Đề thi thử THPTQG - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?

  • A

    Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

     

  • B

    Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

     

  • C

    Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

     

  • D

    Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Câu 2 :

Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950

  • A

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết

     

  • B

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C

    Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

     

  • D

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 3 :

Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là

  • A

    Đa dạng hóa, đa phương hóa

     

  • B

    Toàn cầu hóa

     

  • C

    Liên minh chặt chẽ với Mĩ

     

  • D

    Xu hướng hướng về châu Á

Câu 4 :

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

  • A

    Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

     

  • B

    Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình

     

  • C

    Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

     

  • D

    Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu 5 :

Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương?

  • A

    Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.

  • B

    Quyền được hưởng độc lập tự do.

  • C

    Các quyền dân tộc cơ bản.

  • D

    Quyền chuyển quân tập kết theo dõi tuyến quân sự tạm thời.

Câu 6 :

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là

  • A

    Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

     

  • B

    Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường TBCN.

     

  • C

    Xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

     

  • D

    Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Câu 7 :

Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước

  • A

    Cách mạng tháng Tám thành công 1945

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời 1930

  • C

    Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương đảng 1941

  • D

    Thành công của đại hội đảng toàn quốc lần thứ nhất 1935.

Câu 8 :

Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

  • A

    1-5-1929

  • B

    1- 5-1930

  • C

    1-5-1931

  • D

    1-5-1933

Câu 9 :

Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

     

  • B

    Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

     

  • C

    Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

Câu 10 :

Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ

     

  • B

    Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên

     

  • C

    Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương

     

  • D

    Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương

Câu 11 :

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

  • A

    Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.

  • B

    Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

  • C

    Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

  • D

    Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 12 :

Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?

  • A

    Kế hoạch Valuy

     

  • B

    Kế hoạch Rơve

     

  • C

    Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi

     

  • D

    Kế hoạch Nava

Câu 13 :

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

  • A

    Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới 

  • B

    Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. 

  • C

    Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới 

  • D

    Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh

Câu 14 :

Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng.

  • A

    Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.  

  • B

    Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

  • C

    Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển

  • D

    Phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Câu 15 :

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

  • A

    Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố

     

  • B

    Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

     

  • C

    Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài

     

  • D

    Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài

Câu 16 :

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?

  • A

    Chính trị

  • B

    Kinh tế

  • C

    Văn hoá

  • D

    Xã hội

Câu 17 :

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là

  • A

    Thực dân Pháp

     

  • B

    Phát xít Nhật

     

  • C

    Pháp- Nhật

     

  • D

    Thực dân Pháp và tay sai

Câu 18 :

Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

  • A

    Chính quyền phong kiến và tư sản

     

  • B

    Chính phủ tư sản và công nhân

     

  • C

    Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính

     

  • D

    Chính quyền công nhân và nông dân

Câu 19 :

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

  • A

    Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

     

  • B

    Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • C

    Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

     

  • D

    Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 20 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?

  • A

    An-giê-ri

  • B

    Ai Cập

  • C

    Nam Phi            

  • D

    Xu-đăng

Câu 21 :

Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?

  • A

    Do nguồn đầu tư và lợi nhuận của người Anh thu được từ Ấn Độ rất lớn

  • B

    Do người Ấn Độ đoàn kết

  • C

    Do ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo

  • D

    Do tranh thủ ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới

Câu 22 :

Yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • A

    Các dân tộc thuộc địa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh

  • B

    Những quyết định của hội nghị Ianta

  • C

    Các lực lượng dân tộc ở thuộc địa vẫn chưa trưởng thành

  • D

    Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật với nhân dân thuộc địa phát triển gay gắt

Câu 23 :

 Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A

    Nhờ sự phát triển kinh tế, cả hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ.

  • B

    Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

  • C

    Cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền của trong việc chạy đua vũ trang.

  • D

    Cả hai nước đều là trụ cột của trật tự thế giới “hai cực” Ianta, chi phối các mối quan hệ quốc tế.

Câu 24 :

Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở Châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ?

  • A

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 4-1949.

  • B

    Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập tháng 9-1949.

  • C

    Mĩ thông qua “học thuyết Truman” tháng 3-1947.

  • D

    Kế hoạch Macsan ra đời tháng 6-1947.

Câu 25 :

Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (1947 - 1989)?

  • A
    Sự thành bại trong công cuộc cải cách, đổi mới của các nước.
  • B
    Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới.
  • C

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

  • D
    Sự phát triển thực lực về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước lớn.
Câu 26 :

Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  • A

    Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • B

    Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ

     

  • C

    Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

     

  • D

    Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Câu 27 :

Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?

  • A

    Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam

  • B

    Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tế Việt Nam

  • C

    Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam

  • D

    Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926?

  • A

    Nhiệm vụ - mục tiêu

  • B

    Phương pháp đấu tranh

  • C

    Tổ chức chính trị

  • D

    Kết quả

Câu 29 :

Nguyên nhân trực tiếp khiến Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương đấu tranh công khai, hợp pháp trong giai đoạn 1936-1939 là gì?

  • A

    Do chủ trương đấu tranh chống phát xít của Quốc tế cộng sản

  • B

    Do thực dân Pháp ở Đông Dương suy yếu

  • C

    Do chính sách nới lỏng ở thuộc địa của chính phủ Pháp

  • D

    Do lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề sau phong trào 1930-1931

Câu 30 :

Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?

  • A

    Chủ trì, triệu tập hội nghị, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng từ hội nghị tháng 11-1939.

  • B

    Tập hợp lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

  • C

    Chuẩn bị những điều kiện cuối cùng cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

  • D

    Đề ra chủ trương thành lập khu giải phóng Việt Bắc - hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.

Câu 31 :

Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm gì khác về hình thức tiến công so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

  • A

    Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng chính trị.

  • B

    Là cuộc tiến công quân sự đồng loạt của lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt trận.

  • C

    Là sự phối hợp chiến đấu của các quân chủng, binh chủng có sự hỗ trợ của lực lượng biệt động.

  • D

    Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy của quần chúng.

Câu 32 :

Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) là

  • A

    Kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân.

  • B

    Kết  hợp đấu tranh trên hai mặt trận quân sự và ngoại giao.

  • C

    Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.

  • D

    Giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.

Câu 33 :

Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

  • A

    đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

  • B

    đi từ đấu tranh chính trị hòa bình lên khởi nghĩa từng phần.

  • C

    đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược.

  • D

    đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Câu 34 :

Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?

  • A

    Do Mĩ giật dây tay sai tiến hành đảo chính ở Lào, Campuchia

  • B

    Do Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh

  • C

    Do Việt Nam đã từng nhận sự giúp đỡ của Lào và Campuchia trước đây

  • D

    Do Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn Đông Dương

Câu 35 :

Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858 - 1884?

  • A

    Khiếp sợ, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu ngay từ đầu.

  • B

    Cùng nhân dân chống Pháp nhưng cuối cùng thất bại.

  • C

    Lúc đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó từng bước đầu hàng.

  • D

    Vừa tổ chức kháng chiến, vừa đàm phán thương lượng với Pháp.

Câu 36 :

Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

  • A

    Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

  • B

    Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

  • C

    Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

  • D

    Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

Câu 37 :

Cơ sở nào để quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật có thể kéo vào Việt Nam?

  • A

    Quyết định của hội nghị Ianta

     

  • B

    Quyết định của hội nghị Pốtxđam

     

  • C

    Quyết định của hội nghị hòa bình Pari

     

  • D

    Quyết định của hội nghị hòa bình Xanphranxicô

Câu 38 :

Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là

  • A
     Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can.      
  • B
     Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể.
  • C
    Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
  • D
    Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
Câu 39 :

Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:

  • A

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

  • B

    Chiến dịch Tây Nguyên.

  • C

    Chiến dịch Biên giới.

  • D

    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Câu 40 :

Chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì

  • A

    Đó là chiếu chỉ của vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến

  • B

    Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta

  • C

    Nhân dân oán hận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và căm thù thực dân Pháp

  • D

    Cả 3 ý trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?

  • A

    Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

     

  • B

    Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

     

  • C

    Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

     

  • D

    Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:

- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế: thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Câu 2 :

Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950

  • A

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết

     

  • B

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C

    Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

     

  • D

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mặc dù bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của một dân tộc chiến thắng nhưng Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 nhà máy bị phá hủy. Tuy nhiên với sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã đề ra trước 9 tháng.

Câu 3 :

Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là

  • A

    Đa dạng hóa, đa phương hóa

     

  • B

    Toàn cầu hóa

     

  • C

    Liên minh chặt chẽ với Mĩ

     

  • D

    Xu hướng hướng về châu Á

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70, suy luận

Lời giải chi tiết :

Năm 1973, Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đặc biệt, sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” tháng 8-1977 được coi như là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ với Mĩ và Tây Âu.

Câu 4 :

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

  • A

    Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

     

  • B

    Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình

     

  • C

    Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

     

  • D

    Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 5 :

Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương?

  • A

    Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.

  • B

    Quyền được hưởng độc lập tự do.

  • C

    Các quyền dân tộc cơ bản.

  • D

    Quyền chuyển quân tập kết theo dõi tuyến quân sự tạm thời.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

Câu 6 :

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là

  • A

    Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

     

  • B

    Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường TBCN.

     

  • C

    Xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

     

  • D

    Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Câu 7 :

Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước

  • A

    Cách mạng tháng Tám thành công 1945

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời 1930

  • C

    Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương đảng 1941

  • D

    Thành công của đại hội đảng toàn quốc lần thứ nhất 1935.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

Lời giải chi tiết :

Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho thắng lợi tiếp theo.

Câu 8 :

Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

  • A

    1-5-1929

  • B

    1- 5-1930

  • C

    1-5-1931

  • D

    1-5-1933

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 5-1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động. Cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết đối với nhân dân lao dộng thế giới.

Câu 9 :

Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

     

  • B

    Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

     

  • C

    Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới

Câu 10 :

Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ

     

  • B

    Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên

     

  • C

    Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương

     

  • D

    Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước thứ hai của kế hoạch Nava: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

Câu 11 :

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

  • A

    Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.

  • B

    Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

  • C

    Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

  • D

    Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 12 :

Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?

  • A

    Kế hoạch Valuy

     

  • B

    Kế hoạch Rơve

     

  • C

    Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi

     

  • D

    Kế hoạch Nava

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kế hoạch Nava là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954).

Câu 13 :

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

  • A

    Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới 

  • B

    Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. 

  • C

    Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới 

  • D

    Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm của trật tự hai cực Ianta, suy luận

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)

Câu 14 :

Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng.

  • A

    Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.  

  • B

    Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

  • C

    Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển

  • D

    Phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập ưu thế trong trật tự thế giới mới.

Câu 15 :

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

  • A

    Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố

     

  • B

    Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

     

  • C

    Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài

     

  • D

    Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 không làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, mà chỉ bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

Câu 16 :

Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?

  • A

    Chính trị

  • B

    Kinh tế

  • C

    Văn hoá

  • D

    Xã hội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986), Đảng ta xác định: đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Câu 17 :

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là

  • A

    Thực dân Pháp

     

  • B

    Phát xít Nhật

     

  • C

    Pháp- Nhật

     

  • D

    Thực dân Pháp và tay sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.

Câu 18 :

Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

  • A

    Chính quyền phong kiến và tư sản

     

  • B

    Chính phủ tư sản và công nhân

     

  • C

    Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính

     

  • D

    Chính quyền công nhân và nông dân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi. Tuy nhiên một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

Câu 19 :

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

  • A

    Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

     

  • B

    Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • C

    Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

     

  • D

    Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đã:

- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

- Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương”.

- Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

Câu 20 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?

  • A

    An-giê-ri

  • B

    Ai Cập

  • C

    Nam Phi            

  • D

    Xu-đăng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952).

Câu 21 :

Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?

  • A

    Do nguồn đầu tư và lợi nhuận của người Anh thu được từ Ấn Độ rất lớn

  • B

    Do người Ấn Độ đoàn kết

  • C

    Do ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo

  • D

    Do tranh thủ ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm lịch sử Ấn Độ để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phương pháp bất bạo động có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là:

- Do Ấn Độ là thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh nên người Anh cần phải giữ Ấn Độ bằng mọi giá

- Bản chất của thực dân Anh là thực dân khai khẩn, đầu tư rất nhiều tiền của vào xây dựng cơ sở kinh tế ở Ấn Độ nên người Anh không bao giờ muốn đấu tranh vũ trang nổ ra mà luôn tìm cách thỏa hiệp

=> Nắm được điểm yếu đó Đảng Quốc Đại chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập bằng biện pháp hòa bình, bất bạo động vì khả năng thành công của nó rất cao và ít đổ máu

Câu 22 :

Yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • A

    Các dân tộc thuộc địa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh

  • B

    Những quyết định của hội nghị Ianta

  • C

    Các lực lượng dân tộc ở thuộc địa vẫn chưa trưởng thành

  • D

    Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật với nhân dân thuộc địa phát triển gay gắt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới năm 1945 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Tại hội nghị Ianta (2-1945) đã quy định:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

- Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

=> Quyết định nào đã tạo ra một khoảng trống về quyền lực ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời thừa nhận địa vị hợp pháp của các nước thực dân phương Tây ở thuộc địa cũ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 23 :

 Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A

    Nhờ sự phát triển kinh tế, cả hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ.

  • B

    Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

  • C

    Cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền của trong việc chạy đua vũ trang.

  • D

    Cả hai nước đều là trụ cột của trật tự thế giới “hai cực” Ianta, chi phối các mối quan hệ quốc tế.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tình hình kinh tế Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so sánh.

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Liên Xô: chịu thiệt hại nặng nề về người và của => từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quóc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Mĩ: đạt được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh => trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới tư bản và trên thế giới.

=> Như vây, sau chiến tranh thế giới thứ hau dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả Liên Xô và Mĩ đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Câu 24 :

Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở Châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ?

  • A

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 4-1949.

  • B

    Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập tháng 9-1949.

  • C

    Mĩ thông qua “học thuyết Truman” tháng 3-1947.

  • D

    Kế hoạch Macsan ra đời tháng 6-1947.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Sau năm 1945, Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

=> Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

=> Sự ra đời của hai nhà nước Đức đã khiến Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.

Câu 25 :

Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (1947 - 1989)?

  • A
    Sự thành bại trong công cuộc cải cách, đổi mới của các nước.
  • B
    Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới.
  • C

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

  • D
    Sự phát triển thực lực về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án A: công cuộc đổi mới ở mỗi nước nếu thành công sẽ đưa kinh tế quốc gia đó phát triển mạnh mẽ bởi kinh tế đã trở thành nội dung chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Đáp án B: xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh là hòa bình, hợp tác và phát triển, sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới han chế sự chi phối của chủ nghĩa khủng bố các các thế lực khác.

- Đáp án C: Phong trào giải phóng dân tộc cho đến trước năm 1991 đã giành thắng lợi, các quốc gia bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước => Đây sẽ không phải là nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

- Đáp án D: Sự phát triển của các nước lớn làm cho Mĩ không thực hiện được âm mưu thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, hình thành xu thế đa cực nhiều trung tâm.

Câu 26 :

Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

  • A

    Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • B

    Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ

     

  • C

    Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

     

  • D

    Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1919-1925 giai cấp công nhân vẫn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn; họ chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình. Do đó, phong trào công nhân thời kì này vẫn dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung. Phải đến giai đoạn 1925 – 1930, giai cấp công nhân mới dần chuyển biến do tác động bởi những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928).

Câu 27 :

Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?

  • A

    Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam

  • B

    Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tế Việt Nam

  • C

    Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam

  • D

    Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thể hiện ở sự phù hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử khi hoạch định cho Việt Nam con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong khi các con đường cứu nước khác đã thất bại và đề ra những biện pháp thích hợp để đi tới con đường đó.

- Tính sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

=> Có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926?

  • A

    Nhiệm vụ - mục tiêu

  • B

    Phương pháp đấu tranh

  • C

    Tổ chức chính trị

  • D

    Kết quả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927-1930 và giai đoạn 1919-1926 để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

- Nhiệm vụ- mục tiêu: mang tính cách mạng hơn

+ 1927-1930: đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản

+ 1919-1926: chỉ đấu tranh đòi một số quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.

- Phương pháp đấu tranh: quyết liệt, triệt để hơn

+ 1927-1930: bạo lực cách mạng

+ 1919-1926: dân chủ, công khai, sẵn sang thỏa hiệp khi được nhượng bộ

- Tổ chức lãnh đạo: chặt chẽ, quy củ hơn

+  1927-1930: Việt Nam Quốc dân Đảng có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ, có cơ sở trong quần chúng, có đường lối đấu tranh

+ 1919-1926: Đảng lập hiến nhưng thực chất chỉ là một nhóm của tư sản và địa chủ ở Nam Kì hoạt động nhưng không có ảnh hưởng lớn

Đáp án D phong trào đấu tranh ở cả 2 giai đoạn đều thất bại hoặc do cải lương, thỏa hiệp hoặc do bị đàn áp

Câu 29 :

Nguyên nhân trực tiếp khiến Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương đấu tranh công khai, hợp pháp trong giai đoạn 1936-1939 là gì?

  • A

    Do chủ trương đấu tranh chống phát xít của Quốc tế cộng sản

  • B

    Do thực dân Pháp ở Đông Dương suy yếu

  • C

    Do chính sách nới lỏng ở thuộc địa của chính phủ Pháp

  • D

    Do lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề sau phong trào 1930-1931

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1936, mặt trận nhân dân Pháp thắng cử nghị viện và lên nắm quyền ở Pháp. Sau khi lên nắm quyền, chính phủ tiến bộ Pháp đã thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như thả tù chính trị, tự do báo chí, tổ chức các đoàn phái viên đến khảo sát tình hình thuộc địa…Đây là điều kiện thuận lợi để Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân tiến hành một cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp

Câu 30 :

Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?

  • A

    Chủ trì, triệu tập hội nghị, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng từ hội nghị tháng 11-1939.

  • B

    Tập hợp lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

  • C

    Chuẩn bị những điều kiện cuối cùng cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

  • D

    Đề ra chủ trương thành lập khu giải phóng Việt Bắc - hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung hội nghị tháng 5-1941, phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương (5-1941)

- Trực tiếp triệu tập và chủ trì hội nghị .

- Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại hội nghị tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của CM là giải phóng dân tộc.

- Sáng lập mặt trận Việt Minh - mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết lực lượng đấu tranh.

- Đề ra lý luận và chủ trương khởi nghĩa vũ trang.

Câu 31 :

Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm gì khác về hình thức tiến công so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

  • A

    Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng chính trị.

  • B

    Là cuộc tiến công quân sự đồng loạt của lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt trận.

  • C

    Là sự phối hợp chiến đấu của các quân chủng, binh chủng có sự hỗ trợ của lực lượng biệt động.

  • D

    Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy của quần chúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của hai chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Về hình thức tiến công:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ: cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh: kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.

Câu 32 :

Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) là

  • A

    Kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân.

  • B

    Kết  hợp đấu tranh trên hai mặt trận quân sự và ngoại giao.

  • C

    Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.

  • D

    Giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tiến trình lịch sử giai đoạn 1945 - 1954 và 1954 - 1975 để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án A loại vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) không có hình thức nổi dậy của nhân dân.

- Đáp án B lựa chọn vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) ta có sự kết hợp đấu tranh trên hai mặt trận quân sự và ngoại giao.

- Đáp án C loại vì cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) không có khởi nghĩa từng phần.

- Đáp án D loại vì: trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ta có giành thắng lợi từng bước, những chưa đi đến thắng lợi hoàn toàn. Sau Hiệp định Giơnevơ, nước ta bị chia cách 2 miền, với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau, miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mới được gọi là thắng lợi hoàn toàn.

Câu 33 :

Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

  • A

    đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

  • B

    đi từ đấu tranh chính trị hòa bình lên khởi nghĩa từng phần.

  • C

    đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược.

  • D

    đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Lời giải chi tiết :

- Đáp án A, B loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 không có hình thức đấu tranh chính trị.

- Đáp án C lựa chọn vì hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược. Trong đó, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (4/3 - 24/3/1975). Thắng lợi của chiến dịch này đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

- Đáp án D loại vì đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là hình thái của cách mạng tháng 8/1945.

Câu 34 :

Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?

  • A

    Do Mĩ giật dây tay sai tiến hành đảo chính ở Lào, Campuchia

  • B

    Do Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh

  • C

    Do Việt Nam đã từng nhận sự giúp đỡ của Lào và Campuchia trước đây

  • D

    Do Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn Đông Dương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Đông Dương giai đoạn 1969-1973 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mĩ tiến hành chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh với âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương => Để củng cố khối đoàn kết 3 nước Đông Dương, với tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp bạn cũng là tự giúp mình, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia khi chi viện một khối lượng lớn sức người sức của cho 2 chiến trường này.

Câu 35 :

Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858 - 1884?

  • A

    Khiếp sợ, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu ngay từ đầu.

  • B

    Cùng nhân dân chống Pháp nhưng cuối cùng thất bại.

  • C

    Lúc đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó từng bước đầu hàng.

  • D

    Vừa tổ chức kháng chiến, vừa đàm phán thương lượng với Pháp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhận xét quá trình kháng chiến chống Pháp của triều đình Huế, đánh giá. 

Lời giải chi tiết :

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ban đầu triều đình Nguyễn có tổ chức kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, từ năm 1960, tư tưởng chủ hòa đã lan ra trong nội bộ triều đình làm lòng người li tán. Chính vì thế, từ năm 1862 triều Nguyễn bắt đầu đi vào quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp thông qua kí với Pháp các hiệp ươc đầu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884).

Câu 36 :

Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

  • A

    Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

  • B

    Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam

  • C

    Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành

  • D

    Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại bối cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.

- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.

=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu 37 :

Cơ sở nào để quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật có thể kéo vào Việt Nam?

  • A

    Quyết định của hội nghị Ianta

     

  • B

    Quyết định của hội nghị Pốtxđam

     

  • C

    Quyết định của hội nghị hòa bình Pari

     

  • D

    Quyết định của hội nghị hòa bình Xanphranxicô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ với bài Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được tổ chức ở Đức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc.

Câu 38 :

Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là

  • A
     Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can.      
  • B
     Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể.
  • C
    Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
  • D
    Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức lịch sử và xã hội để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhâ dân cho bốn liệt sĩ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.

Câu 39 :

Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:

  • A

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

  • B

    Chiến dịch Tây Nguyên.

  • C

    Chiến dịch Biên giới.

  • D

    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích hoàn cảnh, mục tiêu của Đảng trong các chiến dịch, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ tình hình thực tế, ta cần nhanh chóng chớp thời cơ giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ đến nên khi nhận thấy thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đên, Đảng ta chủ trương giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Câu 40 :

Chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì

  • A

    Đó là chiếu chỉ của vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến

  • B

    Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta

  • C

    Nhân dân oán hận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và căm thù thực dân Pháp

  • D

    Cả 3 ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 Phân tích bối cảnh ra đời, nội dung của Chiếu Cần vương, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì:

- Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước, ông đã đứng về phía của người dân và phái chủ chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc trong khi triều đình đang đứng về phía Pháp, làm tay sai cho chúng. 

- Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa số nhân dân. 

- Nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược.

close