Giải mục 1 trang 7 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

Có nhận xét gì về các cạnh và góc của mỗi đa giác sau?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 7 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 m. Gọi x (m) là chiều rộng của khu vườn.

a) Lập công thức tính diện tích khu vườn theo x.

b) Biết diện tích khu vườn là 48 m2 , giá trị của x phải thoả mãn hệ thức nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức diện tích hình chữ nhật: chiều dài nhân chiều rộng

Thay S = 48 tìm x.

Lời giải chi tiết:

a) Gọi x (m) là chiều rộng của khu vườn suy ra chiều dài là x + 2 (m)

Công thức diện tích của khu vườn là:

S = x.(x + 2) = x2 + 2x.

b) Thay S = 48 ta có: x2 + 2x = 48. Vậy giá trị của x phải thoả mãn:

x2 + 2x – 48 = 0.

LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 7 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai? Chỉ rõ các hệ số a, b, c của mỗi phương trình ấy.

a) \(3{x^2} - x - 8 = 0\)

b) \({y^2} - \frac{1}{9} = 0\)

c) \({t^3} - {t^2} = 0\)

d) \(2x - {x^2} = 0\)

Phương pháp giải:

Dựa vào phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) với a, b,c là ba số đã cho và \(a \ne 0\), được gọi là phương trình bậc hai một ẩn (ẩn số x) hay nói gọn là phương trình bậc hai.

Lời giải chi tiết:

a) \(3{x^2} - x - 8 = 0\) là phương trình bậc hai (ẩn x) với a = 3, b = - 1, c = - 8.

b) \({y^2} - \frac{1}{9} = 0\) là phương trình bậc hai (ẩn y) với a = 1, b = 0, c = \( - \frac{1}{9}\)

c) \({t^3} - {t^2} = 0\)không là phương trình bậc hai.

d) \(2x - {x^2} = 0\) là phương trình bậc hai (ẩn x) với a = -1, b = 2, c = 0.

  • Giải mục 2 trang 8, 9 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Phân tích vế trái của các phương trình sau thành nhân tử rồi giải các phương trình đó: a) 2x – x2 = 0; b) \({x^2} - 6x + 9 = \frac{1}{2}\)

  • Giải mục 3 trang 9, 10, 11 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Biến đổi phương trình tổng quát ax2 + bx + c = 0 (a\( \ne \)0) theo các bước tương tự ví dụ 3, ta có: \(\begin{array}{l}a{x^2} + bx + c = 0\\a{x^2} + bx = - c\\{x^2} + \frac{b}{a}x = \frac{{ - c}}{a}\\{x^2} + 2.x.\frac{b}{{2a}} + {\left( {\frac{b}{{2a}}} \right)^2} = \frac{{ - c}}{a} + {\left( {\frac{b}{{2a}}} \right)^2}\\{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2} = \frac{{{b^2} - 4ac}}{{4{a^2}}}.\end{array}\) Đặt \(\Delta = {b^2} - 4ac\) và gọi là biệt thức của phương trình (\(\Delta \) là một

  • Giải mục 4 trang 13 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Dùng máy tính cầm tay tính nghiệm (nếu có) của các phương trình sau (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm): a) \(11{x^2} + 4x - 189 = 0\) b) \(2{x^2} - 8\sqrt 2 x + 16 = 0\) c) \(\sqrt 2 {x^2} - \sqrt 3 x + 1 = 0\)

  • Giải bài tập 6.8 trang 14 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Đưa các phương trình sau về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) và chỉ rõ các hệ số a, b, c: a) \({x^2} - x = 3x + 1\) b) \(3{x^2} - 4x = \sqrt 2 {x^2} - 2\) c) \({\left( {x + 1} \right)^2} = 2(x - 1)\) d) \({x^2} - m = 2(m + 1)x\), m là một hằng số.

  • Giải bài tập 6.9 trang 14 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Không giải các phương trình, hãy xác định số nghiệm của mỗi phương trình sau: a) \(6{x^2} - 2x + 9 = 0\) b) \(3{x^2} - 2\sqrt {15} x + 5 = 0\) c) \(\frac{1}{3}{y^2} - 5y + \frac{3}{2} = 0\) d) \(2,3{t^2} + 1,15t - 6,4 = 0\)

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close