1. Phép thử ngẫu nhiên Một thí nghiệm, một hành động được gọi là phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) nếu ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra. Nhận xét: Các phép thử ngẫu nhiên có thể được lặp lại nhiều lần, và dù lặp lại trong những điều kiện giống hệt nhau thì cũng không chắc là sẽ cho cùng kết quả.
Xem chi tiếta) Khi tung một con xúc xắc có 6 mặt, ta có biết trước là chắc chắn sẽ nhận được mặt 6 chấm không? b) Trong hộp có 6 viên bi vàng, 1 viên bi đỏ giống hệt nhau về kích thước, khối lượng. Không nhìn vào hộp và lấy ngẫu nhiên 1 viên bi. Trước khi lấy, ta có chắc chắn sẽ được viên bi đỏ không? Nếu lần thứ nhất lấy được viên bi đỏ, bỏ lại viên bi vào hộp, trộn đều, rồi lấy lần thứ hai thì có chắc là lần thứ hai cũng lấy được viên bi đỏ không?
Xem chi tiếtTrong hộp có 4 thẻ màu đỏ được đánh số 1, 2, 3, 4 và 3 thẻ màu xanh được đánh số 1, 2, 3. Lấy ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành động này. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
Xem chi tiếtTrong các hành động dưới đây, hành động nào là phép thử ngẫu nhiên? Giải thích vì sao. a) Lấy một viên bi bất kì trong hộp kín đựng những viên bi có màu khác nhau; b) Tìm kết quả của một dãy phép tính. c) Lấy trên giá của siêu thị một chùm nho, cân và ghi lại khối lượng của nó.
Xem chi tiếtXét phép thử quay bánh xe ở hình dưới để quan sát xem khi bánh xe dừng ở mũi kim (được gắn cố định) chỉ vào ô ghi số mấy. Hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu.
Xem chi tiếtTrong một bể cá có 15 con gồm ba màu đỏ, trắng và vàng. Số cá màu đỏ gấp hai lần số cá màu vàng. Số cá màu vàng nhiều hơn 1 con so với số cá màu trắng. Bắt một con các bất kì trong bể. Hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử bắt cá.
Xem chi tiếtXét phép thử tung hai lần một con xúc xắc 4 mặt có ghi các số từ 1 đến 4 và tính tổng hai số ghi trên mặt úp qua hai lần tung. Hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu.
Xem chi tiết