Soạn bài Con chim chiền chiện SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiếtXác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Câu 1 Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để xác định vần và nhịp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Gieo vần: + Vần chân (cao - ngào, xanh - lanh, chi - thì, sà - cá, nhà - ta) + Vần lưng (chiền - chiện, vút - vút, cánh - xanh, cao - cao, chim - chim, chuyện - chuyện, bối - rối, tưng - bừng) - Nhịp thơ 2/2 → Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện hình ảnh con chim tự do bay lượn trong không gian cao rộng, thoáng đãng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài thơ gieo vần chân cách quãng: cao – ngào, xanh – lanh, vợi – chói – nói – mỏi – hót – trời, sữa – chứa, sà – ca – nhà - ta,… - Ngắt nhịp chẵn 2/2 với giọng điệu nhanh nhẹn, gấp gáp → Hiệu quả nghệ thuật: góp phần thể hiện hình ảnh con chim tự do bay lượn trong khoảng không gian cao rộng, thoáng đãng - Vần:
- Nhịp thơ: 2/2
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và chọn một hình ảnh em cho là độc đáo nhất Lời giải chi tiết: Cách 1 - Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ: tiếng hót long lạnh như cành sương chói, tiếng hót làm xanh da trời, hồn xanh quê nhà - Hình ảnh em cho là độc đáo nhất: tiếng hót làm xanh da trời tạo sự chuyển hóa của cảm giác sang thính giác, tiếng hót của chim chiền chiện làm bầu trời xanh hơn, thể hiện hồn quê hương
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Gợi ý: Chọn hình ảnh “Chỉ còn tiếng hót. Làm xanh da trời” - Phân tích: + Từ ngữ đáng chú ý: “Chỉ” → nhấn mạnh sự tồn tại của tiếng chim; “Làm xanh da trời” → nhấn mạnh giá trị, ý nghĩa đặc biệt của tiếng chim + Nội dung, ý nghĩa: Tiếng chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người. - Một số hình ảnh độc đáo: Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói; Tiếng ngọc trong veo/Chim reo từng chuỗi; Chim bay, chim sà/Lúa tròn bụng sữa; Chỉ còn tiếng hót/Làm xanh da trời; Con chim chiền chiện/Hồn xanh quê nhà... - Phân tích:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3 Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và thứ tư để xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Biện pháp nhân hóa (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,...) - Biện pháp điệp từ (cao hoài - cao vợi) - Biện pháp so sánh (Tiếng hót long lanh như cành sương chói) - Biện pháp ẩn dụ (Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…) → Tác dụng: góp phần ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim, thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá (gọi chim ơi, chim có thể nói, tròn bụng sữa…) → Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ. - Các biện pháp tu từ:
- Tác dụng: Góp phần diễn tả tiếng hót của con chim chiền chiện thêm sinh động hơn, tạo sự gần gũi giữa con chim chiền chiện với con người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 4 Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để xác định từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc tác giả: + “Lòng vui bối rối” + “Tưng bừng lòng ta” - Đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc khi nghe thấy tiếng chim chiền chiện
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: yêu mến, vui bối rối, chan chứa, tưng bừng → Những từ ngữ bộc lộc cảm xúc một cách trực tiếp, thẳng thắn và vô cùng chân thành của tác giả. Đó là niềm vui sướng, hân hoan trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoà bình của đất nước; là tình yêu và trân trọng trước vẻ đẹp căng tràn nhựa sống và bình yên của thiên nhiên quê hương đất nước… - Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: Lòng đầy yêu mến, Lòng vui bối rối, Tưng bừng lòng ta. - Cảm xúc: vui sướng, hạnh phúc khi được lắng nghe tiếng chiền chiện, cảm nhận được sức sống đang căng tràn khắp muôn nơi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 5 Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Thông điệp của bài thơ: con người cần giao hòa với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên đem đến cho con người
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Thông qua hình tượng con chim chiền chiện, Huy Cận đã gửi gắm tâm tình và những thông điệp ý nghĩa của mình. Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm nổi bật cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến. Chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành. Ông muốn nhắn gửi tới con người hãy mở rộng lòng mình để hoà mình vào tự nhiên, cảm nhận và tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên quê nhà; hãy trận trọng và gìn giữ những vẻ đẹp tuyệt diệu ấy. Thông điệp của tác giả: Con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|