Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiếtTrình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về văn bản nghị luận Lời giải chi tiết: - Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định - Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học Câu 2 Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở)
Phương pháp giải: Đọc lại ba văn bản để tổng hợp thành bảng Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì? Phương pháp giải: Đọc lại phần Viết trang 67, SGK Ngữ văn 7, tập 1 Lời giải chi tiết: Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý: - Giới thiệu được nhân vật cần phân tích - Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến - Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ - Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài Câu 4 Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm? Phương pháp giải: Đọc lại phần NÓI VÀ NGHE trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 1 Lời giải chi tiết: * Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước: - Bước 1: Chuẩn bị + Thành lập nhóm và phân công công việc + Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận + Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận - Bước 2: Thảo luận + Trình bày ý kiến + Phản hồi các ý kiến * Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý: - Người nghe: + Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt. + Nêu điều tâm đắc của em. + Bổ sung ý kiến cho bạn. - Người nói: + Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị + Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc. + Rút kinh nghiệm cho bản thân Câu 5 Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng. Phương pháp giải: Nhớ và đọc lại các bài học trong Bài 3. Những góc nhìn văn chương Lời giải chi tiết:
Câu 6 Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở) Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta? Phương pháp giải: Chọn một tác phẩm văn học mà em yêu thích, tham khảo ý kiến của bạn bè về tác phẩm đó Lời giải chi tiết: Tác phẩm: Cô bé bán diêm - Ý kiến của tôi: Câu chuyện tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé bán diêm - Ý kiến khác (1): Truyện gửi gắm thông điệp: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc - Ý kiến khác (2): Kể lại cuộc đời bất hạnh của cô bé bán diêm - Ý kiến khác (3): Tác phẩm truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh => Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhận văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau
Quảng cáo
|