Giải mục 1 trang 29, 30 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thứcCắt một hình vuông cạnh bằng 2 dm, rồi cắt nó thành bốn tam giác vuông bằng nhau dọc theo hai đường chéo của hình vuông (H.2.2.a)...Lấy hai trong bốn tam giác nhận được ở trên ghép thành một hình vuông (H.2.2.b). Em hãy tính diện tích hình vuông nhận được. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ 1 Cắt một hình vuông cạnh bằng 2 dm, rồi cắt nó thành bốn tam giác vuông bằng nhau dọc theo hai đường chéo của hình vuông (H.2.2.a) Phương pháp giải: Cắt theo mô tả của đề bài Lời giải chi tiết: Bước 1: Cắt một hình vuông cạnh bằng 2 dm Bước 2: Cắt hình vuông thành bốn tam giác vuông bằng nhau dọc theo hai đường chéo của hình vuông. HĐ 2 Lấy hai trong bốn tam giác nhận được ở trên ghép thành một hình vuông (H.2.2.b). Em hãy tính diện tích hình vuông nhận được. Phương pháp giải: Ghép 2 tam giác như hình. Diện tích hình vuông = Diện tích hình vuông ban đầu (cạnh 2 dm) : 2 Lời giải chi tiết: Lấy hai trong bốn tam giác nhận được ở trên ghép thành một hình vuông. Vì 2 tam giác vuông chiếm một nửa hình vuông ban đầu nên Diện tích hình vuông thu được là: 2.2:2= 2 (dm2) HĐ 3 Dùng thước có vạch chia để đo độ dài cạnh hình vuông nhận được trong HĐ2. Độ dài cạnh hình vuông này bằng bao nhiêu đềximét ? Phương pháp giải: Bước 1: Dùng thước đo cạnh hình vuông nhận được trong HĐ2, ta được số liệu có đơn vị cm. Bước 2: Đổi đơn vị cm sang dm. Lời giải chi tiết: Dùng thước đo ta được cạnh hình vuông dài khoảng 14 cm. Ta có: 14 cm = 1,4 dm Vận dụng Người xưa đã tính đường kính thân cây theo quy tắc “quân bát, phát tam, tổn ngũ, quân nhị”, tức là lấy chu vi thân cây chia làm 8 phần bằng nhau (quân bát); bớt đi ba phần (phát tam) còn lại 5 phần (tổn ngũ) rồi chia đôi kết quả (quân nhị). Hãy cho biết người xưa đã ước lượng số \(\pi \) bằng bao nhiêu? Phương pháp giải: Từ công thức tính chu vi đường tròn: C = \(\pi \). d \(a = \sqrt S \)\( \Rightarrow d = \frac{C}{\pi }\)\(\) Thực hiện theo quy tắc “quân bát, phát tam, tổn ngũ, quân nhị” Lời giải chi tiết: Theo quy tắc “quân bát, phát tam, tổn ngũ, quân nhị”, có: \(d = \frac{C}{8}.5:2 = \frac{C}{8}.5.\frac{1}{2} = \frac{{5C}}{{16}} = \frac{C}{{\frac{{16}}{5}}}\) Theo công thức, có: \(d = \frac{C}{\pi }\) Như vậy, người xưa đã ước lượng số \(\pi \) bằng \(\frac{{16}}{5} = 3,2\).
Quảng cáo
|