Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnChọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở). Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức đã học, nối cột A với cột B sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết: 1-đ; 2-d; 3-c; 4-b; 5-a. Câu 2 Câu 2 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nhớ lại những lưu ý khi đọc hiểu văn bản và điền vào bảng. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nhớ lại các văn bản đã học, liệt kê vào bảng theo mẫu. Lời giải chi tiết: a.
b.
Câu 4 Câu 4 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Đọc đoạn thơ và thực hiện theo các yêu cầu của bài Lời giải chi tiết: a. - Gieo vần liền: sông-hồng; cá-mã; giang-làng. - Ngắt nhịp linh hoạt: 3/5 hoặc 3/2/3 b. Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây. c. - Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”. - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Câu 5 Câu 5 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Dựa vào sự tìm hiểu của bản thân, nêu đặc điểm về mục đích của hai văn bản. Sau đó nêu đặc điểm của kiểu văn bản ấy. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm: Thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội. - Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm: + Thể hiện rõ ý kiến của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. + Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Câu 6 Câu 6 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nhớ lại đặc điểm của tục ngữ và chỉ ra các đặc điểm ấy thông qua các câu. Lời giải chi tiết: a. - Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người. - Câu tục ngữ ngắn gọn (8 chữ), có nhịp điệu, hình ảnh. - Gieo vần cách: tóc-góc. b. - Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình. - Câu tục ngữ ngắn gọn (6 chữ), gieo vần sát “sạch-rách”, hai vế đối xứng nhau. c. Một mặt người bằng mười mặt của. - Nội dung: Đề cao giá trị con người - Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải. - Câu tục ngữ ngắn gọn (7 chữ), có nhịp điệu, hình ảnh, có hai vế đối xứng nhau. - Gieo vần cách: người-mười Câu 7 Câu 7 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nêu dấu hiệu nhận biết văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động và nêu cách triển khai thông tin. Lời giải chi tiết: - Những dấu hiệu: + Có phần giới thiệu mục đích, quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động. + Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động. + Trình bày các bước cần thực hiện. - Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin: Triển khai theo trật tự thời gian. Câu 8 Câu 8 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nhớ lại hai văn bản và liệt kê các đặc điểm. Lời giải chi tiết:
Câu 9 Câu 9 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Đọc các câu văn, so sánh và lí giải. Lời giải chi tiết:
Câu 10 Câu 10 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức đã học, trả lời theo yêu cầu đề bài. Lời giải chi tiết: a. - Phép lặp: “vệt rừng đen”, “chim” - Phép liên tưởng: hình ảnh dòng sông, quang cảnh đàn chim. b.
c. Tác dụng: tăng tính biểu cảm, làm cho câu văn giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. d. “tua tủa”: chỉ số lượng chim bay lên nhiều, nhanh.
- Các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”: + Những ngọn giáo tua tủa như cành cây. + Lông của con nhím đâm lên tua tủa. Câu 11 Câu 11 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Nêu các bước, các thao tác và ý nghĩa để tạo lập một bài viết. Lời giải chi tiết: - Quy trình viết: 4 bước - Các thao tác cần thực hiện ở từng bước và ý nghĩa của từng bước là:
Câu 12 Câu 12 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống và bài văn biểu cảm về con người. Lời giải chi tiết:
Câu 13 Câu 13 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và suy nghĩ bản thân, nêu yêu cầu việc viết tường trình. Lời giải chi tiết: Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau: *Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau: + Quốc hiệu, tiêu ngữ + Địa điểm, thời gian viết + Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình. + Người nhận + Một số thông tin người viết. + Nội dung tường trình + Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan/ lời hứa. + Kí tên *Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người người viết, người gửi, người nhận và ngày, tháng, địa điểm viết tường trình. + Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra. + Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra. Câu 14 Câu 14 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6 theo bảng. Lời giải chi tiết:
Câu 15 Câu 15 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Chọn 2 trong 3 đề, lập dàn ý và viết mở bài cho hai đề đó. Lời giải chi tiết: Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống. a. Mở bài Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống. b. Thân bài *Giải thích: - Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. - Biểu hiện của sự vô cảm: + Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác. + Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề. + Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình. *Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội. - Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. - Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. *Nguyên nhân của sự vô cảm + Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương. + Mất lòng tin từ sự bất công xã hội. + Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực. + Do phụ huynh quá nuông chiều. *Tác hại của sự vô cảm + Làm cho con người suy giảm nhân cách. + xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái. + Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc. *Liên hệ, vận dụng - Lên án các hành động vô cảm. - Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người. + Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn. c.Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. - Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.
*Mở bài: Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học. a.Mở bài - Nêu tên nhân vật em lựa chọn. - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn. - Nêu ấn tượng về nhân vật b. Thân bài Phân tích đặc điểm nhân vật. *Giới thiệu khái quát về nhân vật - Sự xuất hiện. - Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình. *Đặc điểm của nhân vật - Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật. - Ngôn ngữ của nhân vật. - Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. - Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác. c.Kết bài Đánh giá về nhân vật.
Mở bài: Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em. Câu 16 Câu 16: (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Dựa vào kinh nghiệm bản thân, trình bày những lưu ý để có một bài trình bày hấp dẫn. Lời giải chi tiết: - Bài trình bày cần có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc. - Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút. - Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề. - Đưa ra được lý lẽ, bằng chứng thuyết phục. - Nói rõ, rành mạch và đúng thời gian quy định. - Tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lý. - Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi. - Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe. Câu 17 Câu 17 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Lời giải chi tiết: Dựa vào nội dung câu 15, trình bày các nội dung đó.
Quảng cáo
|