Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtSau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Câu 1 Câu 1 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Sau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân? Phương pháp giải: Nêu cách hiểu của em về rét nàng Bân qua câu tục ngữ. Lời giải chi tiết: Theo em, rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đó là cái rét lại giữa trời mùa nóng, rét Tháng Ba nên sẽ không phải rét đậm rét hại. Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Câu 2 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn? Phương pháp giải: Trả lời dựa vào suy ngẫm bản thân Lời giải chi tiết: Theo lời tía nuôi của nhân vật tôi trong văn bản “Chim trời cá nước…” - xưa và nay, câu tục ngữ này đã không còn đúng với xã hội họ đang sống (Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ). Câu trả lời của nhân vật tía nuôi giúp cho chúng ta hiểu rằng câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu trả lời giúp em hiểu được rằng những tài sản chim cá tuy của tự nhiên nhưng con người cũng phải đóng thuế để bảo vệ nó. Theo em, câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3 Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương. Phương pháp giải: Đọc và nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Sau đó tìm thêm một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương. Lời giải chi tiết: - Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay là: + Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc + Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng bạn đọc hơn. + Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả nhận thức đúng đắc hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này. - Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương. + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Có công mài sắt, có ngày nên kim. + Đi một ngày đàng, học một sàng khôn + Con trâu là đầu cơ nghiệp. + Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ. Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp… - Tác dụng: tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người. - Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: + “Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). + “Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu). + “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ). ...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 4 Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước... - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ? Phương pháp giải: Đọc văn bản, dựa vào suy nghĩ bản thân rút ra lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ. Lời giải chi tiết: Những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ: - Cần sử dụng đúng mục đích, nội dung, ý nghĩa tục ngữ trong ngữ cảnh phù hợp. - Hiểu rõ tầng nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ. - Không xuyên tạc, thêm bớt về tục ngữ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hai văn bản, em rút ra được lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|