Giải mục 1 trang 89, 90 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thứcEm hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau: (1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi? (2) Các chương trình ti vi bạn xem là gì? (3) Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau: Rất đồng ý, Đồng ý, không đồng ý, Rất không đồng ý. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ 1 Em hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau: (1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi? (2) Các chương trình ti vi bạn xem là gì? (3) Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau: Rất đồng ý, Đồng ý, không đồng ý, Rất không đồng ý. Phương pháp giải: Em hãy phỏng vấn các bạn trong tổ mình. Lời giải chi tiết: Em hãy phỏng vẫn các bạn trong tổ mình. Ví dụ: +) Bạn A: Trung bình mỗi ngày dành 1h xem ti vi, chương trình hay xem là: Phim hoạt hình, thời sự,…Đồng ý với ý kiến chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn. + Bạn B: Trung bình mỗi ngày dành 2h xem ti vi, chương trình hay xem là: Phim hoạt hình, Đường lên đỉnh olympia…Rất đồng ý với ý kiến chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn. + Bạn C: Trung bình mỗi ngày dành 1,5h xem ti vi, chương trình hay xem là: Quà tặng cuộc sống, Đường lên đỉnh olympia, Doremon…Không đồng ý với ý kiến chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn. HĐ 2 Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được. Phương pháp giải: Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được ở HĐ1. Lời giải chi tiết:
HĐ 3 Trong ba dãy dữ liệu thu được, dãy nào là dãy số liệu? Dãy nào không là dãy số liệu? Dãy nào có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm? Phương pháp giải: Quan sát 3 dãy dữ liệu vừa thu được để kết luận. Lời giải chi tiết: - Trong ba dãy trên: Dãy (1) là dãy số liệu Dãy (2),(3) không phải là dãy số liệu. - Dãy (1) và (3) có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm dần. Câu hỏi Em hãy lấy một ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự. Phương pháp giải: Em hãy lấy một ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự. Lời giải chi tiết: Ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự: Dữ liệu về đánh giá học lực của học sinh: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu. Luyện tập 1 a) Em hãy đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn để: (1) Khảo sát ý kiến của các bạn trong lớp về vật nuôi yêu thích; (2) Khảo sát thời gian (giờ) mà các bạn trong lớp dành cho hoạt động thể thao trong ngày. b) Với mỗi dãy dữ liệu thu được, em hãy cho biết dữ liệu đó thuộc loại nào. Phương pháp giải: Có 3 loại dãy dữ liệu: + Dãy dữ liệu là dãy số liệu + Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự + Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự. Lời giải chi tiết: Ví dụ: (1) Ý kiến của các bạn trong lớp về vật nuôi yêu thích: Mèo, chó, gà, lợn. (2) Thời gian (giờ) mà các bạn trong lớp dành cho hoạt động thể thao trong ngày: 1; 1,25; 1,5; 2. b) Dãy (1) không phải là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự. Dãy (2) là dãy số liệu. Tranh luận Một số tuyến xe buýt ở Hà Nội mà bạn An đã đi là: 01; 02; 12; 15. Phương pháp giải: Chú ý các số trên đại diện cho các tuyến đường đi của xe bus. Lời giải chi tiết: Dãy đã cho là dãy số liệu. => Em ủng hộ bạn Tròn.
Quảng cáo
|