết phục. + Nói rõ, rành mạch và đúng thời gian quy định. + Tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lý. + Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi. + Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe. Câu 17 Câu 17 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15. Lời giải chi tiết: Dựa vào nội dung câu 15, trình bày các nội dung đó
Quảng cáo
|