Giải bài 7.44 trang 46 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Cho đa thức A = x^4 + x^3 – 2x – 2 a) Tìm đa thức B sao cho A + B = x^3 + 3x + 1 b) Tìm đa thức C sao cho A – C = x^5 c) Tìm đa thức D biết rằng D = (2x^2 – 3) . A d) Tìm đa thức P sao cho A = (x+1) . P e) Có hay không một đa thức Q sao cho A = (x^2 + 1) . Q?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Đề bài

Cho đa thức A = x4 + x3 – 2x – 2

a) Tìm đa thức B sao cho A + B = x3 + 3x + 1

b) Tìm đa thức C sao cho A – C = x5

c) Tìm đa thức D biết rằng D = (2x2 – 3) . A

d) Tìm đa thức P sao cho A = (x+1) . P

e) Có hay không một đa thức Q sao cho A = (x2 + 1) . Q?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

* Cách cộng (trừ) 2 đa thức:

Cách 1: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc.

Cách 2: Đặt tính cộng (trừ) sao cho các hạng tử cùng bậc đặt thẳng cột với nhau rồi cộng ( trừ) theo từng cột.

* Cách nhân 2 đa thức:

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

*  Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

B = (A + B) – A

= (x3 + 3x + 1) – (x4 + x3 – 2x – 2)

= x3 + 3x + 1 – x4 - x3 + 2x + 2

= – x4 + (x3 – x3) + (3x + 2x) + (1 + 2)

= – x4 + 5x + 3.

b) C = A - (A – C) 

= x4 + x3 – 2x – 2 –  x5 

= – x5 + x4 + x3 – 2x – 2.

c) D = (2x2 – 3) . A

= (2x2 – 3) . (x4 + x3 – 2x – 2)

= 2x2 . (x4 + x3 – 2x – 2) + (-3) .(x4 + x3 – 2x – 2)

= 2x2 . x4 + 2x2 . x3 + 2x2 . (-2x) + 2x2 . (-2) + (-3). x4 + (-3) . x3 + (-3). (-2x) + (-3). (-2)

= 2x6 + 2x5 – 4x3 – 4x2 – 3x4 – 3x3 + 6x + 6

= 2x6 + 2x5 – 3x4 + (-4x3 – 3x3) – 4x2+ 6x + 6

= 2x6 + 2x5 – 3x4 – 7x3 – 4x2+ 6x + 6.

d) P = A : (x+1) = (x4 + x3 – 2x – 2) : (x + 1)

Vậy P = x3 - 2

e) Q = A : (x2 + 1)

Nếu A chia cho đa thức x2 + 1 không dư thì có một đa thức Q thỏa mãn

Ta thực hiện phép chia (x4 + x3 – 2x – 2) : (x2 + 1)

Do phép chia có dư nên không tồn tại đa thức Q thỏa mãn

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close